Hiện EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của nước ta, nhưng sản phẩm của Việt Nam chỉ mới chiếm thị phần khoảng 2% trong tổng nhập khẩu của EU.

Như vậy, cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt là đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản còn rất lớn khi gần như thuế quan đã được giảm về 0% khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Tuy nhiên, tham gia các FTA thế hệ mới như Hiệp định EVFTA có nghĩa là Việt Nam bước vào sân chơi lớn, cũng phải chấp nhận đương đầu với các khó khăn, thách thức mới để cạnh tranh với các nước lớn. Rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nông, lâm, thủy sản nhập khẩu từ phía EU rất chặt chẽ.

hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ EVFTA
Để kịp thời tận dụng cơ hội của thị trường EU nhằm thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU, thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA”

Dù Hiệp định EVFTA có ưu đãi với những quy định SPS linh hoạt nhưng đa số ngành hàng nông sản của nước ta như hồ tiêu, chè, rau quả... vẫn vấp phải những hạn chế do thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác thu hoạch bảo quản chưa tốt nên chất lượng còn hạn chế.

Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA còn có các cam kết “phi truyền thống” về lĩnh vực lao động, môi trường. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về tiền lương tối thiểu, thời gian làm việc và an toàn vệ sinh lao động, lao động trẻ em, bảo vệ môi trường... phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nhưng trên thực tế có một số doanh nghiệp chưa tuân thủ nghiêm.

Điều này có thể dẫn tới hậu quả là có rủi ro cả ngành sản xuất sẽ không được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi từ vi phạm của một thiểu số doanh nghiệp.

Để kịp thời tận dụng cơ hội của thị trường EU nhằm thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU, thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA” với 3 mục tiêu:

Thứ nhất, phổ biến về một số nội dung của Hiệp định EVFTA liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp (thuế quan, kiểm dịch động thực vật, quản lý an toàn thực phẩm..v.v...) tới các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và các cơ quan truyền thông báo chí để nắm bắt và có kế hoạch xuất khẩu phù hợp, đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường EU.

Thứ hai, đề xuất cụ thể các giải pháp, biện pháp cũng như cách thức tiếp cận thị trường EU đối với từng ngành hàng trong nhóm nông, lâm, thủy sản nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA, khai thác được tối đa các ưu đãi từ Hiệp định (thuế quan, quy tắc xuất xứ...) và tận dụng được lợi thế sẵn có của ngành nông nghiệp nước ta.

Thứ ba, bàn cơ chế phối hợp giữa các đơn vị, cơ quan và tổ chức liên quan (Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, truyền thông báo chí) để đảm bảo công tác thông tin, truyền thông cũng như phát triển xuất khẩu sang thị trường EU một cách bền vững, phù hợp với năng lực cạnh tranh của từng ngành hàng nông, lâm, thủy sản trong bối cảnh hiện nay.

Dự kiến, Hội nghị sẽ thu hút khoảng 300 - 350 đại biểu đến từ Chính phủ; các Bộ, ngành; các địa phương; các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản...

Hội nghị sẽ do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đồng chủ trì và điều phối. 

Hai Bộ trưởng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trực tiếp điều hành và trao đổi, giải đáp các vấn đề mà đại biểu tham dự quan tâm, liên quan đến cách thức tiếp cận thị trường EU đối với từng ngành hàng trong nhóm nông, lâm, thủy sản nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA, khai thác được tối đa các ưu đãi từ Hiệp định (thuế quan, quy tắc xuất xứ...) và tận dụng được lợi thế sẵn có của ngành nông nghiệp nước ta.

Cùng với đó, giải đáp các vấn đề đặt ra với công tác tổ chức sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang EU nhằm phát triển thị trường một cách bền vững; khả năng đáp ứng thị trường của hàng hóa nông, lâm, thủy sản phù hợp với năng lực cạnh tranh của từng ngành hàng trong bối cảnh hiện nay...

hỗ trợ doanh nghiệp thực thi hiệu quả EVFTA
Trước đó, đầu tháng 6/2020, Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam (VINASME) tổ chức Hội nghị trực tuyến “Hỗ trợ doanh nghiệp SMEs tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFTA”

Trước đó, ngày 5/6, Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam (VINASME) tổ chức Hội nghị trực tuyến “Hỗ trợ doanh nghiệp SMEs tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFTA”.

Hội nghị đã tập trung trao đổi 5 chủ đề chính:

Các lợi ích chiến lược và những điểm cần lưu ý đối với SMEs để thực thi hiệu quả EVFTA;

Các ngành hàng, các mặt hàng tiềm năng, và định hướng thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU;

Vai trò của chính quyền các cấp ở địa phương trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp SMEs trên địa bàn quán triệt, triển khai thực thi hiệu quả EVFTA;

Định hướng hoạt động Xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ SMEs khai thác hiệu quả cơ hội mang lại từ EVFTA;

Chia sẻ của các doanh nghiệp SMEs về việc tận dụng cơ hội và dự phòng thách thức từ EVFTA.

Thông qua Hội nghị, các doanh nghiệp SMEs Việt Nam hiểu rõ hơn về các nội dung của Hiệp định EVFTA, những khía cạnh doanh nghiệp có thể khai thác và hưởng lợi từ hiệp định, cũng như những vấn đề cần lưu ý để có chiến lược, kế hoạch và hành trang sẵn sàng cho sự phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện thị trường và bối cảnh thương mại mới với EVFTA.