Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh tại tỉnh Bình Phước

ThS. LÊ CÔNG TÂM (Giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý công - Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh)

TÓM TẮT:

Phát triển giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ. Chính phủ đề cao các biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ trẻ đến trường, phổ cập giáo dục, chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, ở các vùng sâu, tình trạng trẻ em trong độ tuổi từ 11 đến 17 tuổi bỏ học khá nhiều. Bài viết này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học, nhằm gợi ý các giải pháp giúp cơ quan quản lý có biện pháp giảm nhanh tỷ lệ bỏ học của trẻ em ở vùng sâu.

Từ khóa: Tình trạng bỏ học, tỉnh Bình Phước, nguồn nhân lực chất lượng cao, giáo dục.

1. Đặt vấn đề

Ngày nay, nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của một quốc gia. Muốn có nguồn nhân lực tốt, Chính phủ phải đầu tư nhiều vào lĩnh vực giáo dục. Chính nhờ có giáo dục, con người dễ dàng tìm được việc làm, tạo ra được của cải, góp phần làm giảm thất nghiệp, giảm các tệ nạn xã hội...

Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước. Nhà nước có chính sách ưu đãi, khuyến khích trong giáo dục như việc xóa nạn mù chữ, xây các trường chuẩn… nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho học sinh đến trường.

Tuy nhiên, ở các vùng sâu, tình trạng trường học nhà tranh vách nứa vẫn còn, các em đến trường vào ca 3… Vì vậy, tỷ lệ biết chữ ở các vùng này còn rất hạn chế. Do đó, bài viết này tập trung vào hai vấn đề chủ yếu: (1) Nhận diện các nguyên nhân của nạn thất học; và (2) Gợi ý các chính sách để nâng cao hiệu quả giáo dục.

2. Cơ sở lý thuyết

Trong kinh tế học vi mô, lý thuyết hành vi người tiêu dùng cho thấy: Đầu tư cho con cái đi học được cha mẹ xem như là đầu tư hay mua sắm một loại hàng hóa nào đó. Vì vậy, cha mẹ xem xét liệu có cho con mình đi học hay không? Việc xem xét liệu có cho các con đi học hay không phải phụ thuộc vào hàm hữu dụng và đường ngân sách.

Hình 1 cho thấy, hộ gia đình sẽ chọn sao cho hữu dụng là lớn nhất (Maximum utility) và nằm trên đường ngân sách (Budget line). Vì vậy, nó phải thỏa mãn phương trình:

Theo GAO (2000), con người là một loại tài sản mà giá trị của nó tăng lên thông qua đầu tư vào nó, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Nói cách khác, càng đầu tư vào giáo dục cho một người nào đó thì càng làm tăng thu nhập cho người đó. Điều đó đã chứng minh với một lực lượng lao động càng được đào tạo tốt thì tăng trưởng kinh tế càng cao (Zdenko, 2005). Tuy nhiên, các nhà đầu tư luôn đối mặt với 2 vấn đề:

- Vấn đề thứ nhất là, chi phí và lợi nhuận. Khi lợi nhuận cao hơn thu nhập thì tiếp tục được đầu tư, nếu chi phí lớn hơn lợi nhuận thì sẽ không được đầu tư.

- Vấn đề thứ hai đó là, mức sinh lợi trong quá trình đầu tư. Nhà đầu tư sẽ chọn dự án đầu tư nào có mức sinh lời cao nhất. Vì vậy, khi đầu tư vào giáo dục các hộ gia đình luôn có sự so sánh giữa đầu tư vào giáo dục cho con mình đi học và các dự án khác. Từ đó chọn ra dự án có lợi nhất.

Từ cơ sở lý thuyết trên, có hai mô hình được gợi ý:

2.1. Mô hình 1: Đầu tư giáo dục

Trong mô hình này, hộ gia đình được xem là “nhân tố độc lập”, họ quyết định liệu trẻ em có đi học hay không và lớp học mà trẻ em được phép tham gia. Còn cha mẹ thì phải trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là giai đoạn mà họ kiếm tiền và tiêu tiền, nuôi dưỡng con cái và chi phí đi học cho con của họ. Giai đoạn 2 là giai đoạn mà họ đã già. Ở giai đoạn này, thu nhập của họ phụ thuộc vào trợ cấp của con cái. Mức độ trợ cấp của con cái phụ thuộc vào mức độ đầu tư vào giáo dục cho con cái. Như vậy, chi tiêu của cha mẹ được chia làm chi tiêu trong tương lai và mức độ giàu có của con cái.

