Các yếu tố chất lượng dịch vụ du lịch ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa tại Bãi Sau - thành phố Vũng Tàu

NGUYỄN MINH TRIẾT (Phó Bí thư tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), HOÀNG MẠNH DŨNG (Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương)

TÓM TẮT:

Bãi Sau Vũng Tàu, hay còn được gọi là bãi Thùy Vân, nằm ở phía Đông Nam thành phố Vũng Tàu, kéo dài khoảng 8km từ chân núi Nhỏ đến Cửa Lấp. Trước mặt là biển Đông, Bãi Sau mang trong mình vẻ đẹp hài hòa màu sắc với màu trắng của những đồi cát trải dài nối tiếp, màu xanh của rừng phi lao cổ thụ, rừng dương ngút ngàn, hàng dừa rợp bóng, cùng với màu xanh trong vắt mát lành của biển. Trong những năm qua, Bãi Sau đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các thành phố du lịch khác. Vì thế, xác định các yếu tố chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa tại đây là yêu cầu cần thiết. Qua đó, định hình các chính sách nhằm khẳng định vị trí du lịch nổi tiếng của Việt Nam.

Từ khóa: Bãi Sau Vũng Tàu (Bãi Thùy Vân), du lịch Vũng Tàu, sự hài lòng của du khách nội địa.

1. Đặt vấn đề

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) có 305km đường bờ biển, địa hình bao gồm núi, đồi, đồng bằng nhỏ và các đồi cát, dải cát vòng theo bờ biển. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bị ảnh hưởng thiên tai, có nhiều sông, suối và các hồ nước lớn. Thành phố Vũng Tàu có nhiều bãi biển đẹp như Bãi Sau (Thùy Vân), Bãi Trước (Tầm Dương), Bãi Dâu (Phương Thảo), Bãi Dứa (Hương Phong) và nhiều di tích, thắng cảnh như Hải Đăng, Bạch Dinh, Niết Bàn Tịnh Xá, Thích Ca Phật Đài, Tượng Chúa  Kito,... Với Bãi Sau (Bãi Thùy Vân) có bờ biển dài nhất của Vũng Tàu và nhiều danh lam thắng cảnh, di tích đẹp và hấp dẫn; cơ sở phục vụ với hàng trăm khách sạn, nhà nghỉ từ qui mô nhỏ đến sang trọng, cùng hệ thống dịch vụ phong phú và đa dạng. Những điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời và những món ăn đặc sản phong phú mang đến cho Bãi Sau một tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Theo Sở Du lịch tỉnh BR-VT, 6 tháng đầu năm 2019, ước có khoảng 8,46 triệu lượt khách du lịch đến Tỉnh, khoảng 2,1 triệu lượt khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú du lịch; trong đó khoảng 44,7 ngàn lượt khách quốc tế lưu trú; Doanh thu du lịch của cả Tỉnh ước đạt khoảng 8,646 tỷ đồng. Riêng thành phố Vũng Tàu ước đón 03 triệu lượt khách và chủ yếu là khu vực Bãi Sau Vũng Tàu. Tuy nhiên, việc thu hút du khách của thành phố Vũng Tàu còn kém so với nhiều thành phố khác, như: TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) thu hút được 3,2 triệu lượt khách lưu trú (1,5 triệu lượt khách quốc tế), doanh thu du lịch đạt 10.100 tỷ đồng; TP Quảng Ninh (tỉnh Quảng Ninh) đón 7,5 triệu lượt khách (khách quốc tế 2,46 triệu lượt), doanh thu đạt 12.787 tỷ đồng; TP Đà Nẵng (chủ yếu là Bán đảo Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn) đón hơn 4 triệu lượt khách (khách quốc tế 1,6 triệu lượt), doanh thu 13.925 tỷ đồng. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc xác định “Các yếu tố chất lượng dịch vụ du lịch ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa tại Bãi Sau Vũng Tàu” là yêu cầu cấp thiết.

