Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Tiền Giang

TRẦN THỊ KIM PHƯỢNG (Khoa Kế toán - Trường Đại học Tôn Đức Thắng) & NGUYỄN HỮU THIỆN (Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức) & NGUYỄN NGỌC ĐAN THANH (Công ty TNHH Dịch vụ kế toán Ngọc Thanh)

TÓM TẮT:

Thuê ngoài dịch vụ kế toán (DVKT) giúp các doanh nghiệp (DN) tiết kiệm chi phí thay vì thành lập bộ phận kế toán với đầy đủ chức năng. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại tỉnh Tiền Giang, việc lựa chọn còn gặp nhiều khó khăn, do chất lượng DVKT chưa đồng đều và chưa được kiểm soát chặt chẽ. Kết quả cho thấy, có 3 nhân tố tác động ngược chiều, gồm: (1) Sự thường xuyên của công việc kế toán; (2) Tính chất đặc thù của DN và (3) Chủ nghĩa cơ hội của bên cho thuê và 2 nhân tố tác động cùng chiều đến quyết định thuê ngoài DVKT của các DNNVV tại tỉnh Tiền Giang là: (1) Áp lực cạnh tranh và (2) Sự tin tưởng vào đội ngũ kế toán bên ngoài.

Từ khóa: Chất lượng dịch vụ kế toán, doanh nghiệp nhỏ và vừa, quyết định thuê ngoài dịch vụ kiểm toán, tỉnh Tiền Giang.

1. Giới thiệu

Toàn tỉnh Tiền Giang có 3.835 DN và khoảng 62.300 hộ kinh doanh hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh trong năm 2017. Tuy nhiên, hầu hết DN trên địa bàn tỉnh có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, chiếm khoảng 97% trên tổng số lượng DN.

Trên cơ sở của mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí, các DNNVV tại tỉnh Tiền Giang thường lựa chọn thuê ngoài DVKT hơn là thiết lập bộ phận kế toán hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng. Tuy nhiên, trong bối cảnh có hàng loạt DN cung cấp DVKT tại tỉnh, việc lựa chọn của các DN chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố. Và việc tìm hiểu vấn đề này sẽ giúp các DNNVV xác định được yếu tố tác động quyết định việc thuê ngoài DVKT, cũng như các DN cung cấp DVKT tập trung nâng cao chất lượng của các nhân tố tác động đến quyết định thuê ngoài DVKT của các DNNVV tại tỉnh Tiền Giang.

2. Lý thuyết nền nghiên cứu

2.1. Thuê ngoài dịch vụ kế toán

Dong-Hoon Yang và cộng sự (2007) cho rằng: “Thuê ngoài là khi DN thuê một nhà cung ứng dịch vụ ở bên ngoài để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong DN”. Việc này mang lại lợi ích, như: cắt giảm chi phí, gia tăng chất lượng, tiếp cận được công nghệ mới (Kremic và cộng sự, 2006), và tập trung vào hoạt động cốt lõi cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN (Gilley và cộng sự, 2000). Tuy nhiên, DN phải đối mặt với các rủi ro, như: thiếu khả năng kiểm soát, không chắc chắn về kết quả, tốn kém chi phí, rò rỉ thông tin và dữ liệu, cũng như chất lượng dịch vụ không tốt

(Dorasamy và cộng sự, 2010).

Trong khi đó, theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13 thì “Kinh doanh DVKT là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán theo quy định của Luật này cho các tổ chức. cá nhân có nhu cầu”. Đồng thời, các đặc điểm của DNNVV tại tỉnh Tiền Giang được quy định theo Luật Hỗ trợ DNNVV số 04/2017/QH14 cũng như Nghị định số 39/2018/NĐ-CP mà theo đó “DNNVV bao gồm DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa, có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí sau đây: Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng”.

Như vậy, có thể thấy, việc các DNNVV tại tỉnh Tiền Giang đưa ra quyết định thuê ngoài DVKT là “việc chuyển giao một phần hay toàn bộ các công việc của kế toán cho bên cung cấp dịch vụ để cắt giảm chi phí, tiếp cận các kỹ năng chuyên môn hoặc đạt được lợi thế cạnh tranh” (Maelah và các cộng sự, 2010).

Bên cạnh, một số lý thuyết được sử dụng để giải thích cho hành vi lựa chọn dịch vụ thuê ngoài của DN, như: Thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein (1975) để giải thích cho một hành vi thực tế được quyết định bởi những ý thức thực hiện hành vi đó; Lý thuyết chi phí giao dịch của Ronald HarryCoase (1937) giải thích việc tăng phí dịch dụ trong các giao dịch; Lý thuyết năng lực cốt lõi của Prahalad và Gary Hamel (1990) bàn về chiến lược sử dụng dịch vụ thuê ngoài; và Lý thuyết dựa trên nguồn của Barney (1991) bàn về các giá trị tạo nên lợi thế cạnh tranh của DN.