Chúng ta giả sử rằng một gia đình có cha mẹ và N đứa con (n trai và m gái). Hàm hữu dụng được thể hiện như sau:

Ta có phương trình thu nhập như sau:

Ta có phương trình thu nhập như sau:

Giải phương trình trên ta được:

2.2. Mô hình 2: Nhu cầu giáo dục 2 thời kỳ

Theo Moreover, Kooreman and Wunderink thì:

Từ các phương trình trên ta thấy mối liên hệ giữa lương và thời gian đến trường: W2 = h(t,A)

Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ quan tâm thanh thiếu niên tuổi từ 11-17 tuổi có bỏ học hay không đối với giáo dục phổ thông. Vì vậy, biến phụ thuộc nhận giá trị 1 khi học sinh bỏ học và nhận giá trị 0 khi học sinh đi học.

Vì vậy, chúng ta có hàm logic sau:

Với Zi: Biến phụ thuộc nhận giá trị 1 khi thanh thiếu niên bỏ học và các trường hợp khác nhận giá trị 0.

Xk: Đặc tính của thanh thiếu niên như tuổi, giới tính

Xi: Đặc tính của hộ gia đình như thu nhập, chi phí đi học...

Uj: Sai số

Vậy, khả năng đi học của thanh thiếu niên được xác định bằng công thức sau:

Từ mô hình lý thuyết, chúng ta có mô hình cụ thể sau:

Biến phụ thuộc Drop_Out là biến đại diện cho tỷ lệ bỏ học của học sinh ở độ tuổi từ 11-17 tuổi. Biến này nhận giá trị 1 khi học sinh bỏ học trung học cơ sở, nhận giá trị bằng 0 trong các trường hợp còn lại.

Các biến độc lập bao gồm:

- COST_SCH: Chi phí đi học (chi phí mà hộ gia đình bỏ ra cho con đi học trong 1 năm, đây là chi phí cơ sở vật chất, tiền học hai buổi, tiền nội trú...).

- LAND_USE: Diện tích đất canh tác (diện tích đất nông nghiệp mà hộ đó đang sử dụng).

- SIBLING: Số anh em trong gia đình

- INCOME: Thu nhập của gia đình (thu nhập của tất cả các thành viên trong gia đình trong vòng 1 tháng).

- HH_AGE: Tuổi của chủ hộ

- AGE: Tuổi của trẻ em

3. Ứng dụng vào thực tiễn tại tỉnh Bình Phước

Dựa vào dữ liệu VHLSS 2004, của khu vực tỉnh Bình Phước, kết quả mô hình Binary Logistic như sau:

Giá trị McFadden R-Squared cho mô hình Binary logistic là khoảng 0,75, điều này cho thấy biến phụ thuộc được biến độc lập giải thích ở mức độ 75%. Điều đó có ý nghĩa bên cạnh các biến đã đề cập trong mô hình, thì vấn đề bỏ học của học sinh còn phụ thuộc vào các biến khác như chất lượng sách, kinh nghiệm của giảng viên, động cơ đi học, kỹ năng giảng dạy, chất lượng trang thiết bị nhà trường, thái độ của các hộ gia đình đối với giáo dục, sự thông minh của học sinh.

Từ kết quả thống kê trên cho chúng ta thấy rằng chỉ có các yếu tố sau ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học ở tỉnh Bình Phước như: Chi phí đi học, tuổi của trẻ em, diện tích đất canh tác, số anh em trong gia đình, thu nhập của hộ gia đình.

Với giả định ban đầu xác suất ban đầu là 10% chúng ta có bảng phân tích sau:

- Chi phí đi học

Đây là biến ảnh hưởng đến tỷ lệ bỏ học và nó mang dấu âm với hệ số hồi quy là -0,003. Điều đó có nghĩa là khi chi phí đi học tăng lên thì khả năng bỏ học giảm xuống. Ta thấy với xác suất ban đầu là 10% nhưng khi chi phí đi học tăng 1.000 đồng thì xác xuất bỏ học của học sinh phổ thông giảm 9,91% (bởi vì hệ số hồi quy mang dấu âm), Nguyên nhân là khi thu học phí cao hơn như cơ sở vật chất, tiền học hai buổi…, nhà trường tạo điều kiện tốt hơn cho học sinh điều này sẽ giúp cho các em học tốt hơn. Điều này kích thích các em đi học tốt hơn.

