Đề xuất giải pháp chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Để thực hiện Quyết định số 1211/2014/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với tính khả thi cao, trong bài báo này, t

1. Định nghĩa ngành công nghiệp ô tô

Về mặt khoa học, ngành công nghiệp ô tô là một tập hợp khá rộng các công ty/doanh nghiệp và các tổ chức tham gia vào việc thiết kế, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, tiếp thị và bán ô tô. Nó không bao gồm các ngành công nghiệp về việc duy trì ô tô sau khi đã giao cho người sử dụng cuối cùng như các xưởng sửa chữa ô tô và các trạm xăng dầu.

Do đó, ngành công nghiệp ô tô bao gồm: Các hoạt động về thiết kế, nghiên cứu và phát triển về kỹ thuật ô tô; Công nghiệp sản xuất vật liệu và công nghiệp chế tạo chi tiết - tổng thành ô tô; Công nghiệp lắp ráp ô tô; Các hoạt động tiếp thị và bán ô tô.

Giống như các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp ô tô chỉ có thể phát triển được khi sản phẩm của nó bao gồm chi tiết và tổng thành ô tô và ô tô thành phẩm (CBU) có một thị trường đủ lớn (cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài).

2. Công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay

2.1 Các hoạt động thiết kế, nghiên cứu và phát triển về kỹ thuật ô tô

Có thể nói Trung tâm Nissan Techno Việt Nam là trung tâm lớn nhất tại Việt Nam về các hoạt động thiết kế, nghiên cứu và phát triển về kỹ thuật ô tô. Với khoản đầu tư 5,5 triệu USD bởi Công ty Nissan Motor (Nhật Bản), Trung tâm Nissan Techno Việt Nam chuyên về thiết kế các tổng thành ô tô như: động cơ, thân xe, hệ thống truyền động, khung xe, cấu hình chung ô tô,... Thành quả của Trung tâm Nissan Techno Việt Nam chủ yếu phục vụ cho Nissan Motor Nhật Bản.

Ngoài ra, cũng có nhiều trung tâm thiết kế ô tô khác chủ yếu thiết kế xe thương mại (xe tải và xe khách). Các trung tâm này hoạt động phục vụ cho nhu cầu thiết kế ô tô của nhà sản xuất ô tô trong nước. Thành tựu của các trung tâm này trong lĩnh vực kỹ thuật ô tô rất hạn chế vì không có đơn hàng công nghệ cao từ các nhà sản xuất ô tô trong nước. Một số nhà sản xuất ô tô trong nước cũng có trung tâm thiết kế, nghiên cứu và phát triển riêng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của chính họ. Phần lớn các ô tô du lịch lắp ráp tại Việt Nam đều sử dụng thiết kế nước ngoài do công ty mẹ thiết kế và cung cấp.

2.2. Công nghiệp hỗ trợ ô tô của Việt Nam

Trước năm 1992, công nghiệp hỗ trợ ô tô của Việt Nam chỉ giới hạn sản xuất một số chi tiết phục vụ cho việc thay thế các chi tiết ô tô hư hỏng khi bảo dưỡng và sửa chữa. Vào năm 1992 liên doanh ô tô đầu tiên được cấp phép. Giai đoạn 1992 - 1995, nhiều giấy phép đầu tư được cấp cho các công ty ô tô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với cam kết sử dụng các chi tiết và tổng thành chế tạo trong nước (thông qua tỷ lệ nội địa hóa) và các cam kết của họ hoặc là tự đầu tư và/hoặc kêu gọi đối tác đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ ô tô.

Tuy nhiên, sau hơn 20 năm, tỷ lệ nội địa hóa của các ô tô sản xuất từ các cụm linh kiện rời (dạng CKD) vẫn chưa cao. Theo chúng tôi là do:

- Công nghiệp sản xuất vật liệu tại Việt Nam chưa phát triển đủ mạnh;

- Ngành công nghiệp sản xuất chi tiết tổng thành ô tô Việt Nam nhìn chung còn rất nhỏ bé, chủ yếu đáp ứng nhu cầu về sản phẩm này của các nhà sản xuất ô tô trong nước. Do trình độ công nghệ thấp, rất khó có khả năng xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường khu vực.

