3 kịch bản tăng trưởng của Hà Nội trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19

Trước sự diễn biến biến phức tạp dịch Covid – 19 và sự tác động ảnh hưởng tác động tới kinh tế - xã hội, TP Hà Nội đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng năm 2020.

Chiều ngày 26/2, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức Hà Nội đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 tới tăng trưởng của thành phố Hà Nội năm 2020.

Tại hội nghị, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội Ngyễn Mạnh Quyền cho biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid – 19) gây ra, Thành phố Hà Nội đã tich cực và quyết liệt trong công tác phòng chống dịch bệnh nhằm giảm thiểu ở mức thấp nhất những tác động do dịch bệnh gây ra ảnh hưởng đến nền kinh tế Hà Nội.

Tuy vậy, một số sản phẩm công nghiệp vẫn không tránh khỏi xu hướng sụt giảm như: Bia, rượu (giảm 23,2%); Giày, dép (giảm 5,5%); Sản phẩm bằng Plasstic (giảm 12,5%). Kim ngạch nhập khẩu giảm 20,7% (cùng kỳ tăng 10,4%).

Nhiều thị trường khách du lịch giảm mạnh như Khách Trung Quốc giảm 60%; Malaysia giảm 34,9 %; Khách du lịch nội địa giảm 21,2%. Dịch vụ nghệ thuật, vui chơi giải trí giảm 0,5%; dịch vụ giáo dục và đào tạo giảm 3%...

Nguyễn Đức Chung
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì hội nghị

Dự báo sản xuất công nghiệp quý I/2020 của thành phố sẽ thấp hơn mức tăng của các năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 5,75%. Nhều khó khăn mà các doanh nghiệp sẽ gặp phải như thiếu nhân công để vận hành hoạt động của các nhà máy, ảnh hưởng lớn tới sản xuất, gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động xuất, nhập khẩu.

Nguồn nguyên vật liệu dự trữ có hạn, chủ yếu đủ phục vụ cho sản xuất đến hết tháng 3. Các doanh nghiệp trong nước và FDI của một số ngành như sản xuất thức ăn chăn nuôi, may mặc, điện tử… thiếu nguyên vật liệu đầu vào vì phụ thuộc lớn vào nhập khẩu.

Trước sự diễn biến biến phức tạp dịch Covid – 19 và sự tác động ảnh hưởng tác động tới kinh tế - xã hội, TP Hà Nội đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng năm 2020:

Kịch bản 1: Khi Quý I hết dịch, quý II lấy lại đà tăng trưởng và quý III, IV bứt tốc để cả năm hoàn thành chỉ tiêu đề ra (GRDP năm 2020 tăng 7,53%)

Kịch bản 2: Khi Quý I kiểm soát được dịch nhưng vẫn ảnh hưởng sang các quý sau, tăng trưởng không thể bứt tốc và cả năm đạt thấp hơn kế hoạch (GRDP năm 2020 tăng 7,06%).

Kịch bản 3: Khi dịch bệnh kéo dài đến quý II và còn ảnh hưởng sang các quý tiếp theo, năm 2020 tăng trưởng thấp (GRDP năm 2020 tăng 6,57%). 

Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Doãn Toản cho rằng các doanh nghiệp đã chủ động nguyên vật liệu 6 tháng trước đó nên nếu dịch vẫn diễn biến đến tháng 2 sẽ ảnh hưởng lớn các doanh nghiệp có sự phụ thuộc nguyên liệu từ Trung Quốc.

Từ những kịch bản đưa ra, thành phố yêu cầu các đơn vị chức năng có trách nhiệm nghiên cứu đưa ra các giải pháp huy động các nguồn nhằm bù đắp việc thất thu ngân sách. Đồng thời nắm bắt những thông tin ảnh hưởng tác động tới doanh nghiệp. Bảo đảm công tác an ninh xã hội cho những người trong khu vực dịch bệnh, miễn tiền phạt chậm nộp thuế khi doanh nghiệp đã nộp đủ thuế. Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch thực hiện các hoạt động tiếp xúc đầu tư, thương mại và du lịch...

Phương Thúy