hỗ trợ thuế
Tổng cục Thuế yêu cầu cơ quan thuế các cấp đánh giá hiệu quả của các giải pháp hỗ trợ về thuế theo các Nghị quyết, Nghị định của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành trong thời gian qua.

Trong những tháng cuối năm, kinh tế nước ta đứng trước những khó khăn, thách thức lớn, nhất là tình hình dịch bệnh Covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp. Đồng thời, năng lực nội tại của nền kinh tế còn thấp, áp lực lạm phát trong trong nước tăng do chịu ảnh hưởng bởi tình hình quốc tế, rủi ro thiên tai, dịch bệnh…  sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế và thu NSNN trong thời gian tới.

Để phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN năm 2021, Tổng cục Thuế yêu cầu cơ quan thuế các cấp thực hiện 7 giải pháp trọng tâm.

 Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế; tháo gỡ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho , cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các  doanh nghiệp phát triển ổn định, vững chắc, thu hút đầu tư, tăng thêm năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề để tăng thu cho NSNN.

Thứ hai, đánh giá hiệu quả của các giải pháp hỗ trợ về thuế theo các Nghị quyết, Nghị định của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành trong thời gian qua để báo cáo Chính phủ, Quốc hội có căn cứ nghiên cứu, ban hành thêm các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, tổ chức dự báo sát tình hình phát triển nền kinh tế và khả năng thu NSNN năm 2021 trên cả nước và từng địa bàn để báo cáo Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ tiếp tục ban hành các giải pháp hỗ trợ về thuế cho DN nhanh chóng khôi phục đà tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn tăng thu cho NSNN.

Thứ tư, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ DN ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực thông qua việc đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Thứ năm, thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ công tác kê khai thuế của người nộp thuế, tập trung kiểm tra các tờ khai có dấu hiệu rủi ro, những lĩnh vực kinh doanh có dấu hiệu tiềm ẩn kê khai không đủ thuế. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận, thu hồi đầy đủ số tiền hoàn thuế bị gian lận vào NSNN. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả công tác hoàn thuế điện tử.

Thứ sáu, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, tập trung thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT đối với các  thuộc ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế, các  hoàn thuế GTGT hàng hóa xuất khẩu, các  được hưởng các chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế, các  có giao dịch liên kết; giao dịch liên quan đến thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, các giao dịch đáng ngờ.

Trên cơ sở đó tiếp tục có biện pháp yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ nghĩa thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định (đặc biệt là các tổ chức nước ngoài lớn như Facebook, Google, Youtube, Netflix...)...

Thứ bảy, tổ chức triển khai quyết liệt công tác quản lý thu nợ thuế tại cơ quan thuế các cấp. Trong đó, yêu cầu cơ quan quản lý thu nợ thực hiện phân loại các khoản nợ thuế đầy đủ và theo đúng hướng dẫn tại Quy trình quản lý nợ thuế để có giải pháp quản lý, đôn đốc thu phù hợp. Phân công, giao nhiệm vụ thu nợ đối với NNT có số nợ thuế lớn đến từng phòng quản lý, lãnh đạo Cục Thuế, Chi cục Thuế, công chức quản lý nợ thuế.

Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các bộ, ngành liên quan như: Công an, Ngân hàng, Quản lý thị trường, Kế hoạch đầu tư,... trong việc thu hồi nợ đọng thuế, đặc biệt là xử lý thu hồi các khoản tiền nợ đọng liên quan đến đất đai, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.