Bàn về khái niệm công việc không tiêu chuẩn theo quy định Bộ luật Lao động 2019

Nguyễn Hoàng Ba (Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Công an tỉnh Hậu Giang, Học viên cao học lớp Luật Dân sự và Tố tụng dân sự, Trường Đại học Trà Vinh)

Tóm tắt:

Hiện nay từ điển luật học cũng như Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 chưa đưa ra khái niệm công việc không tiêu chuẩn (CVKTC) và quy phạm pháp luật điều chỉnh cụ thể CVKTC. Bài viết nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích sự tồn tại của CVKTC ở những góc độ khác nhau và trên thực tế để đưa ra khái niệm CVKTC theo quy định của BLLĐ.

Từ khóa: công việc không tiêu chuẩn, Bộ luật Lao động.

1. Đặt vấn đề

Tiêu chuẩn của công việc được hiểu là “tiêu chuẩn công việc cùng với mô tả công việc là công cụ căn bản và then chốt cho tất cả các hoạt động quản trị nhân lực. Bảng tiêu chuẩn công việc là văn bản liệt kê tất cả những yêu cầu năng lực chủ yếu đối với nhân viên thực hiện công việc”[1]. Như vậy với tiêu chuẩn công việc luôn có những căn cứ, đánh giá, xác thực rõ ràng. Song về CVKTC cần được hiểu như thế nào là không tiêu chuẩn, để xác lập CVKTC phải căn cứ vào những nội dung nào và văn bản pháp lý nào điều chỉnh CVKTC khi xác lập quan hệ pháp luật lao động (QHPLLĐ). Đây là nội dung mà BLLĐ còn bỏ ngỏ, chưa đưa ra khái niệm, cũng như các quy định có liên quan.

2. Khái niệm công việc không tiêu chuẩn

  • Công việc

Thuật ngữ “công việc” (CV) vừa là một khái niệm cơ bản, thông dụng vừa là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển toàn diện. CV là “ cái phải làm để sinh sống hàng ngày”[2]. Như vậy, thuật ngữ “CV” trước hết được hiểu một cách đơn giản nhất là điều gì, cái gì mà con người cần phải làm, lao động để duy trì sự sống tối thiểu của hàng ngày. CV luôn gắn liền với chủ thể là con người. CV chúng ta thường gọi chung là lao động. Bởi vì lao động là khái niệm luôn gắn liền với con người. Khi con người lao động là hoạt động của họ có chủ đích. Hoạt động này vừa thể hiện trách nhiệm, bổn phận của mỗi con người, đồng thời cũng thể hiện quyền của họ trong hoạt động của lao động.

Quyền lao động và đảm bảo CV của người lao động (NLĐ) đã được khẳng định trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đã được cụ thể hóa trong BLLĐ ở nước ta. Vì vậy, chính sách về việc làm, CV của NLĐ là một trong những chính sách cơ bản, quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Chính sách này thông qua việc tạo việc làm, đảm bảo việc làm, phân bố ngành kinh tế phù hợp nâng cao phúc lợi cho người dân, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cho người dân hòa nhập xã hội,... Chính sách việc làm ở nước ta thời gian qua đã từng bước thực hiện được mục tiêu đó. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập[3]. Do đó, việc tìm hiểu khái niệm CVKTC trước hết cần phải làm rõ khái niệm CV dưới góc độ nhìn nhận CV chính là việc làm của NLĐ. Bởi BLLĐ quy định về việc làm, CV theo tiêu chuẩn, những điều kiện cơ bản của một số CV phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn làm việc. Và khái niệm CVKTC hình như vẫn còn xa lạ, bỏ ngỏ với pháp luật lao động Việt Nam hiện nay.

  • Công việc dưới góc độ kinh tế, xã hội

CV chính là cách gọi khác của việc làm gắn liền với NLĐ và là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Việc làm dưới góc độ kinh tế được gọi “là hoạt động kiếm sống”[4]. Hoạt động kiếm sống là hoạt động quan trọng nhất của thế giới nói chung và con người nói riêng. Vì vậy, có thể thấy việc làm trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân, xuất phát từ nhu cầu của bản thân nên tiến hành các hoạt động nhất định. Họ có thể tham gia CV nào đó để được trả công hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm, như dùng các tư liệu sản xuất - kinh doanh nhằm thu lợi nhuận hoặc tự làm những công việc cho hộ gia đình mình. Ngoài vấn đề cá nhân, việc làm còn là vấn đề của cộng đồng của xã hội… Sở dĩ có sự phát sinh này là do con người không sống đơn lẻ và hoạt động lao động của mỗi cá nhân cũng không đơn lẻ mà nằm trong tổng thể các hoạt động sản xuất của xã hội. Hơn nữa, việc làm và thu nhập không phải là vấn đề mà lúc nào mỗi cá nhân NLĐ cũng quyết định được. Sự phát triển quá nhanh của dân số, mức độ tập trung tư liệu sản xuất ngày càng cao vào tay một số cá nhân dẫn đến tình trạng xã hội ngày càng có nhiều người không có khả năng tự tạo việc làm. Trong điều kiện đó, mỗi cá nhân phải huy động mọi khả năng của bản thân để tự tìm việc làm cho mình, phải cạnh tranh để tìm việc làm.