2. Tổ chức nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

  • Xác định các yếu tố chất lượng dịch vụ du lịch ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa tại Bãi Sau Vũng Tàu.
  • Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng dịch vụ du lịch đối với sự hài lòng của du khách nội địa tại Bãi Sau Vũng Tàu.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng dịch vụ du lịch và sự hài lòng của du khách nội địa tại Bãi Sau Vũng Tàu.

Khách thể nghiên cứu: Du khách nội địa đến tham quan, du lịch, ăn uống và nghỉ dưỡng tại các khách sạn từ 02 sao trở lên có uy tín và chất lượng thuộc Bãi Sau Vũng Tàu.

2.3. Mô hình nghiên cứu

Dựa vào nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998) phát triển mô hình HOLSAT; Mô hình khả năng thu hút điểm đến của Hu và Ritchie (1993); Nghiên cứu của Mukhles Al-Ababneh (2013) và Al-Hussein Bin Talal UniversityAl-Hussein Bin Talal thuộc Đại họcMa'an, Jordan Ma'an, Jordan, 2013; Nghiên cứu của Phạm Thị Diệp Hạnh (2018); Nghiên cứu của Lê Thái Sơn, Hà Nam Khánh Giao (2014); Nghiên cứu của Đinh Công Thành, Phạm Lê Hồng Nhung và Trương Quốc Dũng (2011); Nghiên cứu của Nguyễn Bá Thế và Võ Lê Hạnh Thi (2010); bài viết đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: (Hình 1)  

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.4. Phương pháp chọn mẫu/cỡ mẫu

Phương pháp chọn mẫu: Điều tra về các yếu tố chất lượng dịch vụ du lịch ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa tại khu du lịch Bãi Sau theo phương pháp chọn mẫu xác suất - phân tầng.

Xác định kích thước mẫu: Mô hình nghiên cứu có 06 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc với 37 biến quan sát. Theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998), để phân tích nhân tố khám phá (EFA), cần kích thước mẫu tối thiểu gấp 05 lần số lượng biến quan sát trong mô hình nghiên cứu n = 37*5 = 175 mẫu khảo sát. Bài viết chọn tối thiểu là 175 du khách nội địa đang lưu trú tại các khách sạn từ 02 - 05 sao thuộc khu vực Bãi Sau. Theo UBND phường Thắng Tam và phường 8, thành phố Vũng Tàu có 670 khách sạn từ 02 đến 05 sao. Tổng số phòng 10.287 hiện đang kinh doanh. Vì vậy, bài viết tiến hành nghiên cứu với 200 mẫu khảo sát bằng cách phát phiếu khảo sát trực tiếp cho du khách nội địa tại các khách sạn này với phân bổ như sau: (Bảng 1)

Bảng 1. Kích cỡ mẫu nghiên cứu

 

Khách sạn tại Bãi Sau

Tỷ lệ

(%)

Du khách khảo sát phân bổ

Tỷ lệ

(%)

Phường Thắng Tam

378

56,42

110

55

Phường 8

292

43,58

90

45

Tổng

670

100

200

100

2.5. Công cụ xử lý dữ liệu

Bảng câu hỏi khảo sát khách du lịch nội địa với thang đo Likert đo lường các biến quan sát với 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Phân vân; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý. Sau đó sử dụng phần mềm SPSS 23.0 để nhập dữ liệu, phân tích nhân tố khám phá (EFA), chạy mô hình hồi qui để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với Bãi Sau Vũng Tàu.