2.2. Các giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên nền tảng lý thuyết nguyên cứu cũng như các mô hình nghiên cứu trước đó của Kamyabi và Devi (2011) và Hafeez và Andersen (2014), các tác giả xây dựng và đề xuất 5 giả thuyết trong nghiên cứu bao gồm:

Giả thuyết H1: Sự thường xuyên của công việc kế toán ảnh hưởng ngược chiều đến quyết định thuê ngoài DVKT.

Giả thuyết H2: Tính chất đặc thù của DN ảnh hưởng ngược chiều đến quyết định thuê ngoài DVKT.

Giả thuyết H3: Chủ nghĩa cơ hội của bên cho thuê ảnh hưởng ngược chiều đến quyết định thuê ngoài DVKT.

Giả thuyết H4: Sự tin tưởng vào đội ngũ kế toán bên ngoài ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định thuê ngoài DVKT.

Giả thuyết H5: Áp lực cạnh tranh ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định thuê ngoài DVKT.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Mô hình nghiên cứu

Trên nền tảng của các lý thuyết nền và kế thừa mô hình nghiên cứu trước đó của các Kamyabi và Devi (2011) và Hafeez và Andersen (2014), các tác giả xây dựng mô hình hồi quy nghiên cứu như sau:

Từ mô hình nghiên cứu đề xuất, các tác giả đề xuất phương trình hồi quy bội chuẩn hóa trong nghiên cứu có dạng như sau:

QD = β1*STX + β2*TCDT + β3*CNCH + β4*STT+ β5*ALCT

3.2. Thu thập dữ liệu

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua các phiếu khảo sát gửi trực tiếp cho Ban giám đốc, Kế toán trưởng và kế toán viên của 185 DNNVV tại tỉnh Tiền Giang. Dữ liệu sau thu thập được làm sạch, nhập liệu và thực hiện phân tích bằng phần mềm SPSS thông qua Thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan và hồi quy.

4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Với số phiếu phát ra là 185, số phiếu thu hồi là 185, đạt tỷ lệ hồi đáp là 100%. Sau khi làm sạch dữ liệu, số phiếu hợp lệ là 180 phiếu, đạt tỷ lệ 97.3% so với số phiếu phát ra. Kết quả phân tích cho thấy có 139 giám đốc/phó giám đốc (tỷ lệ 77.2%); 28 kế toán trưởng (15.6%) và 12 kế toán viên (6.7%) tham gia khảo sát. Đồng thời, 100% DN khảo sát là thỏa mãn các đặc điểm của DNNVV. Điều này cho thấy, chất lượng của dữ liệu thu thập đã đảm bảo được sự phù hợp cũng như độ tin cậy kết quả nghiên cứu. Đánh giá của đáp viên được minh họa qua Bảng 1 bên dưới.

Căn cứ số liệu Bảng 1, giá trị trung bình của 5 nhân tố tác động đến quyết định của các DN từ 2.98 đến 3.33 cho thấy, các biến độc lập này thực sự có tác động đến biến phụ thuộc theo như nhận định của các đáp viên. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng là không lớn. Để làm rõ các mối quan hệ và mức độ tác động cũng như kiểm định các giả thuyết, các phân tích sau được thực hiện.

Số liệu Bảng 2 cho thấy, thật sự có tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc với độ tin cậy có mức ý nghĩa thống kê rất cao, là 99%. Đồng thời, các biến STX, TCDT và CNCH có quan hệ ngược chiều với QD trong khi STT và ALCT có quan hệ cùng chiều là hoàn toàn phù hợp với giả thuyết được đặt ra.

Với giá trị Sig. từ Bảng 3 của 5 nhân tố đều < 0.05 nên phương trình hồi quy chuẩn hóa kết quả nghiên cứu như sau:

QD = - 0.147*STX - 0.138*TCDT - 383*CNCH + 0.354*STT+ 0.180*ALCT

Bên cạnh, các kết quả kiểm định ANOVA với Sig. = 0.000b < 0.05; hệ số VIF của 5 nhân tố đều < 2; và đồ thị phần dư chuẩn hóa và P-Plot cùng biểu đồ Histogram đều cho thấy, các giả thuyết của mô hình hồi quy không bị vi phạm. Như vậy, mô hình nghiên cứu của các tác giả là hoàn toàn phù hợp và tin cậy với mức độ giải thích của mô hình so với tổng thể là 63.8%.

