nuoc sach tu phin mat troi
Các màng POF có thể phát triển đồng bộ trên bề mặt của nhiều vật liệu khác với các cấp độ xốp khác nhau và cho hiệu quả làm bay hơi nước cao.
 

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng màng hữu cơ porphyrin cộng hóa trị (POF), một lớp nguyên liệu mới được phát hiện, trong phương pháp mới. Các màng POF có thể phát triển đồng bộ trên bề mặt của nhiều vật liệu khác với các cấp độ xốp khác nhau và cho hiệu quả làm bay hơi nước cao.

Trong phòng thí nghiệm, POF được chứng minh có thể phát triển tốt cả ở mặt trong và mặt ngoài của mọi vật liệu thí nghiệm. Mỗi mẫu thí nghiệm đều chứng tỏ khả năng quang nhiệt hiệu quả, cho thấy những vật liệu có thành phần POF là chủ yếu là những vật liệu  tích tụ hơi nước sử dụng năng lượng mặt trời đầy hứa hẹn.

Việc sử dụng các màng hữu cơ POF chứng minh hiệu quả rất cao trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học dự định sẽ tiến hành thêm nhiều thí nghiệm ở môi trường bên ngoài để đánh giá hiệu quả thực tế POF.

Các chuyên gia đánh giá việc POF có thể sinh trưởng trên nhiều loại vật liệu giúp những màng hữu cơ này có thể được sử dụng một cách linh hoạt với mọi vật liệu có sẵn. Vừa tiện dụng lại vừa dễ phát triển, các nhà khoa học tin rằng phương pháp này hoàn toàn có thể áp dụng thực tiễn trong lọc nước tinh khiết quy mô lớn.

Hiện các nhà khoa học vẫn đang tìm cách thực hiện dự án ở qui mô lớn hơn. Họ cũng tin tưởng rằng POF sẽ đóng vai trò chủ đạo trong các hệ thống lọc nước thế hệ mới. Kết quả của công trình sáng tạo này đã được đăng tải trên tạp chí Advanced Materials Interfaces.

Ước tính khoảng 1/9 dân số thế giới hiện nay phải sống trong điều kiện không có nguồn nước uống an toàn gần nhà. Phương pháp lọc nước bằng năng lượng Mặt Trời mở ra cơ hội cứu sống hàng chục nghìn người mỗi năm do hậu quả của việc sử dụng nước ô nhiễm. 

Hiện, khoảng 2,1 tỷ người trên thế giới không có nước sạch để dùng. Trong khi đó, theo ước tính nhu cầu nước sạch của thế giới sẽ tăng lên thêm 50% vào năm 2030 và nhiều quốc gia trên thế giới sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt nước sạch nghiêm trọng. Còn theo thông tin từ tạp chí Natural Sustainability, tới năm 2050, cứ 4 thành phố trên thế giới, thì có một thành phố thiếu nước sạch sử dụng.