1. Tận dụng tối đa kênh Social Media – Luôn ghi nhớ "Phụ huynh giờ cũng rất thích mua sắm online"

Nếu như thời gian diễn ra Back to school vào khoảng cuối tháng 7 cho đến cuối tháng 9 thì các nhãn hàng cần chú ý đẩy mạnh truyền thông trên nền tảng mạng xã hội trong suốt 2 tháng này.

Theo báo cáo đến từ Accergy do Facebook IQ thực hiện, gần 1/3 người trưởng thành sẽ khám phá quần áo, đồ dùng học tập, thiết bị thông qua phương tiện truyền thông xã hội, nhất là trên FacebookInstagram.

Tận dụng tối đa mạng xã hội để bán hàng mùa back to school
Tận dụng tối đa mạng xã hội để bán hàng mùa "Back to School"

Ví dụ, khi các bạn tân sinh viên đi tìm mua laptop, họ sẽ vừa muốn tham khảo giá cả và về chất lượng. Sẽ thật phức tạp và khó nhớ nếu như đến trực tiếp cửa hàng nhờ tư vấn. Thay vào đó, lời khuyên trên mạng xã hội của những người từng trải nghiệm sản phẩm, của các trang quảng cáo sẽ giúp ích hơn. Đồng thời, xu hướng tâm lý chung luôn là: mua hàng trên mạng giá sẽ rẻ hơn so với thị trường. Chính vì vậy, các nhãn hàng thuộc lĩnh vực “Back to school” cần phải liên tục đẩy mạnh marketing vào kênh truyền thông đầy tiềm năng này.

2. Hài hòa giữa 2 yếu tố Price và Product

Có một sự thật là mặc dù các sản phẩm mùa Back to school thường thiên về cho học sinh, sinh viên sử dụng, nhưng người quyết định mua hàng và có khả năng chi trả lại là cha mẹ của họ. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận hoàn toàn được sự quyết định và sở thích của giới trẻ. Hiểu đơn giản hơn, trong khi phụ huynh ưa thích những sản phẩm dùng tốt, giá cả phải chăng (vì họ muốn tối ưu hóa chi phí) thì người trẻ lại muốn những mẫu mã bắt mắt, thiết kế bắt trend và phải thể hiện được tính cá nhân hóa của họ.

Hài hoà giữa yếu tố giá cả và chất lượng sản phẩm
Hài hoà giữa yếu tố giá cả và chất lượng sản phẩm

Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thương hiệu có chỗ đứng trong tầm nhìn chung của hai đối tượng trên? Chúng ta vẫn nên quay trở lại câu chuyện về truyền thông trên Mạng xã hội. Các nhãn hàng không nên chỉ khai thác yếu tố thời thượng nhằm thu hút bạn trẻ, mà còn cần tạo dựng niềm tin thương hiệu trong mắt các bậc phụ huynh, vì phụ huynh giờ đây cũng nghiên cứu rất nhiều qua mạng xã hội. Ví dụ khi lên kế hoạch nội dung, ngoài những quảng cáo thu hút người trẻ, các nhãn hàng cũng nên tập trung vào tính hữu ích như cung cấp những đặc điểm nổi trội của sản phẩm, check-lists những đồ chuẩn bị cho năm học mới, so sánh các sản phẩm của các thương hiệu khác nhau, chương trình khuyến mại…

3. Tiếp thị qua người nổi tiếng, quảng cáo sản phẩm qua hình thức "Give away"

Gần đây, chúng ta thường thấy có một số Youtubers, người nổi tiếng như Giang Ơi, Kiên Hoàng đã tổ chức những buổi Give Away tặng qùa nhỏ. Đây vừa là động thái để tăng tính tương tác giữa người nổi tiếng (Influencers) và fans, vừa là cách để họ nói về công dụng của những sản phẩm được tặng đi. Vậy nên thay vì quảng cáo lộ liễu, các nhãn hàng nên lồng ghép một cách tinh tế vào trong các video của các Youtubers. Người trẻ đặc biệt hứng thú khi thấy thần tượng của họ đánh giá, review về các món đồ đi học, mỹ phẩm, quần áo,….

Sử dụng các Youtubers để giới thiệu sản phẩm thông qua hình thức tặng quà
Sử dụng các Youtubers để giới thiệu sản phẩm thông qua hình thức tặng quà
Give away là hình thức mới để giới thiệu sản phẩm
"Give away" là hình thức mới để giới thiệu sản phẩm

4. Sale theo kiểu "Càng giỏi càng được giảm giá"

Có vẻ như những hình thức giảm giá “xx%” đã hơi cũ và lỗi thời. Giờ đây, các nhãn hàng còn tìm ra được cách giảm giá để vừa làm hài lòng khách hàng, vừa để cho thấy sự quan tâm của thương hiệu đến với họ.

Ví dụ như FPT Shop trong chiến dịch giảm giá cho tân sinh viên. Nội dung cụ thể trong chương trình đó là tân sinh viên tính công thức [(Ngày sinh x 2) + (Điểm thi trung bình THPT 2019 x 8)]/10] x 2. Ngoài ra còn thêm ưu đãi giảm 20% cho combo bảo vệ laptop toàn diện (gồm phần mềm diệt virus Eset 18 tháng và miếng dán màn hình trước sau), combo sinh viên (gồm Office 365 Personal và phần mềm Lạc Việt) giá còn 690.000 đồng và tặng thêm balo laptop. Người mua sẽ cảm thấy tự hào về bản thân khi điểm số thi Đại học của họ giúp họ được giảm giá nhiều hơn, và đó cũng là cách giúp kích thích việc mua hàng của phụ huynh dành cho con em mình.

Giảm giá thông qua học lực người dùng
Giảm giá thông qua học lực của khách hàng

5. Phủ sóng thương hiệu nhờ Tik Tok

Tik Tok đang phát triển mạnh mẽ một cách chóng mặt và đầy triển vọng, với đối tượng sử dụng chủ yếu là giới trẻ có độ tuổi ttrung bình từ 12 - 20. Năm 2018, chiến dịch Back to school cùng Milo Can nhận được sự hưởng ứng của nhiều bạn trẻ. Đã có tới 500 bài dự thi chỉ trong 3 tuần. Mỗi bạn trẻ có cơ hội được thể hiện cá tính của mình và cạnh tranh nhau để giành giải thưởng, đồng thời nó cũng giúp lan tỏa yếu tố thương hiệu hơn. Trước đây, chúng ta có thể nhìn vào chiến dịch Viettel Cộng Cộng khi nhà mạng này cũng sử dụng người nổi tiếng trên Tik Tok để quảng bá thương hiệu. Hãy tận dụng triệt để Tik Tok để sản phẩm được quảng bá một cách tối ưu nhất!

chiến dịch Back to School của Milo nhận được nhiều hưởng ứng từ các bạn trẻ trên Tik Tok
Chiến dịch Back to School của Milo nhận được nhiều hưởng ứng từ các bạn trẻ trên Tik Tok