3. Kết quả nghiên cứu (Bảng 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9)

Bảng 2. Thống kê mẫu nghiên cứu

NỘI DUNG

PHÂN LOẠI

TẦN SỐ

TỶ LỆ %

GIỚI TÍNH

Nam

109

53.4

Nữ

95

46.6

HÔN NHÂN

Chưa kết hôn

100

49.0

Đã kết hôn

104

51.0

TUỔI

Dưới 21

29

14.2

Từ 21-30

34

16.7

Từ 31-40

31

15.2

Từ 41-50

36

17.6

Từ 51-60

35

17.2

Trên 61

39

19.1

TRÌNH ĐỘ

Dưới đại học

63

30.9

Đại học

70

34.3

Khác

71

34.8

THU NHẬP

Từ 5 triệu - 10 triệu

69

33.8

Từ 10 triệu - 20 triệu

71

34.8

Từ 20 triệu trở lên

64

31.4

NƠI Ở

Các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ

52

25.5

Các tỉnh miền Tây

64

31.4

Các tỉnh miền Trung

49

24.0

Các tỉnh miền Bắc

39

19.1

Bảng 3. Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo

STT

Yếu tố

Biến quan sát ban đầu

Biến quan sát còn lại

Cronbach’s Alpha

Biến bị loại

1

Sự tin cậy

4

3

0.891

TINCAY4

2

Sự đáp ứng

5

4

0.869

DAPUNG3

3

Sự đảm bảo

7

6

0.860

DAMBAO3

4

Điêu kiện tự nhiên

5

5

0.898

 

5

Cơ sở vật chất

8

7

0.897

CSVC3

6

Giá cả và thanh toán

5

4

0.790

GIACA_TT5

7

Sự hài lòng

3

3

0.824

 

Bảng 4. Kết quả kiểm định KMO đối với các biến độc lập

Bảng 4. Kết quả kiểm định KMO đối với các biến độc lập

Bảng 5. Tổng phương sai giải thích các yếu tố

Yếu tố

Eigenvalues khởi tạo

Tổng bình phương của hệ số tải yếu tố được trích

Tổng bình phương của hệ số tải yếu tố xoay

Tổng

% của phương sai

Tỷ lệ % tích lũy

Tổng

% của phương sai

% của tích lũy

Tổng

% của phương sai

% của tích lũy

1

6.776

23.365

23.365

6.776

23.365

23.365

4.438

15.304

15.304

2

4.278

14.750

38.115

4.278

14.750

38.115

3.632

12.524

27.828

3

2.759

9.514

47.630

2.759

9.514

47.630

3.613

12.457

40.285

4

2.182

7.523

55.152

2.182

7.523

55.152

2.970

10.241

50.527

5

1.989

6.859

62.011

1.989

6.859

62.011

2.547

8.782

59.309

6

1.661

5.727

67.738

1.661

5.727

67.738

2.445

8.430

67.738

Bảng 6. Kết quả phân tích EFA thang đo sự hài lòng

BIẾN QUAN SÁT

THÀNH PHẦN

HAILONG2

0.890

HAILONG1

0.847

HAILONG3

0.844

KMO

0.707

Giá trị riêng

2.222

 % Phương sai trích

74.069

Tổng phương sai

74.069%

Bảng 7. Ma trận tương quan

 

TINCAY

DAPUNG

DAMBAO

DK_TUNHIEN

CSVC

GIACA_TT

HAILONG

TINCAY

Pearson Correlation

1

.224**

.192**

.362**

.258**

.257**

.533**

Sig. (2-tailed)

 

.001

.006

.000

.000

.000

.000

N

204

204

204

204

204

204

204

DAPUNG

Pearson Correlation

.224**

1

.294**

.306**

.024

.029

.457**

Sig. (2-tailed)

.001

 

.000

.000

.737

.675

.000

N

204

204

204

204

204

204

204

DAMBAO

Pearson Correlation

.192**

.294**

1

.238**

-.001

.242**

.419**

Sig. (2-tailed)

.006

.000

 

.001

.988

.000

.000

N

204

204

204

204

204

204

204

DK_TUNHIEN

Pearson Correlation

.362**

.306**

.238**

1

.325**

.175*

.561**

Sig. (2-tailed)

.000

.000

.001

 

.000

.013

.000

N

204

204

204

204

204

204

204

CSVC

Pearson Correlation

.258**

.024

-.001

.325**

1

.172*

.389**

Sig. (2-tailed)

.000

.737

.988

.000

 