Hiện nay có khoảng 200 doanh nghiệp qui mô nhỏ trong ngành công nghiệp sản xuất chi tiết tổng thành ô tô. Sản phẩm của các doanh nghiệp này rất đơn giản với hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng thấp. Vì lý do đó, tỷ lệ nội địa hóa của các ô tô sản xuất trong nước rất thấp chưa, đáp ứng được mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa nêu trong quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam tại Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với ô tô du lịch sản xuất trong nước, tỷ lệ nội địa hóa (theo giá trị) vào khoảng 15 - 18%, khoảng 35 - 37% đối với xe Toyota Innova tại thời điểm có doanh số bán hàng cao nhất. Đối với xe thương mại (xe tải và xe khách), con số này vào khoảng 35 - 40% (tỷ lệ nội địa hóa của một số xe khách Thaco đạt 46% ở một số mô đen). Các chi tiết tổng thành ô tô sản xuất trong nước hiện nay bao gồm: ghế và kính bên cạnh và nhíp cho ô tô thương mại; cản trước và sau, một số chi tiết nội thất, bó dây điện cho ô tô du lịch; ắc quy, lốp và lọc khí - lọc dầu cho tất cả các loại xe.

Các nhà sản xuất ô tô trong nước đầu tư vào công nghiệp sản xuất chi tiết tổng thành ô tô bao gồm: Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco), Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV), Công ty Cổ phần Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (SAMCO), Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam (VINAMOTOR) và Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp (VEAM).

2.3 Công nghiệp lắp ráp ô tô

Ngành công nghiệp lắp ráp ô tô Việt Nam bắt đầu năm 1992 khi công ty liên doanh ô tô đầu tiên được cấp phép - Công ty Ô tô Mekong. Vài năm sau, trong giai đoạn 1994-1995, nhiều công ty ô tô thế giới lần lượt được cấp phép rất nhanh như: Ford, Toyota, Daewoo (giờ là General Motors),Mercedes-Benz,… Trong suốt một thập kỷ kể từ năm 1994, ngoại trừ Công ty Ô tô Mekong và Công ty TNHH Ford Việt Nam, các doanh nghiệp FDI này tập trung vào lắp ráp ô tô du lịch. Sự độc quyền này bị phá vỡ bởi Quyết định số 115/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ngày 27/10/2004, mở việc kinh doanh lắp ráp ô tô cho mọi thành phần kinh tế. Ngay sau đó, nhiều dự án lắp ráp ô tô đầu tư trong nước lần lượt được cấp phép. Nhưng hầu hết các dự án này đều tập trung vào sản xuất ô tô tải nhỏ và trung bình, xe khách cỡ trung và cỡ lớn. Họ sử dụng các tổng thành quan trọng nhập khẩu như động cơ, hộp số, trục các đăng, cầu xe, khung xe và buồng lái dạng CKD. Các chi tiết và tổng thành trong nước sản xuất dùng tại các doanh nghiệp này là thùng xe tải, khung xe khách, khung xương xe khách, ghế, ắc qui, lốp, kính cửa sổ bên. Ngoại trừ sự cần thiết phải nâng cấp để đáp ứng nhu cầu sản xuất ô tô mô đen mới, sẽ không cần thiết phải đầu tư thêm vào các dự án mới về lắp ráp ô tô. Cũng cần lưu ý, các doanh nghiệp lắp ráp ô tô hiện nay rất quan trọng vì họ chính là khách hàng của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô.

Cho đến nay, có khoảng 55 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong ngành công nghiệp lắp ráp ô tô với tổng năng lực sản xuất thiết kế một năm là 460.000 xe (trong đó: 200.000 ô tô du lịch, 215.000 ô tô thương mại và 45.000 ô tô chuyên dụng). Có thể dự báo, năng lực sản xuất thiết kế một năm nói trên có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường ô tô Việt Nam trong thời gian 10 năm nữa (đến năm 2025).

2.4 Các hoạt động tiếp thị và bán ô tô

Song song với hoạt động lắp ráp ô tô của các doanh nghiệp, đã hình thành một lực lượng hùng hậu và chuyên nghiệp trong hoạt động tiếp thị và bán ô tô. Chỉ tính riêng các thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) đã sử dụng 100.000 lao động trực tiếp và gián tiếp (nguồn: VAMA). Hai phần ba trong số này làm việc trong lĩnh vực tiếp thị và bán ô tô. Họ là một lực lượng lao động chuyên nghiệp trong lĩnh vực này và rất quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay và trong các năm tiếp theo.

3. Thị trường ô tô Việt Nam

Thị trường ô tô Việt Nam còn nhỏ bé nhưng rất có tiềm năng phát triển. Bảng 1 là số lượng ô tô sản xuất CKD và nhập khẩu CBU bán ra tại thị trường Việt Nam năm 2010 - 2014.

