TÓM TT:

Hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nói riêng rất quan trọng để phòng chống rủi ro thất thoát tài sản trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Nghiên cứu được tiến hành trên 148 mẫu khảo sát tại các ngân hàng thương mại TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng với việc sử dụng phần mềm SPSS. Kỹ thuật phân tích bao gồm thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy thang đo, phân tích EFA, hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng các ngân hàng thương mại TP.HCM, gồm: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Đánh giá rủi ro; (3) Hoạt động kiểm soát; (4) Thông tin truyền thông; (5) Hoạt động giám sát.

Từ khóa: Kiểm soát nội bộ, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng, ngân hàng thương mại.

1. Gii thiu

Trong các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại (NHTM) tại TP.HCM nói riêng, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, vì nó giúp quay vòng nguồn vốn huy động đầu vào và chiếm tỷ trọng cao trong lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao nhất. Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Từ rủi ro này có thể dẫn đến khả năng mất thanh toán của ngân hàng do không thu hồi được vốn tín dụng để thanh toán các khoản huy động đầu vào, hay xa hơn nữa có thể tác động xấu đến cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế vĩ mô. Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Khi ngân hàng mất khả năng thanh toán, phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đối tác của ngân hàng, dẫn đến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn và gặp nhiều trở ngại trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác. Chính vì vậy, để hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng, ngoài các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng, định hướng kinh doanh đúng đắn, việc thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ (KTNB) của NHTM đối với nghiệp vụ tín dụng là vô cùng quan trọng. Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng, hạn chế sự thất thoát vốn tín dụng của ngân hàng. Do đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng các NHTM TP.HCM là cần thiết để nâng cao năng lực quản lý của các NHTM.

2. Cơ sở lý thuyết, mô hình và phương pháp nghiên cứu

2.1. Cơ slý thuyết và mô hình đxut

Theo Basel (1998), “Kiểm soát nội bộ là quá trình được thực hiện bởi Hội đồng quản trị, ban điều hành và toàn thể nhân viên. Đó không chỉ là một thủ tục hoặc một chính sách được thực hiện tại một thời điểm nào đó, mà còn tiếp diễn ở tất cả các cấp trong ngân hàng”. Basel đề ra 13 nguyên tắc thiết kế và đánh giá hệ thống KSNB ngân hàng về: Giám sát điều hành và văn hóa kiểm soát (3 nguyên tắc); Nhận biết và đánh giá rủi ro (1 nguyên tắc), Hoạt động kiểm soát và sự phân công, phân nhiệm (2 nguyên tắc); Thông tin và truyền thông (3 nguyên tắc) Giám sát và sửa chữa những sai sót (3 nguyên tắc), và Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) thông qua cơ quan thanh tra ngân hàng (1 nguyên tắc).

Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng các ngân hàng thương mại TP.HCM như sau:

- Môi trường kiểm soát:

Môi trường kiểm soát là nền tảng ý thức, là văn hóa của tổ chức, phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên trong tổ chức. Môi trường kiểm soát là nền tảng cho 4 bộ phận (hay thành phần) còn lại của hệ thống KSNB, nhằm xây dựng những nguyên tắc và cơ cấu hoạt động phù hợp. Môi trường kiểm soát bao gồm nhận thức, thái độ và hành động của người quản lý trong đơn vị đối với kiểm soát và tầm quan trọng của kiểm soát. Môi trường kiểm soát có một ảnh hưởng quan trọng đến quá trình thực hiện và kết quả của các thủ tục kiểm soát (Amudo, A., & Inanga, E. L. 2009); (Basel, 2013). Một môi trường kiểm soát tốt có thể hạn chế phần nào sự thiếu sót của các thủ tục kiểm soát.

Giả thuyết H1 được đưa ra là: Môi trường kiểm soát ảnh hưởng tích cực đến đến KSNB hoạt động tín dụng các NHTM TP.HCM.

- Đánh giá rủi ro:

Rủi ro là những nguy cơ làm cho mục tiêu của tổ chức không được thực hiện. Tất cả các tổ chức, dù khác nhau về quy mô, cấu trúc, ngành nghề kinh doanh, đều phải đối mặt với rủi ro ở nhiều mức độ. Rủi ro phát sinh từ các nguồn bên ngoài lẫn bên trong của tổ chức. Đánh giá rủi ro là việc nhận dạng, phân tích và quản lý các rủi ro có thể đe dọa đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, như mục tiêu sản xuất, bán hàng, marketing, tài chính và các hoạt động khác, từ đó có thể quản trị được rủi ro (Lannoye, 1999); (Dinapoli, 2007).  

Giả thuyết H2 được đưa ra là: Đánh giá rủi ro ảnh hưởng tích cực đến  KSNB hoạt động tín dụng các NHTM TP.HCM.

