Ông Lê Nho Thướng, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam phát biểu

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, ông Lê Nho Thướng, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam nhấn mạnh: Từ phong trào công nhân dệt may đấu tranh giành quyền sống, chống áp bức bóc lột dưới ách cai trị của Pháp, mà tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh ngày 25/3/1930 của hơn 4.000 công nhân của Dệt May Nam Định, đã buộc chủ nhà máy phải chấp nhận các yêu sách của công nhân - đến việc tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của kẻ thù, tăng gia sản xuất, để chi viện cho tiền tuyến trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ - đến những phong trào hành động, những đột phá để tạo ra bước phát triển vượt bậc sau ngày thống nhất đất nước. Từ chỗ chưa tạo được tên tuổi trong bản đồ xuất khẩu dệt may thế giới, đến nay, Ngành Dệt May Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn cầu, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế; đồng thời góp phần tạo công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Trong hành trình đó, hoạt động công đoàn và phong trào công nhân của Ngành đã đã có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động NLĐ; tham gia quản lý; tổ chức các phong trào hành động; chăm lo rèn cặp nâng cao chất lượng đội ngũ; thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của từng DN và của toàn Ngành; làm đẹp cho đời, làm giàu cho xã hội.

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham dự và ghi nhận sâu sắc các hoạt động hiệu quả của Công đoàn ngành Dệt May Việt Nam

Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam Lê Tiến Trường cho rằng: Trong 10 năm tới ngành Dệt May sẽ có nhiều biến động khó lường trước CMCN4.0, vì thế ông đề cao vai trò của tổ chức Công đoàn Dệt May trong việc quan tâm động viên người lao động tích cực học tập nâng cao trình độ; tổ chức tốt các phong trào thi đua để người lao động hăng say sản xuất, nâng cao ý thức kỷ luật; tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn cùng với Tập đoàn Dệt May Việt xây dựng phát triển ổn định bền vững ngành Dệt May.

Tại đây Công đoàn DMVN tổ chức tuyên dương và khen thưởng cho 50 cán bộ công đoàn và 90 CNLĐ tiêu biểu. Đây là những điển hình xuất sắc đã gắn với những mô hình, những phong trào hoạt động thiết thực, những cách làm hiệu quả, được hình thành trong thực tiễn hoạt động công đoàn và phong trào công nhân của ngành giai đoạn 2015 đến nay.

Tôn vinh CNLĐ tiêu biểu ngành Dệt May năm 2019
Cùng giao lưu với cán bộ Công đoàn giỏi cấp cơ sở ngành Dệt May
Những người CNLĐ giỏi xuất sắc ngành Dệt May cùng chia sẻ kinh nghiệm tại Lễ kỷ niệm