Nhu cầu ô tô tỷ lệ thuận với dân số và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người. Càng đông dân và thu nhập GDP trên một đầu người càng cao thì nhu cầu ô tô càng lớn. Bảng 1 cũng cho thấy tỷ lệ ô tô nhập khẩu trong tổng số nhu cầu ô tô của thị trường ngày càng tăng qua các năm. Với dân số 90,73 triệu người (năm 2014), GDP trên đầu người là 2.028 USD và giả sử tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm ở mức 5,5%/năm thì thời gian “phổ cập ô tô” của Việt Nam được dự báo là khoảng năm 2022 - 2024 khi GDP trên đầu người đạt mức 3.000 USD.

Bảng 1: Số lượng ô tô sản xuất CKD và nhập khẩu CBU bán ra thị trường Việt Nam trong các năm 2010 - 2014

Năm

Số lượng xe sản xuất dạng CKD, xe

Số lượng xe nhập khẩu dạng CBU, xe

Tổng số, xe

Thay đổi so với năm trước, %

2014

116.541

41.269

157.810

+ 43%

2013

88.008

22.511

110.519

+ 19%

2012

74.335

18.249

92.584

- 16%

Số lượng ô tô sản xuất CKD và nhập khẩu CBU bán ra thị trường Việt Nam trong các năm 2010 - 2011 của riêng VAMA

2011

103.049

789

110.938

-01%

2010

106.413

5.811

112.224

-06%

Nguồn: VAMA

4. Đề xuất các việc cần làm và các chính sách cụ thể - khả thi

Bảng 2: Các công việc cần làm đối với công nghiệp sản xuất vật liệu và sản xuất chi tiết-tổng thành ô tô trong giai đoạn 2015 - 2019

TT

Công nghiệp sản xuất vật liệu

Công nghiệp sản xuất chi tiết tổng thành ô tô

Ghi chú/Giải thích

1

Luyện hợp kim nhôm

Chế tạo các chi tiết-tổng thành ô tô bằng hợp kim nhôm như: Pít tông động cơ, thân và nắp động cơ xăng, thân bơm nước, vỏ hộp số ô tô du lịch, ống két nước-két dầu, la-răng nhôm,v.v…

Quặng nhôm (Bô xít) sẵn có tại Việt Nam

2

Sản xuất vật liệu chất dẻo, cao su và các vật liệu phi kim loại khác

Chế tạo các chi tiết-tổng thành ô tô bằng chất dẻo và cao su như: các chi tiết nội thất, gioăng thân xe, các ống dẫn khí nén, dầu, phớt động cơ-hộp số-cầu xe, ghế, quạt gió, dây đai (cua roa) tấm ma sát của bộ côn (li hợp), má phanh, lọc khí, lọc dầu, lọc nhiên liệu,v.v…

- Việt Nam sẵn có cao su

- Sẵn có sản phẩm phụ của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

3

Công nghiệp luyện thép đặc biệt

- Thép Măng gan để sản xuất cánh trộn và thùng trộn ô tô trộn bê tông, thùng xe ô tô tải tự đổ,v.v…;

- Thép Silíc để sản xuất các chi tiết hệ thống treo;

- Thép cường độ cao để chế tạo sát xi (khung xe) ô tô thương mại.

- Việt Nam có sẵn quặng sắt;

- Để chế tạo ô tô thương mại, ô tô chuyên dụng (đặc biệt ô tô nông dụng đa chức năng)

4

Công nghiệp luyện gang

Chế tạo các chi tiết-tổng thành ô tô bằng gang như: lót xy lanh động cơ, thân động cơ diesel, vỏ ly hợp, moay ơ, tăm bua của hệ thống phanh ô tô thương mại, xy lanh thủy lực, v.v…

Việt Nam có sẵn quặng sắt;

5

Sản xuất kính

Sản xuất các chi tiết ô tô bằng kính

Việt Nam sẵn có cát trắng

6

Vật liệu để sản xuất các linh kiện điện và điện tử

Sản xuất các chi tiết linh kiện điện và điện tử ô tô

Việt Nam có nhiều kim loại màu (đồng, bạc, vàng,…) và đất hiếm

Bảng 3: Các công việc cần làm đối với công nghiệp sản xuất vật liệu và sản xuất chi tiết-tổng thành ô tô trong giai đoạn 2020 - 2025

TT

Công nghiệp sản xuất vật liệu

Công nghiệp sản xuất chi tiết tổng thành ô tô

Ghi chú/Giải thích

1

Công nghiệp luyện thép đặc biệt

Sản xuất các chi tiết quan trọng của động cơ-hộp số-cầu như: Trục khủy, trục cam, sup páp, bánh răng, bơm cao áp, vòi phun, đĩa phanh, cầu xe,…

Sử dụng các chi tiết sản xuất trong nước

2

Lắp ráp

Lắp ráp: Động cơ, hộp số, cầu sau, hộp lái

4.1. Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu

Vật liệu là “thức ăn” của mọi công nghiệp chế tạo. Nói khác đi, không thể có công nghiệp chế tạo khi không có công nghiệp sản xuất vật liệu. Công nghiệp vật liệu bao gồm công nghiệp luyện kim và công nghiệp sản xuất vật liệu phi kim loại. Có thể nói rằng công nghiệp sản xuất vật liệu Việt Nam còn rất nhỏ bé và hạn chế về trình độ công nghệ.