.014

.000

N

204

204

204

204

204

204

204

GIACA_TT

Pearson Correlation

.257**

.029

.242**

.175*

.172*

1

.435**

Sig. (2-tailed)

.000

.675

.000

.013

.014

 

.000

N

204

204

204

204

204

204

204

HAILONG

Pearson Correlation

.533**

.457**

.419**

.561**

.389**

.435**

1

Sig. (2-tailed)

.000

.000

.000

.000

.000

.000

 

N

204

204

204

204

204

204

204

Bảng 8. Tóm tắt mô hình

Mô hình

R

R2

R2 hiệu chỉnh

Độ sai tiêu chuẩn của ước lượng

Hệ số

Durbin-Watson

1

.802a

.644

.633

.45428

2.047

Bảng 9. Phân tích Anova trong hồi quy tuyến tính

Bảng 9. Phân tích Anova trong hồi quy tuyến tính

Bảng 10. Kết quả hồi quy

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

Giá trị t

Giá trị Sig.

Đa cộng tuyến

β

Sai lệch chuẩn

β

Độ chấp nhận

VIF

1

Hằng số

-.946

.250

 

-3.786

.000

 

 

TINCAY

.169

.034

.236

4.940

.000

.794

1.260

DAPUNG

.192

.034

.265

5.694

.000

.832

1.202

DAMBAO

.220

.057

.179

3.841

.000

.835

1.198

DK_TUNHIEN

.264

.054

.244

4.930

.000

.737

1.358

CSVC

.214

.049

.201

4.337

.000

.845

1.183

GIACA_TT

.242

.045

.246

5.401

.000

.873

1.146

Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa có dạng:

HAILONG = -0.946 + 0.169*TINCAY + 0.192*DAPUNG + 0.220*DAMBAO + 0.264*DK_TUNHIEN + 0.214*CSVC + 0.242*GIACA_TT

Dò tìm vi phạm các giả thiết hồi quy:

  • Giả định phần dư có phân phối chuẩn: phần dư chuẩn hóa của phương trình hồi quy có dạng hình chuông và phân phối chuẩn nên kết luận giả định phân phối chuẩn phần dư được đáp ứng. Kết quả phần dư chuẩn hóa phản ánh phân phối chuẩn của phần dư xấp xỉ chuẩn Mean = 3.57E-15 (giá trị trung bình gần bằng 0) và độ lệch chuẩn Std. Dev = 0.993 (độ lệch chuẩn gần bằng 1). Do đó, kết luận giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị sai phạm. Tương tự, biểu đồ P - P Plot cho thấy, các biến quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng, nên khẳng định giả thuyết phân phối chuẩn không vi phạm.
  • Giả định liên hệ tuyến tính: được kiểm tra bằng biểu đồ phân tán scatter cho phần dư chuẩn hóa và giá trị dự toán chuẩn hóa. Kết quả minh chứng phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0, không tạo thành một hình dạng cụ thể nào. Như vậy, giả định liên hệ tuyến tính được đáp ứng.

4.  Thảo luận kết quả nghiên cứu

Với hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,644 hay 06 biến độc lập đưa vào mô hình giải thích được 64,4% sự thay đổi của biến phụ thuộc; còn lại 35,6 % là do các biến bên ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên, cách thu thập dữ liệu. Trị số F đạt giá trị 59.384; đồng thời giá trị sig của kiểm định F là 0.000 < 0.05. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng phù hợp với tổng thể. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, có 06 yếu tố yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với chất lượng dịch vụ du lịch tại Bãi Sau Vũng Tàu. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Sự đáp ứng, Giá cả và thanh toán, Điều kiện tự nhiên, Sự tin cậy, Cơ sở vật chất và Sự đảm bảo. Điều này thể hiện thông qua tầm quan trọng của các hệ số  β chuẩn hóa trong phương trình hồi quy là:

