Cắt giảm lương cầu thủ là giải pháp tối ưu

Primier League có sức ảnh hưởng toàn cầu cùng sức mạnh tài chính, thường được xem là biểu tượng của sự bất khuất. Nhưng, những gì đang diễn ra cho thấy phần lớn các câu lạc bộ bóng đá và các tổ chức thể thao mong manh như thế nào khi khủng hoảng y tế tác động.

Đại dịch Covid – 19 đã tác động không nhỏ đến ngành công nghiệp bóng đá toàn cầu. Tại Anh, nơi giải Primier League có sức ảnh hưởng toàn cầu cùng sức mạnh tài chính, thường được xem là biểu tượng của sự bất khuất. Nhưng, những gì đang diễn ra cho thấy phần lớn các câu lạc bộ bóng đá nói riêng và các tổ chức thể thao nói chung mong manh như thế nào khi khủng hoảng y tế tác động.

Khi dịch bệnh lan rộng, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ra lệnh phong tỏa toàn quốc và khuyến cáo người dân ở nhà. Các giải bóng đá theo đó cũng phải dừng thi đấu. Liên đoàn bóng đá Anh (FA) đã thông báo các giải đấu sẽ tiếp tục hoãn cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát.

Đây là lúc các tổ chức bóng đá phải đối mặt với rất nhiều thách thức và các vấn đề phát sinh cần giải quyết do giải đấu hoãn vô thời hạn.

Vừa qua Premier League, Championship và Hiệp hội cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Anh (PFA) đã họp để thảo luận về mức độ nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nền bóng đá đảo quốc sương mù.

Theo đó, vấn đề lớn nhất mà các tổ chức bóng đá phải đối mặt đó chính là tác động của đại dịch lên tài chính của các CLB. “Premier League, Championship và PFA đồng ý rằng các quyết định khó khăn sẽ phải được đưa ra để giảm thiểu tác động tài chính từ việc tạm hoãn bóng đá chuyên nghiệp ở Anh và đồng ý hợp tác để đi đến các giải pháp chung”.

Để giảm thiểu các tác động của đại dịch lên nền bóng đá, đại diện các tổ chức bóng đá Anh cho rằng các cầu thủ, đặc biệt là các cầu thủ ngôi sao Premier League phải hy sinh quyền lợi tài chính cá nhân bằng cách phải giảm lương - và số tiền đó để giải quyết những khó khăn trước mắt của các CLB.

Kết luận của cuộc họp giữa đại diện các tổ chức bóng đá cho rằng “Các câu lạc bộ nên được phép giảm 30% tiền lương cho đến ngày 30 tháng 6. Giải giáp này nên có hiệu quả ngay lập tức”.

Đồng thời các cầu thủ không được phép huỷ hợp đồng. Đây là một biện pháp đặc biệt mà các CLB nên tuân thủ.

Bên cạnh đó, khủng hoảng y tế toàn cầu khiến cho các quan chức bóng đá lo lắng về sự phá sản của các câu lạc bộ nhỏ hơn do không thể duy trì thời gian không hoạt động tài chính. Nguy cơ này sẽ diễn ra trong vài tuần chứ không phải vài tháng.

Với tình trạng hiện tại, sự bền vững của các câu lạc bộ quan trọng hơn nhiều so với ngày trở lại của các giải đấu, vì nếu không có câu lạc bộ thì cầu thủ sẽ không có nơi nào để chơi bóng.

Primier League là nơi chứng kiến các bom tấn chuyển nhượng, các khoản lương kếch xù mà các cầu thủ ngôi sao được CLB sở hữu trả.

Hiện nay, hóa đơn tiền lương của Premier League là khoảng 3 tỷ bảng. Nếu các cầu thủ đang chơi bóng tại Premier League tặng quà tiết kiệm bằng cách giảm nghĩa vụ hợp đồng trong 90 ngày, họ thực sự sẽ tiết kiệm khoảng 13% trong các khoản đóng góp bảo hiểm quốc gia của các CLB, chủ sử dụng lao động.

Tại League One, hóa đơn tiền lương trung bình là 4,5 triệu bảng và việc cắt giảm sẽ tiết kiệm được 350.000 bảng.

League Two với hóa đơn tiền lương trung bình 2 triệu bảng, sẽ tiết kiệm được 150.000 bảng.

Số tiền từ việc cắt giảm này ước đạt 300 triệu bảng sẽ được đầu tư để giảm thuế giải đấu trên vé và phí chuyển nhượng đồng thời hỗ trợ các giải đấu thấp hơn.

Vậy làm thế nào để ngành công nghiệp bóng đá cho phép các CLB tách gần 300 triệu bảng mỗi năm mà không đòi hỏi gì?

Các CLB sẽ đối mặt với những quyết định khó khăn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, tiết kiệm tài chính là giải pháp bảo vệ nền bóng đá có giải quốc nội phát triển để chúng sinh lợi nhuận và giữ chúng như tài sản cộng đồng có giá trị và có ý nghĩa. Các CLB cũng như cầu thủ cũng phải có nghĩa vụ trong bối cảnh khủng hoảng y tế toàn cầu tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, không riêng gì bóng đá.

 

Bảo Đăng