Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Kết nối Thái Nguyên trong khuôn khổ liên kết vùng và liên kết các quốc gia

Ngày 21/9/2017, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh dẫn đầu đã làm việc với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Nguyên và lãnh đạo các sở, ngành để lắng nghe những kiến nghị, đề xuất của đ

Thông báo với đoàn công tác của Bộ Công Thương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc cho biết, ngay từ đầu năm, các cơ quan chuyên môn, các cấp chính quyền tỉnh đã nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy tính năng động, khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực để phát triển kinh tếxã hội, tiếp tục tập trung chi đạo thực hiện 8 chương trình, 16 đề án, quy hoạch và 20 công trình trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có những dự án trọng điểm, đã góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyễn Vũ Hồng Bắc báo cáo với Đoàn công tác của Bộ Công Thương kết quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Kết quả, tính chung trong 8 tháng qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trên địa bàn ước đạt 14,1%; Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 377.000 tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ, bằng 67% kế hoạch năm; Giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt 15,43 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ, xuất siêu trên 6,1 tỷ USD; Công tác thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc với việc chấp thuận chủ trương đầu tư cho 51 dự án mới, cấp điều chỉnh thay đổi 32 giấy chứng nhận đầu tư. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 16.046,7 tỷ đồng, tăng 9,4% so cừng kỳ, bằng 64,2% kế hoạch năm.

“Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai xây dựng Đồ án “Mỗi xã, phường một sản phẩm Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2025”; đề án “Nghiên cứu thị trường Xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao công nghệ thông tin và điện tử tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 tầm nhìn 2030” - ông Bắc thông báo thêm.

Cũng tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên Trần Quốc Tỏ đã nêu một số đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh với mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa trong thời gian tới để không chỉ phát triển công nghiệp, thương mại, dịch mà còn tạo động lực để Thái Nguyên phát triển kinh tế xã hội.

Theo đó, đối với Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo giai đoạn 2013-2020 theo Quyết định số 2081/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng, tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt dự án triển khai thực hiện “xóa trắng” điện cho 76 xóm, bản trên địa bàn 19 xã thuộc 05 huyện với tổng kinh phí gần 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nguồn vốn ngân sách Trung ương chưa cấp đủ nên địa phương gặp nhiều khó khăn trong triển khai.

“Đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục quan tâm, bố trí vốn cho Chương trình mục tiêu hoặc sử dụng các nguồn vốn ODA để tỉnh Thái Nguyên hoàn thành dự án” - ông Tỏ nói và đề nghị Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giúp tỉnh đầu tư hạ tầng điện đáp ứng nhu cầu cho một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho khoảng 5.000 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiết kiệm thời gian, chi phí trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, UBND Thái Nguyên đề nghị Bộ Công Thương quan tâm, tạo điệu kiện, ủy quyền cho Sở Công Thương được cấp các loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) các mẫu: D, VK, vc, VJ, AANZ, AI, AJ, X, s cho hàng hóa sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận...

Tại buổi làm việc, sau khi nghe địa phương thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ và nêu một số kiến nghị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ khẩn trương phối hợp với địa phương để giải quyết từng kiến nghị trong thời gian sớm nhất.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá cao những kết quả trong phát triển kinh tế xã hội, nhất là lĩnh vực công nghiệp, thương mại của Thái Nguyên thời gian qua.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, Thái Nguyên có tiềm đề và vị trí quan trọng để phát triển nhanh, bền vững; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực

“Đây thể hiện sự năng động sáng tạo và tinh thần trách nhiệm toàn diện của HĐND và sự điều hành của UBND tỉnh và các sở ngành”, Bộ trưởng nhấn mạnh và chia sẻ “Chúng tôi đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ địa phương thực hiện các dự án phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch trọng điểm trên địa bàn”.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, Thái Nguyên có tiềm đề và vị trí quan trọng để phát triển nhanh, bền vững; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực. Phát triển kinh tế của Thái Nguyên có nền tảng hơn các địa phương khác trên cả nước, mà thế mạnh nhất là cơ sở công nghiệp gắn với công nghiệp cơ bản, chế biến và chế tạo. Bộ trưởng chia sẻ và mong muốn: Từ thực tế điều kiện thuận lợi này, Thái Nguyên tiếp tục có định hướng làm sâu sắc hơn nữa chủ trương công nghiệp hóa. Để Thái Nguyên không chỉ là một cứ điểm công nghiệp quan trọng mà sẽ là một trung tâm kinh tế xã hội trên cơ sở phát triển bền vững cả về thương mại, thương mại nội địa, dịch vụ.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, Thái Nguyên cần tính toán đến khả năng liên kết với các địa phương trong vùng và cả nước khi triển khai các dự án trọng điểm. Đồng thời, cần tập trung nguồn lực trên cơ sở cải cách hành chính, cải cách thể chế, đơn giản hóa, cắt giản các thủ tục, hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp. Khai thác những cơ hội từ cơ chế chính sách của Chính phủ đang được thảo gỡ để tiếp tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào thị trường.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh bổ sung và mong muốn tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Bộ Công Thương không chỉ thực hiện một số đề án và nhiệm vụ lớn mà cả trong nhiệm vụ cụ thể, như Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương, Chương trình xăng sinh học E5...

Trước những kiến nghị của địa phương, Bộ trưởng cho biết, Bộ Công Thương thống nhất chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ và EVN ưu tiên nguồn lực đầu tư để đảm bảo cân đối đủ nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế và dân sinh trên địa bàn tỉnh. Thái Nguyên nên đa dạng nguồn cung, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo trên địa bàn. Đồng thời có gắn kết Thái Nguyên như là trung tâm, có vai trò liên kết vùng.

     Lãnh đạo các vụ chức năng của Bộ Công Thương giải đáp những thắc mắc của các đại buổi làm việc

“Thái Nguyên nên xem xét phát triển hệ thống điện từ năng lượng mặt trời trên Hồ Núi Cốc” - Bộ trưởng gợi ý và cho rằng, vì không sử dụng mặt bằng là mặt đất nên suất đầu tư cho hệ thống điện này sẽ không cao và có tính khả thi trong thực tế.

Đối với việc cấp điện cho các xóm, bản khó khăn, Bộ trưởng cho biết, hiện nguồn vốn Trung ương đầu tư cho các hạng mục này còn hạn chế, tuy nhiên, Bộ Công Thương thống nhất với Thái Nguyên sẽ tiếp tục rà soát, cân đối nguồn lực để địa phương sớm hoàn thành việc đưa điện lưới về thôn bản.

Với vai trò trung tâm trong liên kết vùng, Bộ trưởng đề nghị các vụ chức năng của Bộ rà soát, làm việc lại với địa phương quy hoạch các trung tâm logistic; bàn biện pháp cụ thể xây dựng kết nối Thái Nguyên với các tỉnh trong khuôn khổ liên kết vùng và liên kết các quốc gia trong khu vực.

“Tiềm năng của Thái Nguyên còn rất nhiều, do vậy cần phải nghiên cứu kỹ và sâu hơn” - Bộ trưởng đề nghị: Bộ Công Thương và tỉnh Thái Nguyên có cơ chế phối hợp thường xuyên hơn, thậm chí xây dựng chương trình công tác để ký kết, định hướng, cụ thể hóa một số lĩnh vực hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; đồng thời cụ thể hóa những mục tiêu, nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong chiến lược phát triển.