NLĐ được coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội[5]. Nhờ có việc làm mà NLĐ mới thực hiện được quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội và bản thân. Mỗi CV có thể phản ánh một vị trí, vai trò và cả trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của NLĐ với CV ấy. Mỗi CV phản ánh một giá trị kinh tế và xã hội mà NLĐ mang lại trong suốt quá trình thực hiện CV đó.

  • Công việc dưới không độ pháp lý

Theo quan niệm quốc tế: ILO đưa ra khái niệm công việc là người có việc làm, làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật. Còn người thất nghiệp là những người không có việc làm, nhưng đang tích cực tìm việc làm hoặc đang chờ được trả lại làm việc. Dẫn chiếu theo khái niệm này, với người thất nghiệp “là người không có việc làm, đang tích cực tìm việc” và giả sử họ tìm được CV nhưng chỉ làm với vị trí nhân công theo ngày hoặc một số công việc theo những điều kiện, tiêu chuẩn của BLLĐ về việc làm thì có được gọi là CV hay không và pháp luật lao động điều chỉnh các CV này như thế nào?

Theo quan niệm của Việt Nam, BLLD 2019 ghi nhận” “Việc làm là hoạt động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”. Như vậy, dưới góc độ pháp lý, việc làm được cấu thành bởi 3 yếu tố là: Hoạt động lao động; Tạo ra thu nhập; Tính hợp pháp.

  • Không tiêu chuẩn

Không tiêu chuẩn được hiểu là khi xác lập QHPLLĐ, NLĐ làm việc với CVKTC sẽ có những quyền lợi không được đảm bảo như một QHPLLĐ được ký kết giữa NLĐ với người sử dụng lao động thông thường. Trên thực tế hiện nay, các CVKTC tồn tại rất nhiều khi mà với mô hình kinh tế chia sẻ ngày càng phát triển trong thời đại công nghệ 4.0. Ở BLLĐ 2019, chúng ta hiểu dù là công việc tiêu chuẩn hay CVKTC cũng cần phải được xem xét dưới góc độ của các yếu tố là NLĐ, NSDLĐ và xác lập QHPLLĐ để thấy những đặc điểm của chúng.

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là đối với CVKTC nghĩa là công việc này không có đầy đủ những yếu tố đặc điểm của việc xác lập QHLĐ theo pháp luật lao động. Từ đó, các nội dung của nội hàm về QHLĐ cũng không đầy đủ, dẫn đến cơ sở pháp lý để điều chỉnh khi có tranh chấp xảy ra là vô cùng khó khăn và đồng thời cũng là vấn đề dễ dẫn đến tranh chấp của việc xác lập các công việc không tiêu chuẩn đối với  NLĐ. Chẳng hạn những đặc điểm về sự thỏa thuận bình đằng, đầy đủ trong giao kết hợp đồng; Đặc điểm về thời gian lao động, chế độ thuế, bảo hiểm xã hội như quy định ở BLLĐ 2019 mà hiện nay một số loại CV như tài xế công nghệ Grap, NLĐ làm việc ở dịch vụ lưu trú du lịch,... đang làm việc đông đảo với số lượng lao động.

Khái niệm về việc làm theo quy định của Việt Nam hiện hành mang tính khái quát cao, nhưng chúng ta cũng thấy rõ hai hạn chế cơ bản. Chẳng hạn như hoạt động nội trợ không được coi là việc làm, trong khi đó hoạt động nội trợ tạo ra các lợi ích phi vật chất và gián tiếp tạo ra lợi ích vật chất không hề nhỏ. Hoặc khó có thể so sánh tỷ lệ người có việc làm giữa các quốc gia với nhau vì quan niệm về việc làm giữa các quốc gia có thể khác nhau, phụ thuộc vào luật pháp, phong tục tập quán. Có những nghề ở quốc gia này thì được cho phép và được coi là việc làm, nhưng ở quốc gia khác, ví dụ mại dâm ở Việt Nam bị cấm, nhưng ở Mỹ, Thái Lan và một số quốc gia khác lại được coi là một nghề, thậm chí nghề này rất phát triển, vì nó thu hút khá đông tầng lớp thượng lưu.

Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích khái niệm công việc từ nhiều góc độ khác nhau và CVKTC ,xét thấy khái niệm CVKTC chưa được đề cập tại các văn bản pháp lý kể cả BLLĐ 2019, qua đây, có thể đưa ra khái niệm CVKTC như sau: CVKTC là thuật ngữ dùng để chỉ các thỏa thuận làm CV khác nhau đi lệch hướng với CV tiêu chuẩn. Chúng bao gồm các CV tạm thời, CV bán thời gian và CV theo yêu cầu, CV tự do, CV trên thực tế NLĐ làm việc như là toàn thời gian, thậm chí vượt cả thời gian theo quy định thời gian làm việc của BLLĐ và trong một khoản thời gian dài và có thu nhập, có phát sinh một số điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật lao động, nhưng nó lại không hình thành QHPLLĐ, hợp đồng lao động được xác lập không theo quy định của pháp luật lao động; hay nói cách khác là pháp luật lao động chưa thật sự đủ cơ sở pháp lý để quy định chặt chẽ nội dung này, chẳng hạn một số CV nổi trội hiện nay như như tài xế grap, uber, goviet, CV mang tính thỏa thuận với NSDLĐ; dịch vụ lưu trú, du lịch, làm CV gọi vốn từ các cộng đồng, dự án.

3. Kết luận

CVKTC hiện nay tồn tại phổ biến, song BLLĐ 2019 cũng như văn bản hướng dẫn thi hành chưa có một khái niệm nào khi nhận rõ ràng về CVKTC để xác định cụ thể đặc điểm, vị trí và vai trò của CV này. Những phân tích của tác giả trên tinh thần hoàn toàn tồn tại trong thực tiễn, cũng như căn cứ ở những góc độ khác nhau. Tác giả đã tổng quát nên khái niệm CVKTC và mong muốn nội dung này được ghi nhận cụ thể tại BLLĐ là điều hết sức cần thiết và cấp bách.

Tài liệu trích dẫn:

1http://www.softaview.com/sav/menu-kien-thuc/menu-danh-gia-nang-luc/tieu-chuan-cong-viec, truy cập ngày 3/3/2021.

2https://vi.wiktionary.org/wiki/vi%E1%BB%87c#Ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t, truy cập ngày 3/3/2021.

3TS. Trần Việt Tiến, Chính sách việc làm ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng hoàn thiện, Báo Kinh tế và Phát triển.

4https://luatduonggia.vn/phan-tich-khai-niem-vai-tro-va-y-nghia-cua-viec-lam/, cập nhật ngày 20/10/2020.

5https://vietnam.un.org/sites/default/files/201908/5%2520Viec%2520lam%2520va%2520Thi%2520truong%2520Lao%2520dong.pdf, cập nhật ngày 3/3/2021.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Quốc hội (2019). Bộ luật Lao động 2019.
  2. Trần Việt Tiến (2012). Chính sách việc làm ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng hoàn thiện. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 181, tháng 7 năm 2012, trang 40-47.
  3. Trâm Anh (2021). Đánh giá năng lực theo tiêu chuẩn công việc <http://www.softaview.com/sav/menu-kien-thuc/menu-danh-gia-nang-luc/tieu-chuan-cong-viec>, truy cập ngày 3/2/2021.
  4. Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương: Việc làm và thị trường lao động <https://vietnam.un.org/en/download/1833/13568>, truy cập ngày 3/2/2021.

DISCUSSING THE CONCEPT OF NON-STANDARD WORK ACCORDING TO VIETNAM’S LABOR CODE 2019

Nguyen Hoang Ba

Establishing National Security Movements Unit, Department of Public Security - Hau Giang Province

Master’s student, Class of Civil Law and Civil Procedure, Tra Vinh University

Abstract:

Currently, Vietnam’s law dictionary and the Labor Code 2019 have not had the concept of non-standard work and specific legal regulations governing non-standard work. This paper analyzes the existence of non-standard work from different perspectives in order to introduce the concept of non-standard work according to Vietnam’s Labor Code 2019.

Keywords: non-standard employement, Labor Code.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, 

Số 8, tháng 4 năm 2021]