Định vị vai trò, tầm quan trọng của ngành logistics trong phát triển kinh tế

Chuyến khảo sát giúp các phóng viên hiểu thêm về ngành dịch vụ logistics, vai trò, tầm quan trọng của logistics trong nền kinh tế và cập nhật được những cải thiện, những tồn tại trong thời gian gần đây của ngành dịch vụ logistics.

Ngày 11/5/2019, nhằm cung cấp thông tin cho các nhà báo về thực trạng dịch vụ logistics tại Việt Nam, đặc biệt là những cải thiện trong thời gian gần đây của dịch vụ logistics, Bộ Công Thương tổ chức đoàn khảo sát các trung tâm logicstics tại Thành phố Hải Phòng và Hà Nội.

Mục đích của chuyến khảo sát nhằm giúp các phóng viên hiểu thêm về ngành dịch vụ logistics, vai trò, tầm quan trọng của logistics trong nền kinh tế. Đồng thời, giúp các nhà báo, phóng viên nắm bắt, cập nhật được những cải thiện trong thời gian gần đây và những vấn đề tồn tại của logistics Việt Nam.

Khái quát về tình hình phát triển của ngành logistics hiện nay tại Việt Nam, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian vừa qua, ngành dịch vụ logistics Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh và mạnh với tốc độ phát triển lên đến 13 - 15% và là một trong những ngành có tiềm năng rất lớn đối với nền kinh tế.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (thứ hai từ trái qua) cùng đoàn công tác khảo sát trung tâm logistics tại thành phố Hải Phòng
Ông Trần Thanh Hải cùng đoàn công tác khảo sát trung tâm logistics tại thành phố Hải Phòng

Việt Nam có thế mạnh để phát triển ngành này, bởi chúng ta có thị trường rất tiềm năng, trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động lưu thông hàng hóa diễn ra rất năng động. Thêm vào đó, vị trí đắc địa, là trung tâm của thị trường Đông Nam Á, có đường bờ biển dài hơn 3.000km... vì vậy, Việt Nam có thể làm địa điểm trung chuyển hàng hóa cho các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, ông Hải cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp logistics của Việt Nam chưa khai thác được hết những thế mạnh này bởi ngành này hiện vẫn còn điểm nghẽn vướng mắc.

Trước hết là về vấn đề hạ tầng, dù đã có cải tiến rất nhiều hạ tầng cho ngành dịch vụ logistics, đặc biệt là hạ tầng đường bộ, đường hàng không, tuy nhiên điểm yếu, điểm nghẽn của logistics hiện nay là thiếu sự kết nối giữa các phương tiện, giữa các hình thức giao thông vận tải và đặc biệt là thiếu sự kết nối giữa đường bộ với các phương tiện đường biển, đường sắt.

Ngoài ra, chi phí logistics luôn là thách thức của ngành. Hiện nay, chi phí logistics cao do khối lượng lớn hàng hóa của chúng ta vận chuyển bằng đường bộ, trong khi đó, đường bộ là hình thức vận chuyển có chi phí cao hơn so với các hình thức vận tải khác.

Thêm vào đó, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics còn yếu. Theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp logistics, Việt Nam có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, tuy nhiên, đa số đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, bên cạnh vấn đề truyền thống về vốn, thì doanh nghiệp logistics Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm, thiếu năng lực cạnh tranh, vì thế, các doanh nghiệp chưa có cơ hội vươn ra thị trường lớn.

 

logistics
Ông Trần Thanh Hải cho rằng, phát triển ngành logistics hiện nay còn có một số “điểm nghẽn”, nhất là vấn đề hạ tầng và chi phí logistics trong lĩnh vực vận chuyển hiện nay còn khá cao

 

Việt Nam có thế mạnh để phát triển ngành này, bởi chúng ta có thị trường rất tiềm năng, trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động lưu thông hàng hóa diễn ra rất năng động. Thêm vào đó, vị trí đắc địa, là trung tâm của thị trường Đông Nam Á, có đường bờ biển dài hơn 3.000km... vì vậy, Việt Nam có thể làm địa điểm trung chuyển hàng hóa cho các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, ông Hải cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp logistics của Việt Nam chưa khai thác được hết những thế mạnh này bởi ngành này hiện vẫn còn điểm nghẽn vướng mắc.

