Cần loại trừ chất HFC trong các lĩnh vực hoạt động

Đây là lời cảnh báo của Văn phòng Ô – dôn, Cục Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu – Bộ tài nguyên và Môi trường tại Hội thảo về Giới thiệu lộ trình loại trừ HFC và kết quả điều tra, khảo sát trên

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Văn phòng Ô-dôn đang trình bày tại Hội thảo

Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Văn phòng Ô-dôn cho biết: Từ trước tới nay, các chất HFC được sử dụng (chủ yếu trong lĩnh vực: Sản xuất thiết bị lạnh, điều hòa không khí ô tô, dập cháy, dược phẩm) để thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (ODS). Tuy các chất HFC không trực tiếp gây suy giảm ODS, nhưng lại gây hiệu ứng nhà kính và có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu cao, gấp khoảng 12 – 14,8 lần CO2. Về vấn đề này, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Là một quốc gia có lĩnh vực làm lạnh công nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào R-22 – chất HFC, Việt Nam cần phải loại trừ các chất này và thay thế bằng các thiết bị có sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ô-dôn và có tiềm năng nóng lên toàn cầu thấp. Tuy nhiên, hiện Việt Nam cũng chưa có quy định hoặc tiêu chuẩn về các môi chất lạnh có nguồn gốc tự nhiên như các chất hydrocacbon (R-290, R -600a), ammoniac… Và một trong những thách thức đối với Việt Nam là nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp sử dụng thiết bị lạnh về công nghệ sẵn có không sử dụng các chất HFC như R-404A, R407A.

Qua khảo sát năm 2015 của Công ty CP Tư vấn năng lượng và Môi trường: Các chất HFC được sử dụng trong một số lĩnh vực như: Điều hòa không khí gia đình: 100% HFC – 410a; điều hòa không khí ôtô: 100% HFC – 134a; điều hòa không khí phương tiện giao thông công cộng: 100% HFC – 407c. Trong lĩnh vực vận tải lạnh: 50% HFC – 134a; 44% HFC – 404a; 6% HFC – 410a. Trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy: 46% HFC – 134a; 32% HFC – 410a; 9% HFC – 404a; 13% HFC – 407c… 

Chuyên gia Đặng Hồng Hạnh – Công ty CP Tư vấn năng lượng và Môi trường

Chuyên gia Đặng Hồng Hạnh cho biết thêm: Thực trạng sử dụng các chất HFC trong lĩnh vực công nghiệp, phòng cháy chữa cháy hiện là rất cao. Qua đó, để Việt Nam tuân thủ lộ trình loại trừ các chất HFC được nêu trong Sửa đổi Kigali của Nghị định thư Montreal, cần thực hiện một số chính sách: Bổ xung các chất HFC vào danh mục hàng hóa nhập khẩu, sử dụng có điều kiện vào các luật hiện hành; xây dựng và áp dụng hệ thống cấp phép xuất, nhập khẩu, tạm nhập – tái xuất các chất HFC; tích hợp vào hệ hống hạn ngạch và cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu các chất HCFC hiện hành; kiểm soát, cấm nhập khẩu cac thiết bị chứa, sử dụng HFC khi đáp ứng đủ các điều kiện về thương mại quốc tế.

Tại Hội thảo, đại diện Cục Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu cũng đã giải thích rõ băn khoăn của các đại biểu về những vấn đề liên quan đến các chất HFC./.