61,6% số HTX có dưới 10 lao động

Nguồn lực Hợp tác xã hiện vẫn rất nhỏ bé, , tại thời điểm 31/12/2018 có 8.605 HTX có dưới 10 lao động, chiếm 61,6% tổng số HTX.
Hợp tác xã thuộc khu vực nông nghiệp chiếm 42,2% lao động
Hợp tác xã thuộc khu vực nông nghiệp chiếm 42,2% lao động

33 địa phương có số HTX tăng

Theo địa phương: Có 29/63 địa phương có tốc độ tăng số HTX hiện có tại thời điểm 31/12/2018 so với thời điểm 31/12/2017 cao hơn mức bình quân chung của cả nước (8,8%), trong đó có 10 địa phương có tốc độ tăng trên 25% gồm: Bến Tre tăng 58,1%; Gia Lai tăng 45,0%;

Quảng Nam tăng 40,0%; Đà Nẵng tăng 30,8%; Sơn La tăng 29,7%; Lạng Sơn tăng 27,2%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 26,6%; Bình Dương tăng 26,4%; Bắc Kạn tăng 26,0%; Lâm Đồng tăng 25,5%. Tỉnh Ninh Bình có tốc độ tăng bằng bình quân chung của cả nước.

Có 33/63 địa phương có tốc độ tăng số HTX hiện có tại thời điểm 31/12/2018 so với thời điểm 31/12/2017 thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (8,8%), trong đó có 5 địa phương có tốc độ giảm gồm: Thái Bình giảm 9,6%; Cao Bằng giảm 3,0%; Hải Phòng giảm 2,6%; Điện Biên giảm 2,0%; Quảng Ninh giảm 1,9%.

Khu vực dịch vụ tăng nhanh nhất

Tổng số HTX đang hoạt động có kết quả SXKD do ngành Thống kê điều tra, cập nhật tại thời điểm 31/12/2018 trên phạm vi cả nước là 13.958 HTX, tăng 5,5% so với thời điểm 31/12/2017

Theo quy mô lao động, tại thời điểm 31/12/2018 có 8.605 HTX có dưới 10 lao động, chiếm 61,6% tổng số HTX, tăng 11,5% so với thời điểm 31/12/2017; có 4.984 HTX có từ 10-49 lao động, chiếm 35,7%, giảm 2,4%; có 229 HTX có từ 50-99 lao động, chiếm 1,6%, giảm 10,9%; có 140 HTX có từ 100 lao động trở lên, chiếm 1,0%, giảm 4,8%.

Theo khu vực kinh tế: Tại thời điểm 31/12/2018 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có số HTX đang hoạt động có kết quả SXKD nhiều nhất với 7.033 HTX, chiếm 50,4% số lượng của toàn bộ khu vực HTX, tăng 5,3% so với cùng thời điểm năm 2017.

Khu vực dịch vụ có 4.344 HTX, chiếm 31,1%, tăng 7,6% (trong đó: ngành bán buôn và bán lẻ xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có số lượng HTX nhiều nhất với 1.540 HTX, chiếm 11,0% tổng số HTX, tăng 9,6%); khu vực công nghiệp và xây dựng có 2.581 HTX, chiếm 18,5%, tăng 2,9%.

Theo địa phương: Có 30/63 địa phương có tốc độ tăng số HTX đang hoạt động có kết quả SXKD tại thời điểm 31/12/2018 so với thời điểm 31/12/2017 cao hơn tốc độ tăng bình quân chung của cả nước (5,5%).

Trong đó: Sơn La tăng 58,8%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 52,6%; Lâm Đồng tăng 37,0%, Kiên Giang tăng 36,9%; Đắk Nông tăng 36,8%; Gia Lai tăng 31,8%; Hòa Bình tăng 27,6%; Lai Châu tăng 23,7%; Đồng Nai tăng 23,2%... Tỉnh Cao Bằng có tốc độ tăng bằng tốc độ tăng bình quân chung của cả nước.