Trước hết là về vấn đề hạ tầng, dù đã có cải tiến rất nhiều hạ tầng cho ngành dịch vụ logistics, đặc biệt là hạ tầng đường bộ, đường hàng không, tuy nhiên điểm yếu, điểm nghẽn của logistics hiện nay là thiếu sự kết nối giữa các phương tiện, giữa các hình thức giao thông vận tải và đặc biệt là thiếu sự kết nối giữa đường bộ với các phương tiện đường biển, đường sắt.

Ngoài ra, chi phí logistics luôn là thách thức của ngành. Hiện nay, chi phí logistics cao do khối lượng lớn hàng hóa của chúng ta vận chuyển bằng đường bộ, trong khi đó, đường bộ là hình thức vận chuyển có chi phí cao hơn so với các hình thức vận tải khác.

Thêm vào đó, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics còn yếu. Theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp logistics, Việt Nam có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, tuy nhiên, đa số đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, bên cạnh vấn đề truyền thống về vốn, thì doanh nghiệp logistics Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm, thiếu năng lực cạnh tranh, vì thế, các doanh nghiệp chưa có cơ hội vươn ra thị trường lớn.

Đặc biệt, sự liên kết đồng bộ giữa các doanh nghiệp, giữa các công đoạn khác nhau của hoạt động logistics còn rất thiếu và yếu. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởi, lực lượng làm logistics hiện nay của chúng ta đều được đào tạo từ các nguồn khác nhau, chưa có một nền tảng đào tạo chính thức, bài bản.

“Việc ứng dụng công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0 của các doanh nghiệp logistics còn rất yếu không đáp ứng đủ lượng hàng hóa vận chuyển lớn, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao”, ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Tương, Phó Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam cho rằng, khó khăn lớn nhất của ngành dịch vụ logistics là phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành này. Những năm qua, ngành logistics phát triển mạnh mẽ nhưng khâu vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường hàng không, đường sắt vẫn còn nhiều khó khăn.

Do đó, để tập trung phát triển ngành dịch vụ logistics trong thời gian tới, ông Nguyễn Tương cho rằng, ngoài vấn đề cơ chế chính sách, kết cấu hạ tầng thì cần phải có sự hỗ trợ của các Bộ, Ngành liên quan. Bản thân các doanh nghiệp logistics phải nỗ lực nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ và giảm chi phí để thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu.

cảng nam đình vũ
Cảng Nam Đình Vũ được đầu tư bởi Tập đoàn Sao Đỏ nằm tại trung tâm KKT Đình Vũ Cát Hải và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi logistics lớn tổng thể trên toàn bộ hành lang kinh tế biển Hải Phòng – Hà Nội – Quảng Ninh

Tạo đà cho lĩnh vực logistics

Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 khẳng định, logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Chính phủ cũng nhận định, việc phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hoá, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin.

Nắm bắt thời cơ, nhiều doanh nghiệp trong nước đã mạnh dạn đầu tư, hướng đến phát triển ngành dịch vụ logistics, tiêu biểu như Công ty CP Tập đoàn Sao Đỏ đã đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Nam Đình Vũ - Cảng Nam Đình Vũ, tại thành phố Hải Phòng. Chỉ sau vài năm xây dựng, Khu công nghiệp đã trở thành một trong những điểm sáng đầu tư của thành phố Hải Phòng.

Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Thành Phương, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Sao Đỏ cho biết: hiện nay, nhu cầu luân chuyển hàng hóa không ngừng tăng mạnh trong những năm qua, đặc biệt là vận tải đường biển, song đội tàu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như hệ thống logistics của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ.

