Đó là tâm sự của ông Lê Văn Thảo (Vườn nhân giống nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lê Văn Thảo), tỉnh Bến Tre tại Chương trình Đánh giá và Truyền thông Thương hiệu, Nhãn hiệu danh tiếng Việt Nam – CEO bản lĩnh hội Nhập 2019.

Qua đánh giá của Viện Khảo sát Đánh giá chỉ số Cạnh tranh phối hợp cùng các đơn vị liên quan tại TPHCM, nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nông dân Lê Văn Thảo, SN 1964 (ngụ An Thạnh, Long Thới, Chợ Lách, Bến Tre) thu hơn 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ sản xuất cây giống phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.

 Giống cây do ông Lê Văn Thảo cung cấp có chất lượng cao

Cũng cần nói thêm, vùng đất Chợ Lách được mệnh danh “Vương quốc” cây giống của cả nước, ở đây có hàng ngàn nông dân chuyên sản xuất giống cây trồng cung ứng cho bà con nông dân. Trong số đó, ông Lê Văn Thảo là một trong những doanh nhân tìm tòi nhiều giống cây mới cung ứng cho thị trường và xuất khẩu sang nước ngoài với những quy chuẩn nghiêm ngặt để trở thành tỷ phú trong vùng.

Tuy nhiên theo ông Lê Văn Thảo, quá trình làm cây giống gặp rất nhiều khó khăn về cách thức nhập giống, gieo trồng. Có cây thích hợp với khí hậu Việt Nam, có cây không, nên tốn rất nhiều thời gian thử nghiệm chọn lọc ra loại cây phù hợp để lai ghép và nhân giống, thời gian phải mất khoảng 2 đến 3 năm.

Ông Thảo đã có nhiều cây giống thực hiện tại Việt Nam đã cho thành công như mãng cầu hoàng hậu (na Thái), ổi Đài Loan, sapoche...

Hiện tại, cơ sở của ông Thảo đang nuôi trồng thực nghiệm thử 14ha tại Long An, để nuôi trồng những cây nhập giống từ các nước như malaysia, Thái Lan, Đài Loan,.. sau khi những giống cây đạt chuẩn thì doanh nghiệp sẽ đăng ký cây đầu dòng tại Việt Nam để cung cấp cây giống cho bà con.

Ba năm qua, ông Thảo đã có nhiều cây giống thực hiện tại Việt Nam đã cho thành công như mãng cầu hoàng hậu (na Thái), ổi Đài Loan, sapoche,… được bà con trong nước đón nhận nhiều.

Với những kết quả như vậy, ông Thảo sẽ đưa những dòng cây đã đạt hiệu quả rồi ra trồng mở rộng, kết hợp bao tiêu sản phẩm để xuất khẩu. Hiện tại, ông Thảo đã lai tạo ra 6 loại giống mới cung cấp ra thị trường từ 300.000 đến 500.000 cây giống các loại /năm. Cụ thể, như thành công từ cây dừa xiêm cổ lùn, ông Thảo tiếp tục phát triển cây na, mãng cầu xiêm Thái, bơ Mỹ, cam không hạt…

Theo ông Thảo, hiện cây na Thái bán với giá từ 18 đến 20.000 đồng/cây, mãng cầu xiêm Thái giá bán 12.000 đồng/cây. Đặc biệt, trong năm 2015, thông qua một đơn vị chuyên xuất khẩu cây giống, cơ sở của ông Thảo xuất 400.000 cây mãng cầu xiêm Thái sang thị trường Hàn Quốc. Hiện tại, cơ sở tiếp tục xuất thử nghiệm 4.000 cây sang thị trường Đài Loan nếu trồng thành công sẽ tiếp tục xuất với số lượng lớn.

Vườn nhân giống nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lê Văn Thảo của ông Thảo giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động ở địa phương. Trung bình mỗi năm, cơ sở này xuất 7 đợt với mỗi đợt 15.000 cây giống các loại đem về doanh thu hơn 1,5 tỷ đồng, trừ chi phí ông còn lãi khoảng 1 tỷ đồng.

Ông Thảo cho biết: "Ở vùng này rất nhiều người trồng cây giống nên tôi chọn hướng đi riêng là sản xuất các loại cây chủ lực, có tiềm năng. Việc sản xuất cây giống điều kiện tiên quyết là đảm bảo chất lượng vì người nông dân trồng không hiệu quả, thua lỗ thì cũng sẽ kéo theo việc sản xuất cây giống gặp khó khăn.