Có 32/63 địa phương có tốc độ tăng số HTX đang hoạt động có kết quả SXKD tại thời điểm 31/12/2018 so với thời điểm 31/12/2017 thấp hơn tốc độ tăng bình quân chung của cả nước (5,5%), trong đó: Lào Cai giảm 17,4%; Cần Thơ giảm 15,2%.

Lao động trong các hợp tác xã dịch vụ chiếm 34,4%
Lao động trong các hợp tác xã dịch vụ chiếm 34,4%

Hậu Giang giảm 15,1%; Khánh Hòa giảm 13,4%; Điện Biên giảm 11,9%; An Giang giảm 8,5%; Hà Giang giảm 7,5%; Hưng Yên giảm 7,4%; Đà Nẵng giảm 7,1%; Bạc Liêu giảm 6,1%; Kon Tum giảm 5,1%...

Nông nghiệp chiếm 42,2% lao động

Tại thời điểm 31/12/2018 có tổng số 185.714 lao động đang làm việc trong các HTX đang hoạt động có kết quả SXKD, giảm 1,5% so với cùng thời điểm năm 2017

Theo quy mô lao động: Tại thời điểm 31/12/2018 tổng số lao động đang làm việc trong các HTX đang hoạt động có kết quả SXKD có dưới 10 lao động là 44.264 người, chiếm 23,8% tổng số lao động của HTX, tăng 6,1% so với cùng thời điểm 2017;

Lao động đang làm việc trong các HTX có từ 10-49 lao động là 89.716 người, chiếm 48,3%, giảm 3,1%; các HTX có từ 50-99 lao động có 15.340 người, chiếm 8,3%, giảm 11,8%; các HTX có từ 100 lao động trở lên có 36.394 người, chiếm 19,6%, giảm 1,3%.

Theo khu vực kinh tế: Tại thời điểm 31/12/2018 các HTX hoạt động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thu hút nhiều lao động nhất với 78.461 người, chiếm 42,2% lao động của toàn bộ khu vực HTX, giảm 1,9% so với năm 2017.

Khu vực công nghiệp và xây dựng thu hút 43.410 lao động, chiếm 23,4%, giảm 2,4%; khu vực dịch vụ thu hút 63.843 lao động, chiếm 34,4%, giảm 0,5% (trong đó khu vực HTX vận tải kho bãi thu hút nhiều lao động nhất với 27.456 lao động, chiếm 14,8%, giảm 5,7%; tiếp đến khu vực HTX dịch vụ, bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác thu hút 15.057 lao động, chiếm 8,1%, tăng 6,1% so với cùng thời điểm năm 2017).

Theo địa phương: Có 31/63 địa phương có tốc độ tăng lao động trong các HTX đang hoạt động có kết quả SXKD tại thời điểm 31/12/2018 so với cùng thời điểm năm trước cao hơn mức tăng chung cả nước (giảm 1,5%).

Các địa phương có tốc độ tăng lao động trong các HTX đang hoạt động có kết quả SXKD năm 2018 so với năm 2017 cao gồm: Sơn La tăng 46,5%; Kiên Giang tăng 42,7%; Bắc Kạn tăng 23,2%; Lâm Đồng tăng 21,3%; Vĩnh Long tăng 19,7%; Tiền Giang tăng 14,1%; Cà Mau tăng 14,0%; Bạc Liêu tăng 13,8%; Kon Tum tăng 12,4%; Hòa Bình tăng 12,2%...

Có 32/63 địa phương có tốc độ giảm lao động trong các HTX đang hoạt động có kết quả SXKD tại thời điểm 31/12/2018 so với cùng thời điểm năm trước nhiều hơn mức giảm chung của cả nước (giảm 1,5%), trong đó có 6 địa phương giảm trên 10% gồm: Đồng Tháp giảm 17,5%; Khánh Hòa giảm 17,4%; Cần Thơ giảm 13,9%; Hậu Giang giảm 13,0%; Đồng Nai giảm 10,9%; Đắk Lắk giảm 10,8%.

Đà Bắc