AT-VSLĐ qua kiểm tra: Những khuyết điểm cần chấn chỉnh

Trong những tháng đầu năm 2014, trước tình hình TNLĐ diễn biến phức tạp, nhất là các đơn vị sản xuất than hầm lò, Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường các biện pháp đảm bảo AT - VSLĐ, đồng thời t

Kiểm tra AT-VSLĐ tại phân xưởng sản xuất

Qua kiểm tra, bên cạnh việc thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo AT-VSLĐ, một số đơn vị còn bộc lộ khuyết điểm cần chấn chỉnh.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn
 
Theo ông Dương Văn Thìn, Phó Trưởng ban AT Tập đoàn thì đợt kiểm tra này có ý nghĩa quan trọng, kiểm tra toàn diện công tác AT - VSLĐ, hồ sơ sổ sách quản lý an toàn và kiểm tra tại hiện trường sản xuất của các đơn vị nhằm đánh giá việc triển khai thực hiện các giải pháp an toàn lao động theo chỉ đạo của Tập đoàn, công tác phòng chống bục nước, phòng chống mưa bão năm 2014. Trước đó, Tập đoàn đã kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Tổng giám đốc, Công đoàn TKV và Đoàn Than Quảng Ninh về công tác AT - VSLĐ. Các đơn vị trong Tập đoàn cũng đã tăng cường công tác kiểm tra an toàn, như Công ty Tuyển than Cửa Ông thực hiện kiểm tra hàng ngày ở tổ, đội sản xuất; cấp phân xưởng tự kiểm tra 1 tháng/lần và kiểm tra chấm điểm về AT - VSLĐ 3 tháng/lần; cấp Công ty kiểm tra tổng thể các nội dung và kiểm tra định kỳ chấm điểm thi đua về AT - VSLĐ 6 tháng/lần; thực hiện kiểm tra đột xuất, theo chuyên đề về phòng chống mưa bão, vệ sinh công nghiệp, kiểm tra thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về AT - VSLĐ..., các tổ chức đoàn thể đảm nhận kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ luật lao động, công tác AT - VSLĐ hàng quý. Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II đã tăng cường công tác kiểm tra AT - VSLĐ tại các phân xưởng sản xuất, tổ chức các cuộc kiểm tra theo chuyên đề như quản lý sử dụng thiết bị cơ điện vận tải; quản lý sử dụng thiết bị tời trục; quản lý sử dụng bảo quản VLNCN; tổ chức kiểm tra đột xuất hàng tuần...
 
Khuyết điểm cần chấn chỉnh
 
Ngoài việc ghi nhận những việc đã làm được của các đơn vị như thực hiện kế hoạch AT - VSLĐ, xây dựng các phương án PCTT TKCN, phương án PCCN, ứng cứu sự cố, công tác môi trường..., (nhiều đơn vị đã thực hiện tốt công tác vệ sinh công nghiệp, môi trường như Than Nam Mẫu, Tuyển than Cửa Ông, Khe Chàm, Núi Béo, CN Ôtô...), đoàn kiểm tra cũng đã chỉ ra các vi phạm trong công tác quản lý kỹ thuật, quản lý an toàn lao động của một số đơn vị hầm lò. Việc củng cố theo dõi áp lực cột chống thủy lực chưa đạt yêu cầu; củng cố, chống xén lò chưa thường xuyên; vệ sinh công nghiệp trong lò kém, đi lại, thông gió thoát nước, vận tải trong lò gặp khó khăn; có trường hợp công nhân không sử dụng thành thạo bình tự cứu cá nhân trang bị trong hầm lò; trong khai thác lộ thiên có đơn vị chưa thực hiện đúng hộ chiếu, biện pháp thi công dẫn đến hiện tượng chập tầng, nguy cơ sạt lở tầng... Ngoài ra công tác quản lý hồ sơ sổ sách còn tình trạng ghi sổ giao ca, nhận lệnh chung chung, giống nhau, không có biện pháp an toàn cụ thể trong từng ca... Bên cạnh những đơn vị thực hiện bài bản, nề nếp thì vẫn có đơn vị ít được kiểm tra, hướng dẫn nên công tác AT - VSLĐ còn hạn chế, hồ sơ pháp lý không đầy đủ.
 
Qua việc kiểm tra toàn diện công tác AT - VSLĐ, đoàn kiểm tra đã yêu cầu các đơn vị không được  chủ quan trong công tác AT - VSLĐ; thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật, biện pháp an toàn; tăng cường củng cố thường xuyên khu vực lò chợ; kiểm tra các vị trí sản xuất, các thiết bị nhằm phát hiện các nguy cơ để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời; chấn chỉnh công tác viết sổ nhận lệnh, bàn giao ca; công tác huấn luyện an toàn cần thiết thực, hiệu quả, gắn với thực tế sản xuất của đơn vị; rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định, nội quy, các biện pháp về an toàn để phù hợp với công nghệ, thiết bị; thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, chủ động thực hiện công tác thoát nước, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và ứng cứu kịp thời các sự cố có thể xảy ra trong mùa mưa bão... Đồng thời thực hiện các kiến nghị của các đoàn kiểm tra về công tác AT - VSLĐ vì mục tiêu giảm thiểu TNLĐ và sự cố thiết bị, đảm bảo an toàn trong sản xuất.