Đổi mới, sáng tạo nhờ phát huy cơ chế tự chủ

Trường Đại học Điện lực được phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Quyết định 1508/QĐ-TTg ngày 01/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, sau gần 2 năm áp dụng thí điểm cơ chế tự chủ

Chuyên nghiệp từ bộ máy tổ chức

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức theo hướng hiệu quả, chuyên nghiệp, Trường Đại học Điện lực đã chủ động sắp xếp lại bộ máy tổ chức, theo đó số đơn vị trực thuộc giảm từ 31 xuống còn 29, tái cơ cấu và điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của 2 trung tâm trực thuộc cho phù hợp với cơ chế tự chủ.

Nhà trường đã hoàn thành việc xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2017-2022, trong đó xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi là "chuyên nghiệp -sáng tạo - nhiệt huyết". Trên tinh thần đó, nhằm từng bước thực hiện quản lý một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, Nhà trường đã tự triển khai xây dựng và hoàn thành trên 100 quy trình công việc dựa theo chuẩn ISO, cùng với đó mô hình 5S cũng đã được triển khai tới tất cả các đơn vị thuộc Trường.

Hệ thống nội quy, quy chế được bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với mô hình hoạt động mới, trong đó nổi bật là quy chế chi trả tiền lương được xây dựng theo hướng thu nhập gắn với vị trí và kết quả công việc, gắn thu nhập với trách nhiệm đảm nhiệm, đồng thời khuyến khích mạnh mẽ đối với những người có trình độ cao và sự cống hiến của họ.

Trường đã chủ động trong việc xây dựng Đề án tuyển sinh, tự xác định các chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành phù hợp với năng lực của Trường về nhân lực và cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trường đã chủ động xây dựng các đề án mở các ngành đào tạo mới theo đúng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể trong giai đoạn thí điểm tự chủ Nhà trường đã mở thêm: 03 ngành tiến sỹ, 02 ngành đại học. Việc mở ngành đào tạo mới được thực hiện theo đúng quy trình quy định, trong đó đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến các tổ chức và chuyên gia ngoài trường để đảm bảo ngành học được mở mới đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

Các chương trình môn học đã và đang được tiến hành hiệu chỉnh cho phù hợp với cơ chế tự chủ, một số chương trình môn học đang thí điểm hiệu chỉnh theo chuẩn ABET để hướng tới thực hiện kiểm định theo chuẩn này.

Nhằm đẩy mạnh kết quả nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ, giảng viên, Nhà trường đã xây dựng các cơ chế trong đó tập trung vào việc gắn trách nhiệm của từng cán bộ, giảng viên, nhất là các cán bộ, giảng viên có học hàm và học vị cao với quyền lợi vật chất tương xứng.

Trong xu thế toàn cầu hóa cũng như trong vấn đề tự chủ đại học, việc tăng cường hợp tác là một tất yếu khách quan. Nhận thức rõ điều đó Nhà trường đã chú trọng và thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động này. Đến nay, Nhà trường đã có sự hợp tác trong đào tạo và bồi dưỡng với nhiều trường đại học trên thế giới như: Đại học Grenoble - Pháp, Đại học Palermo - Ý; Đại học Fukui - Nhật Bản, Đại học Điện lực Thượng Hải….

Với phương châm gắn chặt đào tạo với thực tiễn, Nhà trường đã chủ động mở rộng hợp tác thiết thực với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành Điện như: Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, Tập đoàn Samsung, Mitsubishi…Trường đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông nhằm thúc đẩy các hoạt động chuyên môn, đáp ứng kịp thời nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, khai thác có hiệu quả tiềm năng, nguồn lực, những thế mạnh của hai bên về chuyên môn, công nghệ, cơ sở vật chất….vì mục đích phát triển bền vững của cả hai bên.

Theo đó, hai bên sẽ cùng phối hợp đăng ký thực hiện các đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả điện năng thu hợp pháp khác. Năm học 2017 - 2018 này, Nhà trường tiếp tục cân đối sử dụng nguồn thu để chi phí cho các hoạt động thường xuyên, đảm bảo nâng cao chất lượng phục vụ học sinh, sinh viên, đông thời có tích lũy cho đầu tư phát triển.

Chương trình văn nghệ (Gala chào Tân sinh viên 2017)

Đầu tư đúng hướng và hiệu quả

Khác với trước đây, việc phê duyệt kế hoạch và quyết định đầu tư do Cơ quan chủ quản thẩm định, phê duyệt. Khi được giao cơ chế tự chủ, Nhà trường đã được tự xây dựng kế hoạch và quyết định sử dụng kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp của Trường để tiếp tục đầu tư mở rộng cơ sở vật chất. Điều này đã rút ngắn được thời gian thẩm định phê duyệt từ cơ quan chủ quản và kịp thời đầu tư mua sắm cho các hạng mục, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho Cơ quan chủ quản..Việc phải chịu trách nhiệm trong công tác kế hoạch và quyết định đầu tư khi không được cấp vốn ngân sách sẽ đòi hỏi tập thể Nhà trường phải cân nhắc, tính toán một cách có trách nhiệm hơn để đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Hiện nay, cơ sở vật chất của Nhà trường được đầu tư, cải tạo và nâng cấp khá đồng bộ: hệ thống phòng học được trang bị đầy đủ, hiện đại bao gồm máy chiếu,, điều hòa không khí, wifi miễn phí... hệ thống phòng thí nghiệm và khu thực hành đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của giảng viên và học sinh sinh viên.

Có thể nói, qua gần 2 năm thực hiện mô hình thí điểm tự chủ đại học, Trường Đại học Điện lực đã có nhiều đổi thay tích cực. Điều này khẳng định chủ trương tự chủ đại học mà Đảng và Nhà nước đề ra là một chủ trương đúng đắn. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với những kết quả bước đầu trong thời gian qua Trường Đại học Điện lực mong muốn được Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cho phép Nhà trường được chính thức thực hiện cơ chế tự chủ đại học để Nhà trường tiếp tục triển khai thực hiện tốt hơn nữa những mục tiêu và chiến lược đã đề ra./.

 Đại học Điện lực tham gia Chương trình "Sinh viên nhận diện hàng Việt Nam" do Bộ Công Thương tổ chức.


Đức Hùng