- Tuổi của trẻ em

Hệ số hồi quy là 0,59 và mang dấu dương. Với giả định ban đầu là xác suất 10% khi tuổi trẻ em tăng lên 1 tuổi, xác suất bỏ học của trẻ em là học sinh phổ thông tăng lên 16,67%. Nguyên nhân là đối với các học sinh càng lớn tuổi thì dễ dàng tham gia lực lượng lao động hoặc dễ dàng tìm được nghề trong thị trường lao động hoặc ở nhà giúp cho gia đình. Theo Thanh (2004), khi trẻ em tăng lên 1 tuổi thì khả năng bỏ học tăng lên 5,1% năm 1993, 1,4% năm 1998, và chỉ 0,3% năm 2002.

- Vấn đề dân tộc học

Ảnh hưởng dân tộc đến xác suất bỏ học là không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này. Điều này có nghĩa biến này không ảnh hưởng đến nạn bỏ học trong khu vực dữ liệu này, chứng tỏ rằng Nhà nước đã có các chính sách khuyến khích các dân tộc ít người nên đưa con đến trường như các chương trình cung cấp sách, cung cấp các dụng cụ cho học sinh khi họ đến trường. Ngoài ra, chương trình giáo dục phù hợp với các dân tộc ít người. Điều này giúp cho học sinh thuộc dân tộc ít người hiểu các bài giảng tại lớp.

- Giới tính

Hầu hết các gia đình ở vùng sâu thường thích cho con trai đi đến trường hơn là con gái. Họ nghĩ rằng con trai sẽ là người nuôi họ khi về già. Tuy nhiên, trong bộ dữ liệu này thì không có sự khác biệt về tỷ lệ bỏ học giữa nam sinh và nữ sinh ở Bình Phước. Điều này cho thấy hầu hết các gia đình quan tâm đến nghề nghiệp của con mình trong tương lai. Vì vậy, họ quyết định gửi con mình (cả trai lẫn gái) đến trường với hy vọng là sau này chúng dễ dàng tìm được công việc tốt trong tương lai.

- Diện tích đất canh tác

Phần đất nông nghiệp đang canh tác ảnh hưởng mạnh đến tình trạng bỏ học của học sinh. Hệ số hồi quy mang giá trị âm. Với giả định ban đầu là 10% khi diện tích đất canh tác tăng lên 1m2 thì xác suất bỏ học đã giảm xuống 9,91%. Nguyên nhân do Bình Phước là vùng sâu vùng xa. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là cây cao su và sản phẩm sắn. Mà trong nông nghiệp, vụ mùa thường thu hoạch bằng tay. Các hộ gia đình thường sử dụng lực lượng con cái trong gia đình để thu hoạch nhằm giảm chi phí sản xuất. Ngày nay, nông nghiệp áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động. Vì vậy, lực lượng lao động trong nông nghiệp được giải phóng. Trẻ con có nhiều thời gian để học hành. Mặc khác cha mẹ mong muốn con cái mình trở thành các ông chủ trang trại hay là những người nông dân có kỹ thuật nên khuyến khích con cái trong gia đình đến trường.

- Số anh chị em trong gia đình

Đây là biến thể hiện đặc tính của gia đình. Nó có ảnh hưởng mạnh đến tình trạng bỏ học của thanh thiếu niên. Hệ số hồi quy là 1,69 mang dấu dương. Điều đó có nghĩa khi số lượng anh em trong gia đình tăng lên thì tình trạng bỏ học cũng tăng lên. Biến này tác động mạnh đến tình trạng bỏ học. Xác suất ban đầu là 10% nhưng khi số anh chị em trong gia đình tăng thêm 1 người thì làm cho xác suất bỏ học của học sinh phổ thông tăng lên 37,5%.

- Thu nhập

Biến này có vai trò rất quan trọng trong quyết định đầu tư vào giáo dục của gia đình. Hệ số hồi quy mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê mới mức ý nghĩa 5%. Đối với trẻ em ở nông thôn hay vùng nghèo phải đi làm kiếm tiền hay làm việc nhà. Họ không có nhiều thời gian để đi học. Ngoài ra, thu nhập đại diện cho năng lực tài chính của gia đình. Nó giúp cho gia đình đó quyết định cho con đến trường hay không, hoặc là liệu cha mẹ có đủ tiền để trả tiền thuê thầy cô dạy thêm hay không khi trẻ em không hiểu bài trên lớp. Ngoài ra, vấn đề thu nhập cũng quyết định cha mẹ có đủ điều kiện để tạo điều kiện thuận lợi cho con cái đi học hay không vì điều này sẽ khuyến khích con cái họ đi học. Những yếu tố này được thể hiện rõ qua bảng phân tích ở trên với xác suất ban đầu là 10%, nhưng khi thu nhập của hộ gia đình tăng lên 1.000 đồng thì xác suất bỏ học của học sinh phổ thông là 9,91%.

