Ăn móng giò, sách bò, nội tạng động vật để giảm khí thải

Các nhà khoa học Đan Mạch kết luận rằng việc chuyển từ thịt sang ăn móng giò và sách bò, nội tạng động vật có thể được coi là góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Có một lời khuyên phổ biến rằng cách tốt nhất để chống biến đổi khí hậu là giảm ăn thịt động vật. Tuy nhiên, đối với những người chưa sẵn sàng ăn chay thì một nghiên cứu mới đây gợi ý biện pháp hữu hiệu thay thế là chuyển sang các món chế biến từ nội tạng động vật.
Kênh CNN (Mỹ) cho biết ngành sản xuất thịt thải ra tới 14,5% tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Các sản phẩm thịt đặc biệt gây hại với môi trường, đặc biệt là bò vì loài này thường sản sinh ra lượng noxious methane – khí thải nhà kính mạnh hơn gấp 25 lần so với carbon dioxide.

ăn móng giò giảm khí thải
Móng giò là món ăn khá phổ biến tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam... Ảnh: wikiHow

 

Mặc dù truyền thông quốc tế đã đăng nhiều thông tin về ảnh hưởng tiêu cực với môi trường do tiêu thụ thịt động vật nhưng việc chăn nuôi và tiêu thụ chưa hề có dấu hiệu giảm.
Giáo sư Gang Liu cùng đội nghiên cứu tại trường Đại học Nam Đan Mạch đã đăng kết quả nghiên cứu trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường. Theo đó, qua việc nghiên cứu chuỗi cung ứng thịt động vật tại Đức, khi giữ lại 50% nội tạng động vật bị vứt đi trong quá trình giết mổ và sử dụng chúng chế biến thức ăn thì khí thải cũng sẽ giảm 14%.
Việc chế biến nội tạng bò và lợn thành các món ăn thường phổ biến ở các quốc gia châu Á nhưng lại hiếm khi được sử dụng ở những khu vực khác. Ông Trevor Gulliver – người sáng lập nhà hàng tại London (Anh) chuyên các món nội tạng động vật - đánh giá việc chế biến món ăn này còn góp phần tăng thêm kỹ năng nấu nướng cho các nhà bếp.