Bảng 2 và 3 nêu ra các công việc cần làm đối với việc sản xuất vật liệu trong giai đoạn 2015-2019 và từ 2020-2015. Những vật liệu này được đề xuất dựa trên cơ sở: Các vật liệu thô có sẵn tại Việt Nam; Đáp ứng nhu cầu về vật liệu của ngành công nghiệp phụ tùng ô tô; Nằm trong số các mặt hàng sản xuất xe ô tô được ưu đãi trong Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Vật liệu được sản xuất một phần dùng cho ngành sản xuất phụ tùng ô tô trong nước, còn chủ yếu là để xuất khẩu. Công nghiệp sản xuất vật liệu chủ yếu được đầu tư bởi các nhà đầu tư nổi tiếng có nhiều kinh nghiệm.

4.2. Công nghiệp sản xuất chi tiết - tổng thành ô tô

Bảng 2 và 3 chỉ ra các sản phẩm sẽ được sản xuất trong giai đoạn 2015-2020 và 2021-2025. Các phụ tùng ô tô này được đề xuất dựa trên cơ sở: Vật liệu có sẵn; Nằm trong số các loại ô tô được ưu đãi sản xuất trong Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Sản phẩm sản xuất ra một phần dùng cho ngành công nghiệp lắp ráp ô tô trong nước, còn chủ yếu là để xuất khẩu. Công nghiệp sản xuất chi tiết - tổng thành ô tô chủ yếu được đầu tư bởi các nhà lắp ráp ô tô hiện có và nhà đầu tư nổi tiếng thế giới, có nhiều kinh nghiệm.

4.3. Đề xuất cơ chế và chính sách cho công nghiệp hỗ trợ ô tô

Việt Nam thành lập 3 cụm công nghiệp hỗ trợ ô tô, một ở Hải Phòng, một ở khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng và một ở khu vực Đồng Nai - TP. Hồ Chí Minh - Bình Dương. Tất cả các khu vực trên đều gần với các cảng biển để dễ dàng xuất khẩu và cung ứng chi tiết - tổng thành ô tô cho các nhà sản xuất trong nước.

Việt Nam sẽ trở thành “nhà máy của thế giới” nhờ có chi phí lao động thấp (lương công nhân tại Việt Nam 197 USD/tháng; 391 USD/tháng tại Thái Lan và 613 USD/tháng tại Trung Quốc) và dân số trẻ (Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế). Vấn đề lớn nhất là Việt Nam thiếu nhân lực kỹ thuật cao/lành nghề và sẽ có một sự chuyển dịch nhân lực kỹ thuật cao/lành nghề/kỹ sư từ các nước Asean tới Việt Nam khi Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC) được thiết lập vào ngày 31/12/2015.

Các đề xuất về cơ chế và chính sách như sau:

Cơ chế và chính sách về công nghiệp lắp ráp ô tô:

Tất cả các xe ô tô sản xuất dạng CKD có thể được chia làm 2 nhóm: Nhóm ô tô liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và Nhóm ô tô không liên quan đến thuế TTĐB.

Đề xuất của chúng tôi dưới đây chỉ áp dụng cho nhóm ô tô liên quan đến thuế TTĐB. Chính phủ có thể hỗ trợ một trong hai hoặc cả hai đề xuất như sau: Đảm bảo tính công bằng giữa các xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc cùng loại trong việc cơ sở tính thuế TTĐB; Giảm, tiến tới loại bỏ thuế TTĐB cho ô tô.

Cơ chế và chính sách cho phát triển dung lượng thị trường ô tô

Nhìn lại quá khứ, trong những năm 2010 - 2012, thị trường ô tô suy giảm một phần là do nền kinh tế suy giảm và chủ yếu do tăng nhiều khoản phí liên quan đến đăng ký xe ô tô. Bảng 4 diễn giải những đề xuất của chúng tôi về vấn đề này.

Bảng 4: Đề nghị về các biện pháp tăng dung lượng thị trường ô tô

STT

Dòng xe

Phí thay đổi quyền sở hữu xe (Đăng ký) (*)

Phí biển số xe

1

Du lịch

5%

500.000/xe

2

Thương mại

2%

200.000/xe

3

Xe đa dụng và xe nông nghiệp đa dụng

0%

200.000/xe

4

(*)= Phần trăm hóa đơn VAT