- Tuổi của chủ hộ và khu vực

Hai biến này không ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học, vì Chính phủ có nhiều chính sách phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa.

4. Kết luận và gợi ý chính sách

Các nhân tố chính ảnh hưởng quyết định của hộ gia đình gửi con đến trường bao gồm: Chi phí đi học, tuổi của trẻ em, diện tích đất canh tác, số anh em trong gia đình, thu nhập. Có những nhân tố tác động cùng chiều đến nạn bỏ học như: số anh em trong gia đình, độ tuổi của học sinh phổ thông. Trong khi đó có những nhân tố tác động ngược chiều như: Diện tích đất canh tác, chi phí đi học.

Nhằm hạn chế nạn bỏ học, trong nghiên cứu này chúng tôi có một số gợi ý sau:

Một là, học phí ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của gia đình và là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cho con đi học hay không của các hộ gia đình. Chi phí đi học bao gồm chi phí đi lại, quy mô cơ sở vật chất, quỹ trang thiết bị, chi phí học ngoài giờ, chi phí học thêm… Do đó, Chính phủ nên có các chính sách về xây dựng các trường học, trang thiết bị giảng dạy, điều kiện học tập... nhằm kích thích sự ham muốn học tập của học sinh cũng như giảm áp lực của tài chính cho các hộ gia đình ở đây.

Hai là, đối với các trẻ em thuộc diện con gia đình khá giả thì có điều kiện đến trường hơn các em nghèo. Vì vậy, Chính phủ cần có những chính sách giúp đỡ các em nghèo để cho các em có điều kiện đến trường, có các chính sách để giúp đỡ gia đình để thay thế thu nhập của các em trong gia đình như nguyện vọng của gia đình nghèo.

Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình để các gia đình tham gia và mỗi gia đình nên có tối đa là 2 con để có cơ hội nuôi con tốt dạy con ngoan.

Bốn là, giải phóng sức lao động trẻ em ở các vùng sâu, vùng nông thôn. Đặc biệt là việc chăn nuôi gia súc hay phụ việc nhà. Cần tuyên truyền vận động cho các hộ gia đình thấy được tầm quan trọng của giáo dục ngày nay cũng như khả năng kiếm được tiền nhờ giáo dục.

Cuối cùng, tăng cường công tác tuyên truyền đưa các em đi học đúng độ tuổi, đúng lớp học nhằm phát huy khả năng tiếp thu cũng như phát huy năng lực của các em.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Anh Ngoc Nguyen, Taylor J. and Bradley S. (2001), High School Dropout: a Longitudinal Analysis, Lancaster University, Working paper 2001/004.

2. Anh Truong Si, knodel J., Thuy Tran Thi Thanh (1995), Education in VietNam: Trends and Differential, University of Michigan.

3. Bhanpuri H and Reynolds. G. M, 2003, Understanding and Addressing the Issue of the High School Dropout Age.

4. Bhalotra S. and Heady C. (2003), Child Farm Labor: The Wealth Paradox, World Bank, Working paper 2000/492.

5. Chuyen Truong Thi Kim et al. (1999), “Education Enrollments in Lower Secondary School”, trong sách của D. Haughton & ctg, Wealth and Health in Vietnam: an Analysis of Household Living Standards, Singapore: Institute of Southeast Asian Studies: pp. 121-38.

6. Nga Nguyet Nguyen (2002), Trends in the Education Sector from 1993-1998, World Bank.

7. Psacharopoulos G. (1995), the Profitability of investment in education: concepts and Methods.

8. Son Vo thanh, Chuyen Truong Thi Kim, Thuy Nguyen Thi (2001), School Enrolment and Dropout, UNDP HaNoi.

9. Thanh Vo tri and Long Trinh Quang (2004), Can Vietnam Achieve One of Its Millennium Development Goals?An Analysis of Schooling Dropout of Children Working paper series: vol 2004-12.

10. UNDB (2001), Doi moi and Human development in Vietnam.

FACTORS THAT AFFECT STUDENT DROPOUTS IN

BINH PHUOC PROVINCE

MA. LE CONG TAM

Faculty of Economics and Public Management

Open University TP. Ho Chi Minh

ABSTRACT:

Education development is one of the central tasks of the Government. The government has highlighted many measures to increase the rate of school attendance, education universalizing, and its quality. However, children in from 11 to 17 drop out alots in remote areas.

This article analyzes the factors that affect dropouts, and suggestes solutions that help regulators take measures to reduce the dropout rate of children in remote areas.

Keywords: Drop-out, Binh Phuoc province, high quality human resources, education.

Xem tất cả ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 06 tháng 05/2017 tại đây