- Hoạt động giám sát:

Hoạt động kiểm soát là tập hợp những chính sách, thủ tục kiểm soát để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu. Các chính sách và thủ tục này thúc đẩy các hoạt động cần thiết để giảm thiểu những rủi ro của tổ chức và tạo điều kiện cho các mục tiêu đề ra được thực thi nghiêm túc, hiệu quả trong toàn đơn vị. Hoạt động kiểm soát diễn ra trong toàn bộ tổ chức ở mọi cấp độ và mọi hoạt động (Ramos, 2004); (Kaplan, 2008). Hoạt động kiểm soát bao gồm:

- Chính sách kiểm soát là những nguyên tắc cần làm, là cơ sở cho việc thực hiện các thủ tục kiểm soát.

- Thủ tục kiểm soát là những quy định cụ thể để thực thi chính sách kiểm soát.

Giả thuyết H3 được đưa ra là: Hoạt động kiểm soát ảnh hưởng tích cực đến KSNB hoạt động tín dụng các NHTM TP.HCM.

Thông tin truyền thông:

Mọi bộ phận và cá nhân trong doanh nghiệp đều phải có những thông tin cần thiết giúp thực hiện trách nhiệm của mình (trong đó có trách nhiệm kiểm soát). Truyền thông là việc trao đổi và truyền đạt các thông tin cần thiết tới các bên có liên quan cả trong lẫn ngoài doanh nghiệp. Bản thân mỗi hệ thống thông tin đều có chức năng truyền thông, bởi có như vậy thì những thông tin đã được thu thập và xử lý mới có thể đến được với các đối tượng có nhu cầu để giúp họ thực hiện được trách nhiệm của mình (Dinapoli, 2007). Hệ thống truyền thông gồm 2 bộ phận: Truyền thông bên trong và truyền thông bên ngoài.

Giả thuyết H4 được đưa ra là: Thông tin truyền thông ảnh hưởng tích cực đến KSNB hoạt động tín dụng các NHTM TP.HCM.

- Hoạt động giám sát:

Giám sát là bộ phận cuối cùng của hệ thống KSNB, là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB theo thời gian. Giám sát có một vai trò quan trọng, nó giúp KSNB luôn hoạt động hữu hiệu. Quá trình giám sát được thực hiện bởi những người có trách nhiệm nhằm đánh giá việc thiết lập và thực hiện các thủ tục kiểm soát (Samad, A. 2004); (Kaplan, 2008). Giám sát được thực hiện ở mọi hoạt động trong ngân hàng, đôi khi còn áp dụng cho các đối tượng bên ngoài theo 2 cách: Giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ.

Giả thuyết H5 được đưa ra là: Hoạt động giám sát ảnh hưởng tích cực đến đến KSNB hoạt động tín dụng các NHTM TP.HCM.

Căn cứ vào các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đến KSNB hoạt động tín dụng các NHTM TP.HCM gồm có 5 biến độc lập là: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và hoạt động giám sát.

2.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành qua 2 giai đoạn chính: (1) Nghiên cứu định tính nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng IFRS và xây dựng thang đo; (2) Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, và kiểm định các giả thiết của mô hình.

Phương pháp chọn mẫu: Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Theo Tabachnick& Fidell (2007), khi dùng hồi quy bội, kích thước mẫu n nên được tính bằng công thức sau: n ≥ 50 +8p (p: số lượng biến độc lập), Số mẫu được chọn trong bài nghiên cứu là 148 mẫu là phù hợp.

Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB hoạt động tín dụng các NHTM TP.HCM bao gồm 5 nhân tố như sau: 

Ү = β0 +  β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + μ

Trong đó:

β0: hằng số

X1: Môi trường kiểm soát;

X2: Đánh giá rủi ro;

X3: Hoạt động kiểm soát;

X4: Thông tin truyền thông;

X5: Hoạt động giám sát

Ү: Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng các NHTM TP.HCM

μ: Sai số: Các yếu tố không quan sát được.

3. Kết quả nghiên cứu

Sau khi kiểm định độ tin cậy của các thang đo của các biến độc lập và biến pụ thuộc. Tác giả đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính như Bảng 1.

Bảng 1. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến

Mô hình

Hệ số R

Hệ số R2

Hệ số R2 - hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng

1

.711a

.512

.504

.12335

Bảng 1 cho thấy, giá trị hệ số R2 - hiệu chỉnh = 0.504> 0.5, do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra, giá trị hệ số R2 hiệu chỉnh là 0.504, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 50.4%.

Bảng 2. Bảng kết quả các trọng số hồi quy 

Coefficientsa

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

tstat

Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

Beta

Sai số chuẩn

Beta

Hệ số Tolerance

Hệ số VIF

1

(Constant)

.147

.162

 

5,754

.000

 

 

X1

.137

0,024

0,335

5,511

.000

0.712

1.132

X2

.056

0,011

0,236

5,429

.000

0.873

1.135

X3

.051

0,016

0,137

3,733

.000

0.924

1.061

X4

.087

0,018

0,280

5,966

.000

0.853

1.151

X5

.163

0,031

0,382

6,363

.000

0.851

1.143

Ngun: Tính toán tphầm mềm SPSS

Căn cứ vào B2, phương trình hồi qui tuyến tính bội của các nhân tố  ảnh hưởng đến KSNB hoạt động tín dụng các NHTM TP.HCM với các hệ số chuẩn hóa như sau:

Y = 0.335X1+ 0.236X2 + 0.137X3 + 0.280X4 + 0.382X5

Kết luận: Mục đích của nghiên cứu này là xác định và đo lường mức ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến KSNB hoạt động tín dụng các NHTM TP.HCM.

Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra được 5 nhân tố có ảnh hưởng đến KSNB hoạt động tín dụng các NHTM TP.HCM với mức độ tác động theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: hoạt động giám sát, môi trường kiểm soát, thông tin truyền thông, đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát.

4. Kiến ngh

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả 5 nhân tố của mô hình nghiên cứu đều ảnh hưởng đến  hoạt động tín dụng các NHTM TP.HCM. Để nâng cao hiệu quả của việc quản lý thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng các NHTM, cần tạo dựng văn hóa kiểm soát toàn diện trong tổ chức, trong đó, đặc biệt chú trọng đề cao vấn đề đạo đức trong kinh doanh khi tần suất xuất hiện và mức độ thiệt hại của các vụ việc vi phạm đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam.

Ban hành đầy đủ các chính sách, văn bản hướng dẫn về hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo mọi CBNV đều thực hiện theo đúng các văn bản đã ban hành nhằm hạn chế rủi ro phát sinh, đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

Định lượng rõ ràng các chỉ tiêu kế hoạch và trách nhiệm về hoạt động tín dụng: Chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động tín dụng của đại hội cổ đông đặt ra. Hoạch định hệ thống phân cấp báo cáo về hoạt động tín dụng rõ ràng theo chiều dọc: phù hợp với xu hướng đang dần chuyển đổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo đề nghị của Basel II nhằm chuyên môn hóa các chức năng trong quy trình tín dụng, từ đó hạn chế thấp nhất các rủi ro tín dụng có thể phát sinh.

Thiết lập và vận hành hữu hiệu các thủ tục kiểm soát chặt chẽ trong quy trình tín dụng quy trình tín dụng: Thủ tục kiểm soát được thiết lập ở tất cả các bước tín dụng thông qua nhiệm vụ được phân công cho từng nhân viên.

Các NHTMN trên địa bàn tỉnh Bình Dương cần xây dựng kho dữ liệu tập trung, chứa đựng đầy đủ các thông tin về hoạt động tín dụng như toàn bộ các văn bản quy định nội bộ về hoạt động tín dụng, các quy định của Ngân hàng nhà nước và pháp luật liên quan. Bên cạnh đó, cần có một bộ phận chịu trách nhiệm tổng hợp, sàng lọc và phân tích các thông tin về hoạt động tín dụng cần thiết hỗ trợ cho công việc, từ đó chủ động gửi đến nhân viên tác nghiệp tín dụng theo phân quyền.

 TÀI LIU THAM KHO:

  1. Amudo, A., & Inanga, E. L. (2009). Evaluation of internal control systems: A case study from Uganda. International Research Journal of Finance and Economics, 27(1), 124-144.
  2. Basel III, B. C. B. S. "The Liquidity Coverage Ratio and liquidity risk monitoring tools." Bank for International Settlements (2013).
  3. DiNapoli, T. P. (2007). Standards for internal control.
  4. Lannoye, M. A. (1999). Evaluation of internal Controls.
  5. Kaplan, R. S., & Norton, D. P. (2008). The execution premium: Linking strategy to operations for competitive advantage. Harvard Business Press.
  6. Samad, A. (2004). Performance of Interest-free Islamic banks vis-à-vis Interest-based Conventional Banks of Bahrain. International Journal of Economics, Management and Accounting, 12(2).
  7. Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (2007). Using multivariate statistics. Allyn & Bacon/Pearson Education.

FACTORS AFFECTING THE INTERNAL CONTROL SYSTEM OF CREDIT OPERATIONS OF COMMERCIAL BANKS LOCATED IN HO CHI MINH CITY

Master. HOANG THI NGA

Ho Chi Minh City Industry and Trade College

Master. LY NGUYEN NGOC THAO

Ho Chi Minh City Industry and Trade College 

ABSTRACT:

The internal control system in general and the internal control system of credit operations of commercial banks in particular play an important role in preventing risks in banking activities. This study is to identify factors affecting the internal control system of credit operations of commercial banks located in Ho Chi Minh City and measure the influence of each mentioned factor. This study was conducted with 148 survey samples collected from commercial banks in Ho Chi Minh City. Qualitative and quantitative research methods and the SPSS were employed in this study. Meanwhile, the analytical techniques of this study include descriptive statistics, scale reliability testing, EFA analysis and linear regression. The study’s results show that there are five factors affecting the internal control system of credit operations of commercial banks located in Ho Chi Minh City, namely (1) The control environment, (2) Risk assessment, (3) Control activities, (4) Communication information, and (5) Monitoring activities

Keywords: Internal control, internal control system for credit operations, commercial bank.