Chỉ có 1% doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp

Số doanh nghiệp trực tiếp đầu tư sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% tổng số 7.600 doanh nghiệp, trong đó đa phần là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ

Cho đến nay, vẫn còn nhiều tồn tại trong nông nghiệp như đầu tư cho nông nghiệp còn khá thấp trong khi số dân làm nông nghiệp khá cao;  số doanh nghiệp trực tiếp đầu tư sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% tổng số 7.600 doanh nghiệp, trong đó đa phần là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ; việc huy động vốn, tiếp cận các dịch vụ tín dụng, ngân hàng còn hạn chế, chi phí vốn cao; việc áp dụng tiến bộ khoa học trong nông nghiệp nhìn chung còn yếu, công nghệ lạc hậu, tỉ lệ giá trị chất xám trong giá thành sản phẩm nông nghiệp chưa cao, dẫn đến 90% hàng nông sản Việt Nam là xuất nguyên liệu thô, chưa qua chế biến, tỉ lệ thải loại rất cao; vẫn còn tình trạng sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu quá mức, không đúng quy định trong nông nghiệp, đặc biệt là việc kiểm soát dự lượng kháng sinh, chất cấm.

Luật Đất đai năm 2013 có những tác động tích cực, tuy nhiên việc giao đất bình quân khiến đất nông nghiệp trở nên manh mún, quy mô nhỏ, khó có thể cơ giới hóa, hiện đại hóa và tiến hành thực hiện nền sản xuất lớn (quy mô trang trại của hộ gia đình Việt Nam vào loại nhỏ nhất ở Đông Nam Á và trên thể giới). Canh tác quy mô nhỏ, manh mún và phân tán vẫn còn phổ biến (trung bình 0,18 ha/thửa đất và 2,5 thửa đất/hộ gia đình). Dịch vụ phát triển chưa đủ mạnh để thu hút khu vực nông nghiệp chuyển dịch nhanh hơn. Số địa phương kết quả đạt chuẩn nông thôn mới còn thấp. Thu nhập của một bộ phận người dân nông thôn còn khó khăn.

Vì thế phải chuyển từ tư duy nông nghiệp đơn thuần sang sang tư duy kinh tế nông nghiệp hội nhập sâu rộng. Thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 phải áp dụng mạnh mẽ vào nông nghiệp như thanh toán điện tử qua điện thoại thông minh, khi mà gần 70% số dân dùng điện thoại thông minh. Tư duy chậm trễ dẫn tới không có hành động kịp thời, cản trở sự phát triển của đất nước trong đó có phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Cần khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, mạnh mún. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân khi đầu tư, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Phải đặt vấn đề thị trường trước khi sản xuất để hạn chế tối đa tình trạng được mùa mất giá.

Đến tháng 7/2018 C, chiếm 8% doanh nghiệp đang hoạt động. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt đã tăng từ 54,6 triệu đồng/ha năm 2010 lên 83 triệu đồng/ha năm 2015; đến năm 2017 đạt trên 90 triệu đồng/ha. Bình quân lương thực đầu người tăng từ 497 kg/năm lên 520 kg/năm, đưa Việt Nam vào nhóm 6 nước hàng đầu về chỉ số này, trở thành quốc gia bền vưỡng an ninh lương thực.

Thanh Bình