Từ đó cho thấy, quyết định thuê ngoài DVKT của các DNNVV tỉnh Tiền Giang chịu sự tác động của các nhân tố Quyết định thuê ngoài DVTN (tác động mạnh nhất với Beta = -0.383); Chủ nghĩa cơ hội của bên cho thuê (tác động mạnh thứ hai với Beta = 0.354); Sự tin tưởng vào đội ngũ kế toán bên ngoài (tác động mạnh thứ ba với Beta = 0.180); Áp lực cạnh tranh (tác động mạnh thứ tư với Beta = -0.147); và Sự thường xuyên của công việc kế toán (tác động yếu nhất với Beta = -0.138).

5. Kết luận

Nhằm mục đích xác định và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định thuê ngoài DVKT của các DNNVV tỉnh Tiền Giang, kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy cả 5 nhân tố được xác định, gồm: Sự thường xuyên của công việc kế toán; Tính chất đặc thù của DN; Chủ nghĩa cơ hội của bên cho thuê, Sự tin tưởng vào đội ngũ kế toán bên ngoài; và Áp lực cạnh tranh đều có tác động đến Quyết định thuê ngoài DVKT của các DN này. Trong đó, nhân tố có mức tác động mạnh nhất là Quyết định thuê ngoài DVKT (Beta = -0.383) và nhân tố có mức tác động yếu nhất là Sự thường xuyên của công việc kế toán (Beta = -0.138). Đồng thời, các giả thuyết nghiên cứu được tác giả xây dựng đều được chấp nhận.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị được đề xuất như sau:

Đối với các DNNVV: Cần chú trọng hơn đến chất lượng dịch vụ của đơn vị cung cấp, cũng như mức độ cạnh tranh trên thị trường để đưa ra quyết định thuê ngoài DVKT hơn là phụ thuộc nhiều vào ý chí “chủ quan” của người đứng đầu DN.     

Đối với các DN cung cấp DVKT: Cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng đội ngũ nhân viên, tư vấn hợp lý, đồng thời có những chiến lược quảng cáo phù hợp theo hướng tiếp cận đối tượng ra quyết định thuê ngoài DVKT.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu đã góp phần mở rộng kiến thức nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến quyết định thuê ngoài DVKT của các DNNVV. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình là chỉ giải thích được 63.8% so với tổng thể cần được khắc phục trong các nghiên cứu tiếp theo thông qua việc khám phá thêm các nhân tố mới ■

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Dorasamy, M., Marimuthu, M., Jayabalan, J., Raman, M., & Kaliannan, M. (2010). Critical factors in outsourcing of accounting functions in Malaysian small medium-sized enterprises (SMEs).Kajian Malaysia: Journal of Malaysian Studies,28(2).

2. Gilley, K. M., & Rasheed, A. (2000). Making more by doing less: An analysis of outsourcing and its effects on firm performance.Journal of management,26(4), 763 - 790.

3. Hafeez, A., & Andersen, O. (2014). Factors influencing accounting outsourcing practices among SMEs in Pakistan context: Transaction cost economics (TCE) and resource-based views (RBV) prospective.

4. Kamyabi, Y., & Devi, S. (2011). Outsourcing of accounting functions in the context of SMEs in emerging economies: Transaction cost economics perspective.Australian Journal of Basic and Applied Sciences,5(11), 1696 - 1703.

5. Kremic, T., & Tukel, O. I. (2006). Assisting public organisations in their outsourcing endeavours: A decision support model.International Journal of Integrated Supply Management,2(4), 383 - 406.

6. Maelah, R., Aman, A., Hamzah, N., Amiruddin, R., Sofiah, & Auzair, M. (2010). Accounting outsourcing turnback: process and issues.Strategic Outsourcing: An International Journal,3(3), 226 - 245.

7. Yang, D. H., Kim, S., Nam, C., & Min, J. W. (2007). Developing a decision model for business process outsourcing.Computers & Operations Research,34(12), 3769 - 3778.

FACTORS IMPACTING ON THE DECISION

OF OUTSOURCING THE ACCOUTING ACITIVITIES

OF SMES IN KIEN GIANG PROVINCE

●TRAN THI KIM PHUONG

Faculty of Accounting, Ton Duc Thang University

●NGUYEN HUU THIEN

Thu Duc College of Technology

●NGUYEN NGOC DAN THANH

Ngoc Thanh Accounting Services Co.,Ltd

 

ABSTRACT:

In stead of establishing full funcitional accounting departments, enterprises could reduce their costs by outsourcing their accounting services. However, small and medium-sized enterprises (SMEs) in Tien Giang Province find it difficult to oursouce their accounting acitivites due to the uneven quality of accounting services. This study shows that there are three factors that have opposite impacts on the decisions of outsourcing auditing services of SMEs in Tien Giang Province. These three factors are (1) The frequency of accounting work, (2) The characteristics of enterprises and (3) Opportunities of the services providers. Besides, there are two factors positively impacting on this decision, namely (1) The competitive pressure and (2) The trust in external accountants.

Keywords: The quality of accounting service; small and medium-sized entrerprise, decisions of outsourcing auditing services, Tien Giang Province.