Ban hành qui chuẩn kĩ thật đối với gạo tẻ dự trữ quốc gia

Qui chuẩn kĩ thuật quốc gia đối với thóc tẻ dự trữ quốc gia qui định các yêu cầu kĩ thuật, phương pháp thử; yêu cầu về giao nhận (nhập, xuất), công nghệ bảo quản và công tác quản lý đối với thóc tẻ dự trữ quốc gia.

Ngày 30/10/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 87/2020/TT-BTC về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối thóc tẻ dự trữ quốc gia. Theo đó, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thóc tẻ dự trữ quốc gia quy định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử; yêu cầu về giao nhận (nhập, xuất), công nghệ bảo quản và công tác quản lý đối với thóc tẻ dự trữ quốc gia.

Theo đó, thóc là hạt lúa thuộc loài Oryza sativa L. chưa bóc vỏ trấu. Thóc nhập kho dự trữ quốc gia phải là thóc mới, hạt thóc có màu sắc đặc trưng của giống, mùi tự nhiên, hạt mẩy, vỏ trấu không nứt hở.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng quy định thóc lưu kho dự trữ quốc gia được bảo quản theo công nghệ bảo quản kín, thóc được bọc trong túi nhựa Polyvinylclorua (PVC) với 2 phương pháp là bảo quản trong điều kiện áp suất thấp, duy trì ở mức chênh lệch cột nước trên áp kế là 10 mm (áp suất âm tối thiểu 98 Pa) và bảo quản bổ sung khí N2 duy trì nồng độ ≥ 98%, nhằm giảm đến mức thấp nhất nồng độ khí oxy trong lô thóc ≤ 2%.

Ba tháng đầu bảo quản (tính từ khi phủ màng làm kín lô thóc) cần hút khí lô thóc tới mức chênh lệch cột nước trên áp kế là 100 mm (áp suất âm 980,7 Pa) và thường xuyên duy trì áp suất trong lô thóc tối thiểu mức chênh lệch cột nước trên áp kế là 20 mm (áp suất âm 196 Pa)…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Đối với số lượng thóc nhập kho dự trữ quốc gia trước ngày Thông tư này có hiệu lực hiện đang lưu kho bảo quản thì tiếp tục thực hiện theo Thông tư số 53/2014/TT-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thóc dự trữ quốc gia.

Thanh Xuân