Do vậy, Sao Đỏ đã và đang đầu tư trong khá nhiều lĩnh vực tại nơi đây và hiện nay, đơn vị đang đầu tư phát triển lĩnh vực mới là cảng biển và logistics. Được kiến tạo trên ý tưởng Khu công nghiệp gắn liền với cảng biển. Nam Đình Vũ có diện tích 1.329ha với 04 phân Khu chức năng liên hoàn bổ trợ lẫn nhau tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh hoàn chỉnh, đồng bộ và giàu tiện ích bao gồm: khu công nghiệp, khu cảng biển và hậu cần cảng, khu phi thuế quan, khu cảng dầu khí và hàng lỏng.

cảng nam đình vũ
Cảng Nam Đình Vũ được trang bị 4 cẩu bờ QC, 6 cẩu giàn RTG & 4 xe nâng trong bãi cảng, khai thác 5 chuyến tàu/ 1 tuần, đạt mức sản lượng ấn tượng 200.000 TEUs trong năm 2018

Ngoài ra, cảng Nam Đình Vũ còn là một mắt xích quan trọng trong chuỗi logistics lớn tổng thể trên toàn bộ hành lang kinh tế biển Hải Phòng - Hà Nội - Quảng Ninh. Với quy mô 65ha, với tổng số vốn đầu tư 6.000 tỷ đồng và chiều dài 1,5km, cảng Nam Đình Vũ sẽ là cảng lớn nhất khu vực Đình Vũ, là đầu mối vận tải hàng hóa thương mại quốc tế và nội địa quan trọng bậc nhất của miền Bắc.

Do đó, dù mới đi vào khai thác từ tháng 2/2018, cảng Nam Đình Vũ đã đón khoảng 200 chuyến tàu lớn nhỏ, đi các tuyến quốc tế như đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải… với sản lượng hàng hóa thông quan đạt khoảng 200.000 TEU.

“Cảng đã được khách hàng nhận định là nơi có chỉ số khai thác tốt nhất khu vực, bao gồm tốc độc xếp dỡ đối với hãng tàu cũng như tốc độ giải phóng hàng trong bãi cho khách hàng xuất nhập khẩu”, ông Nguyễn Thành Phương chia sẻ.

cảng nam đình vũ
Cảng Nam Đình Vũ được khách hàng nhận định là cảng có chỉ số khai thác tốt nhất khu vực, bao gồm tốc độ xếp dỡ đối với hãng tàu cũng như tốc độ giải phóng hàng trong bãi cho khách hàng xuất nhập khẩu

Để tạo đà cho lĩnh vực logistics, ông Đinh Duy Linh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hateco đề xuất, giải pháp không gian kho linh hoạt có thể là đáp án cho một số khó khăn còn đang tồn tại trong lĩnh vực công nghiệp.

Theo ông, không gian công nghiệp Việt Nam đang có tỷ lệ lấp đầy và giá thuê cao, nếu mô hình kho bãi linh hoạt gia nhập thị trường, chắc chắn dịch vụ này sẽ có được ưu ái từ nhiều doanh nghiệp.

Trung tâm logistics Hateco có diện tích gần 13 ha và chúng tôi đang tập trung làm trung tâm logistics theo hướng hiện đại, áp dụng công nghệ 4.0 nhằm giảm chi phí cho logistics.

Hiện, Hateco Logistics đang là nhà cung cấp dịch vụ hậu cần logistics hàng đầu tại Việt Nam và chỉ sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, Công ty đã quy tụ được những đối tác chiến lược lớn như Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa hàng không Việt Nam (ACSV), Lazada Express, Shopee, DHL, Giao Hàng Nhanh, Ninja Van, Trường Hải Auto, Rượu Thiên Linh, Tổng công ty bưu điện Việt Nam (VN Post) ….

Công ty CP Transworld QBV ICD
Công ty CP Transworld QBV ICD với diện tích hơn 20ha cơ sở vật chất, bao gồm bãi container, kho ngoại quan kho tổng hợp, kho hàng lạnh

logistics

logistics
Công ty cung cấp các dịch vụ logistics, trong đó có vệ sinh về sửa chữa container theo tiêu chuẩn IICL

 

logistics
Dây chuyền sắp xếp, kiểm hàng tại kho hàng Lazada
logistics
Một góc trong trung tâm phân loại hàng hóa của Lazada
Hạ An