YHL = 0.236*TINCAY + 0.265*DAPUNG + 0.179*DAMBAO + 0.244*DK_TUNHIEN + 0.201*CSVC + 0.246*GIACA_TT

Kết quả nghiên cứu phản ánh các yếu tố được đưa vào mô hình nghiên cứu của bài viết là phù hợp. Cụ thể, yếu tố “Sự tin cậy” phù hợp với kết quả nghiên cứu của Parasuraman & cộng sự (1985, 1988), Cronin và Taylor (1992), Lê Thái Sơn, Hà Nam Khánh Giao (2014), Phạm Thị Diệp Hạnh (2018); Yếu tố “Sự đáp ứng” phù hợp với nghiên cứu của Lê Thái Sơn, Hà Nam Khánh Giao (2014), Parasuraman & cộng sự (1985, 1988); Cronin và Taylor (1992); Yếu tố “Sự đảm bảo” phù hợp với nghiên cứu của Lê Thái Sơn, Hà Nam Khánh Giao (2014), Parasuraman & cộng sự (1985, 1988); Cronin và Taylor (1992); Yếu tố “Điều kiện tự nhiên” phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Diệp Hạnh (2018), Parasuraman & các học viên (1985, 1988); Cronin và Taylor (1992); Yếu tố “Cơ sở vật chất” phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Diệp Hạnh (2018), Parasuraman & cộng sự (1985, 1988); Cronin và Taylor (1992); Yếu tố “Giá cả và thanh toán” phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Diệp Hạnh (2018). Kết quả nghiên cứu chứng minh những sự trùng hợp giữa 06 yếu tố từ các nghiên cứu khác. Tuy nhiên sẽ có những thay đổi và điều chỉnh nhất định, cũng như mức độ tác động của yếu tố cũng khác nhau tại những địa phương có bối cảnh khác biệt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Đinh Công Thành, Phạm Lê Hồng Nhung và Trương Quốc Dũng (2011). Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng. https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/download/baibao-5610/trongtruong_so20a_23.pdf.
  2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức, TP. HCM.
  3. Lê Thái Sơn, Hà Nam Khánh Giao (2014). Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách tới phố cổ Hội An. Tạp chí Công Thương, Hà Nội.
  4. Luật Du lịch Việt Nam số 09/2017/QH14, Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 19/6/2017, Hà Nội.
  5. Nguyễn Bá Thế và Võ Lê Hạnh Thi (2010). Ứng dụng mô hình Holsat để đánh giá sự hài lòng của khách du lịch quốc tế tại một điểm đến: Trường hợp thành phố Đà Nẵng.
  6. Nguyễn Đình Thọ (2012). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
  7. Phạm Thị Diệp Hạnh (2018). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đến Đảo Phú Quốc. Tạp chí Công Thương, Hà Nội.

SERVICE QUALITY FACTORS THAT IMPACT THE DOMESTIC TOURISTS' SATISFACTION AT VUNG TAU BACK BEACH

NGUYEN MINH TRIET

Deputy Secretary of Ho Chi Minh Communist Youth Union of Ba Ria - Vung Tau Province; President of Vietnam Youth Federation of Ba Ria - Vung Tau Province

HOANG MANH DUNG

Faculty of Economics, Thu Dau Mot University, Binh Duong Province

ABSTRACT:

Vung Tau Back Beach, or the so-called Thuy Van Beach, locates in south east of Vung Tau city and it stretches about 8 kilometers from Small Mountain to Cua Lap. Facing the Vietnam's East sea, Vung Tau Back Beach has a charming beauty of a seaside tourist attraction with year-round mild weather, emerald waters, fine sloping sand, modern & cosy resorts and hotels. Recently, Vung Tau Back Beach has been losing its attractiveness towards tourists due to the emerging nearby destinations. Therefore, it is critical to identify the service quality factors that impact the tourists' satisfaction in order to build up policies and strategies to gain back domestic tourists' favors. 

Keywords: Vung Tau Back Beach (Thuy Van Beach), Vung Tau province’s tourism, domestic tourists' satisfaction