Bảo vệ đất nông nghiệp nhìn từ Công nghệ sản xuất gạch bán dẻo

Thực hiện Quyết định số 115/2001/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xóa bỏ lò gạch thủ công vào năm 2010, và Quyết định số 567/QÐ-TTg ngày 28-4-2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình

Công nghệ sản xuất gạch bán dẻo đầu tiên được Thạch Bàn đầu tư lắp đặt tại huyện Yên Hưng, Quảng Ninh. Ngoài việc tận thu nguồn phế thải của huyện Yên Hưng nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung, còn góp phần khai hoang phục hóa, biến những vùng đất đồi thành đồng bằng để có thể xây dựng những công trình phúc lợi, nhà máy, nhà ở hay trở thành những đồng đất lý tưởng cho các loại cây nông nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại, Nhà máy gạch Thạch Bàn - Yên Hưng đã góp phần mở mang thêm hàng nghìn m2 đất nông nghiệp, giải quyết việc làm cho gần 200 công nhân trong và ngoài địa phương với mức lương từ 1,8 đến 3,5 triệu đồng/ tháng.

Trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm hai loại gạch bán dẻo đặc và gạch 17 lỗ đã cho thấy rất nhiều ưu điểm về khả năng chịu lực, đạt 39,9 MPa cho gạch đặc bán dẻo và 35,6 MPa cho sản phẩm gạch 17 lỗ (theo kết quả thử nghiệm của Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng). Thông số trên cao hơn rất nhiều so với gạch thông thường. Sản phẩm không có rạn nứt, bề mặt gạch bảo đảm tốt việc chống thấm và cách nhiệt cao. Vì thế, độ bền của sơn cũng tốt hơn hai đến ba năm so gạch thông thường. Quan trọng hơn, công nghệ sản xuất gạch bán dẻo đã xử lý được 30 đến 60% lượng vật liệu rác thải, góp phần giảm tải gánh nặng về rác xây dựng, vốn là bài toán nan giải từ thành thị đến nông thôn, trong quá trình đô thị hóa. Ðặc biệt, công nghệ sản xuất gạch bán dẻo còn sử dụng tối đa nguồn rác thải bìa xíp, tuy là rác nhưng lại là nguồn nguyên liệu dồi dào tại các mỏ than. Bên cạnh đó, hệ thống lò nung được thiết kế có chiều dài 128 m nên khí thải và than đều được tận dụng một phần trong xử lý nung sản phẩm, phần còn lại chủ yếu là nước thải ra môi trường cũng đạt tiêu chuẩn cho phép. Không sử dụng nhà kính phơi nên không phụ thuộc vào thời tiết. Hơn nữa, do sử dụng nguồn nguyên liệu "gầy" và "phụ gia" đặc biệt, nên sản phẩm gạch bán dẻo có ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn, đáp ứng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng về việc xóa bỏ việc sản xuất gạch ngói bằng lò thủ công và hạn chế sử dụng đất sét, đất ruộng trong sản xuất gạch ngói nung, ưu tiên tập trung đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích trồng cây lương thực.

Do lấy nguyên liệu từ đất đồi, nên lợi thế này còn quyết định địa điểm xây dựng nhà máy sản xuất gạch. Các nhà máy sản xuất gạch có thể đặt trên vùng đồi cao mà không ảnh hưởng môi trường và đất nông nghiệp. Mô hình này nếu được nhân rộng, sẽ góp phần hạn chế tối đa các lò gạch thủ công, sử dụng các loại đất nông nghiệp đã và đang làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của người dân. Ðặc biệt sẽ chấm dứt tình trạng đào vét đất ở những khu vực ngoài đê ven sông hay trên chính đất nông nghiệp, gây ra tình trạng sụp lở, làm nghèo đất hay thiếu đất canh tác, đang diễn ra tại các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, ngoại thành Hà Nội, Hà Tĩnh và Bắc Ninh... Khi nguồn tài nguyên đất ngày một cạn kiệt thì công nghệ chế tạo gạch bán dẻo thân thiện với môi trường còn góp phần bảo vệ đất nông nghiệp khỏi nguy cơ ngày một thu hẹp.

  • Tags: