cung cau
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Công Thương theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 9879/VPKT về thực hiện Chỉ thị số 15/CT- BCT ngày 30-10-2020 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2020 và dịp tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Theo đó, yêu cầu Sở Công Thương theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có nhu cầu cao hoặc có biến động tăng giá cao trên địa bàn thời gian qua để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán hoặc trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.

Chủ động tham mưu cho UBND thành phố phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng của người dân trong trường hợp có dịch bệnh hoặc tiếp thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật; kết nối các doanh nghiệp sản.xuất, phân phối hàng thiết, yếu phục vụ tốt với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để cần được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau Tết.

Phối hợp với Sở NN&PTNT và các đơn vị chức năng theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, thời tiết, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi; đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thịt lợn và các mặt hàng thực phẩm thiết yếu khác cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; chủ động có phương án hoặc đề xuất phương án để bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường các mặt hàng nông sản thực phẩm thiết yếu nói chúng và mặt hàng thịt lợn nói riêng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021; bảo đảm sản xuất theo đúng quy hoạch và theo khuyến cáo của các bộ,ngành hữu quan, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt cục bộ, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường hàng hóa trong nước nói chung và thị trường thực phẩm nói riêng, chủ động có phương án nhập khẩu nếu cần thiết.

Chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp phân phối thực phẩm trên địa bàn phối hợp với các doanh nghiệp chăn nuôi tập trung có phương án bảo đảm nguồn cung cấp lợn thịt cho thị trường và thực hiện việc giảm giá thành phẩm tương ứng cho người tiêu dùng. Trong trường hợp cần thiết, cần có phương án nhập khẩu các mặt hàng thịt gia súc từ nước ngoài để bình ổn thị trường.

Song song tham gia các chương trình kết nối cung cầu nhằm giới thiệu sản phẩm thực phẩm an toàn, đặc sản vùng, miền, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, tạo nguồn hàng phục vụ Tết, đẩy mạnh triển khai các hoạt động thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”… Tổ chức các chuyến bán hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiệt hại do bão, lũ với giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm.

Đôn đốc các doanh nghiệp triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, các chương trình kích cầu tiêu dùng, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch bệnh; có cơ chế ưu tiên và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn mở rộng mạng lưới phân phối hàng hoá đốn khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, các huyện ngoại thành, vùng sâu vùng xa… nhằm tăng khả năng tiếp cận hàng bình ổn cho các đối tượng khó khăn, các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp...