Các quốc gia sản xuất cao su thống nhất không bán cao su dưới giá hiện tại

Hãng tin Bloomberg cho biết, các nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới sẽ thống nhất không bán cao su với giá thấp hơn giá hiện hành và thực hiện các biện pháp cần thiết để nâng giá cao su vốn đang ở

Ngày 10/10/2014, các quốc gia gồm: Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Campuchia và Cơ quan cao su quốc tế đã nhóm họp tại Malacca (Malaysia) vào  để đưa ra các biện pháp nâng giá cao su và thống nhất không bán giá cao su thấp hơn giá hiện tại. Tổng sản lượng cao su của các quốc gia này chiếm đến 70% sản lượng cao su toàn cầu.

Trong tháng 10/2014, giá cao su trên toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây trước những lo ngại về nhu cầu sử dụng cao su của Trung Quốc ở mức yếu do tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này chậm lại; Trung Quốc hiện là quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới.

Vào ngày 3/10/2014, giá cao su giao tương lai trên Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo đã giảm xuống chỉ còn 173,8 Yên/kg (1.612 USD/tấn) – mức giá thấp nhất kể từ tháng 7/2009. Trong khi đó, vào ngày 2/10/2014, giá cao su giao dịch tại Singapore giảm xuống mức 1.483 USD/tấn – mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009. Giá cao su xuất khẩu của Thái Lan cũng giảm xuống còn 49,20 Baht/kg – mức thấp nhất kể từ năm 2009.

Ông Kazunori Kobuko, giám đốc quản lý công ty Yutaka Shoji Singapore Pte., nhận định: “Các quốc gia sản xuất cao su đang rất lo ngại về tình trạng giá cao su giảm xuống. Việc cam kết không bán giá cao su thấp hơn giá hiện tại có thể sẽ giúp thị trường cao su đi lên. Tuy nhiên, mọi người vẫn đang chờ đợi hành động thực tế từ các quốc gia này.”

Trong thời gian qua, giá cao su đã liên tục giảm mạnh khi nhu cầu sử dụng cao su ở mức thấp và thị trường dư thừa nguồn cung (Ảnh minh họa)

Hãng tin Bloomberg dẫn lời một quan chức Malaysia cho biết, Hội đồng cao su quốc tế 3 bên gồm các quan chức chính phủ, người trồng cao su và các nhà xuất khẩu của Thái Lan, Indonesia và Malaysia đang lên kế hoạch nhóm họp trong giai đoạn từ đầu tháng 10 – 12/2014 nhằm giải quyết tình trạng giá cao su tuột dốc. Theo thông báo của Malaysia, Hội đồng cao su quốc tế 3 bên mong muốn cắt giảm nguồn cung thông qua các chương trình trồng mới và trồng lại cây cao su trong dài hạn cũng như gia tăng nhu cầu sử dụng cao su trong việc xây dựng đường. Malaysia cũng bày tỏ sự hoan nghênh đối với quyết định không bán cao su dưới giá 1,50 USD/kg của các Hiệp hội sản xuất cao su Thái Lan, Indonesia.

Trong ngày 13/10/2014, theo Viện nghiên cứu cao su Thái Lan, giá cao su (giá FOB) tại Songkhla, Thái Lan đã tăng 0,2% lên mức 50,70 baht (1,56 USD)/kg; giá cao su giao tháng 11/2014 tại Singapore cũng tăng 0,6% lên mức 1,57 USD/kg.

Theo tổ chức nghiên cứu The Rubber Economist (Anh), việc giá cao su giảm thấp đã buộc người nông dân cắt giảm sản lượng, qua đó giúp mức dư cung cao su sẽ giảm xuống còn 43.000 tấn trong năm 2015 so với mức 292.000 tấn (dự kiến) trong năm 2014 và thị trường sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt 77.000 tấn cao su vào năm 2016.