28 Chi cục Quản lý thị trường phía Bắc được bàn giao về Bộ Công Thương

Dù trực thuộc Bộ Công Thương hay trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố thì bản chất hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường vẫn không hề thay đổi, đó là kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu

Sáng nay, 3/10/2018, tại Hà Nội, Lễ Bàn giao Chi cục Quản lý thị trường 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc về trực thuộc Bộ Công Thương đã chính thức được diễn ra.

Trong thời gian chưa đầy 2 tháng, kể từ sau Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường có hiệu lực, Chi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, các đơn vị liên quan đã khẩn trương, quyết liệt xử lý công việc ở từng địa phương để có được Lễ bàn giao này.

Phát biểu tại Lễ bàn giao, Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh, dù trực thuộc Bộ Công Thương hay trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố thì bản chất hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường không hề thay đổi, đó là kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống các vi phạm về giá, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh, Dù trực thuộc Bộ Công Thương hay trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố thì bản chất hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường vẫn không hề thay đổiThứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh, dù trực thuộc Bộ Công Thương hay trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố thì chức năng nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường vẫn không hề thay đổi

Lễ bàn giao Chi cục Quản lý thị trường ở địa phương về Bộ Công Thương là một dấu mốc, một nền tảng quan trọng và là bước chuyển mình, hướng tới một lực lượng Quản lý thị trường chuyên trách, tinh nhuệ, chính quy.

Đây cũng là mục tiêu phấn đấu của lực lượng Quản lý thị trường trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Bởi để phát triển lực lượng Quản lý thị trường vững mạnh, chuyên trách thì cần đội ngũ cán bộ giỏi. Do vậy, mỗi cán bộ QLTT không chỉ là những công chức, viên chức giỏi nghiệp vụ, chuyên môn của mình mà còn có những hiểu biết chung về phát triển kinh tế xã hội, những khung khổ pháp lý.

“Lực lượng Quản lý thị trường chúng ta với nhiệm vụ chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, vi phạm bản quyền để bảo vệ quyền và lợi ích cho người tiêu dùng, cho doanh nghiệp làm ăn chân chính. Tôi hi vọng, lực lượng Quản lý thị trường sẽ là cánh tay nối dài trong giai đoạn hiện nay cho Bộ Công Thương, cho Tổng cục Quản lý thị trường để lực lượng Quản lý thị trường thực sự là chỗ dựa của người dân và doanh nghiệp”, Thứ trưởng Đặng Hoàng An kỳ vọng.

Trong 2 ngày tới, Lễ bàn giao 28 Chi cục Quản lý thị trường phía Bắc được bàn giao về Bộ Công ThươngTrong 2 ngày tới, Lễ bàn giao Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh miền Trung và miền Nam cũng sẽ được diễn ra lần lượt tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh

Không những vậy, cuộc chiến làm lành mạnh thị trường còn kéo dài, chắc chắn sẽ cam go, quyết liệt trong bối cảnh hiện nay khi ý thức chấp hành pháp luật của một phận người dân, doanh nghiệp chưa thực sự nghiêm túc, còn nhiều manh động. Thêm vào đó, trang thiết bị, hình thức vi phạm của các đối tượng ngày càng tinh vi, nguy hiểm...

Chính vì vậy, trong thời gian tới, công tác nâng cao trình độ, nghiệp vụ, kiểm tra công cụ, xây dựng, chỉnh đốn tác phong của cán bộ công nhân viên lực lượng Quản lý thị trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để trở thành chỗ dựa của luật pháp, của doanh nghiệp, đấu tranh với các đối tượng làm tổn hại đến người tiêu dùng, Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh.

Đồng thời, sau khi Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh được bàn giao về Bộ Công Thương, các địa phương tiếp tục quan tâm chỉ đạo các đội quản lý thị trường, duy trì, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các đơn vị hoạt động hiệu quả, Thứ trưởng An cho biết thêm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn mong muốn Bộ Công Thương sẽ tiếp tục quan tâm, phối hợp với lãnh đạo tỉnh, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết thị phục vụ công tác chuyên môn để lực lượng Quản lý thị trường hoạt động một cách hiệu quả nhất.Ông Nguyễn Long Hải mong muốn Bộ Công Thương sẽ tiếp tục quan tâm, phối hợp với lãnh đạo tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng Quản lý thị trường hoạt động một cách hiệu quả nhất

Chia sẻ đóng góp ý kiến tại Lễ bàn giao, ông Nguyễn Long Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định: “Dù bàn giao Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn về trưc thuộc Bộ Công Thương nhưng nhiệm vụ trên địa bàn vẫn là trách nhiệm của địa phương, của lực lượng chuyên trách. Với một tỉnh có nhiều đường biên giới, 2 cửa khẩu quốc tế, và rất nhiều chợ dân sinh, đây là cơ hội nhưng cũng chính là thách thức đối với lực lượng Quản lý thị trường”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn mong muốn Bộ Công Thương sẽ tiếp tục quan tâm, phối hợp với lãnh đạo tỉnh, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết thị phục vụ công tác chuyên môn để lực lượng Quản lý thị trường hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Bá Thức, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình cho rằng các đơn vị cần chủ động quán triệt, kịp thời triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường về công tác tổ chức bộ máy, công tác nhân sự.

Bên cạnh đó, thường xuyên đi sâu tìm hiểu nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức để từ đó bố trí vị trí công tác phù hợp với trình độ, hoàn cảnh, điều kiện nhằm phát huy tối đa năng lực, sở trường của mỗi cán bộ, công chức.

“Cán bộ, công chức lực lượng quản lý thị trường Hòa Bình hết sức vui mừng, phấn khởi khi địa vị pháp lý của lực lượng được nâng lên, lực lượng được hướng đến sự chính quy thống nhất từ trung ương tới địa phương, đây cũng là động lực to lớn để chúng tôi tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong thực thi công vụ”, Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hòa Bình vui mừng chia sẻ.

Một số hình ảnh tại Lễ bàn giao 28 Chi cục Quản lý thị trường phía Bắc về Bộ Công Thương:


Theo Quy định tại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Quản lý thị trường thì lực lượng Quản lý thị trường sẽ được tổ chức theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương tới địa phương.

Tại địa phương, cơ quan Quản lý thị trường được thành lập đơn vị cấp Cục trực thuộc Tổng Cục Quản lý thị trường.

Theo kế hoạch, việc xây dựng Đề án thành lập 19 Cục Quản lý thị trường liên tỉnh sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước tháng 12 năm 2019, theo đó sẽ giảm từ 63 Cục cấp tỉnh, thành phố xuống còn 44 Cục cấp tỉnh, thành phố và liên tỉnh. Việc rà soát, giảm số lượng các Đội Quản lý thị trường cấp huyện xuống còn 376 Đội theo lộ trình đến năm 2020, giảm 24%.  


Thanh Thúy