Giữa mưa lũ sạt lở kinh hoàng phía Bắc, Việt Nam thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Việc gấp rút đưa vào chương trình nghị sự thảo luận mô hình “kinh tế tuần hoàn” trước khi kỳ họp của Quỹ Môi trường toàn cầu diễn ra từ ngày 28/6 tới đây cho thấy tính chất cấp bách của vấn đề.

Những ngày qua, mưa lũ, sạt lở phía Bắc đã làm 11 chết, 12 người mất tích, ước thiệt hại ban đầu gần 100 tỷ đồng. Chuyên gia Tổ chức Phát triển Công nghiệp LHQ (UNIDO) Việt Nam cho rằng, thiên tai này có nguồn cơn từ xu hướng biến đổi khí hậu, mà các hoạt động kinh tế phải chung tay góp phần ngăn chặn.

Giữa cơn mưa lũ sạt lở kinh hoàng, trước khi diễn ra kỳ họp của Quỹ Môi trường toàn cầu, tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam cùng với UNIDO và các tổ chức liên quan đã tổ chức thảo luận mô hình "Kinh tế tuần hoàn". Nguyên tắc cơ bản trong kinh tế tuần hoàn  là “Thiết kế để tái sử dụng”. Rác thải sẽ được đưa thêm các thành phần sinh học và hóa học trong sản phẩm để có thể đưa chúng vào tái sử dụng trong một chu trình mới.

Hoặc trong một khu công nghiệp, những thứ thải ra của doanh nghiệp này có thể làm nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp kia;  doanh nghiệp cũng có thể tận dụng nhiệt thừa, năng lượng thừa trong dây chuyền sản xuất của mình bán lại cho doanh nghiệp khác.

Tại cuộc thảo luận , các đại biểu Việt Nam đã đề nghị UNIDO giúp đỡ thúc đẩy guồng quay từ “sản xuất, sử dụng, loại bỏ” sang “sản xuất, sử dụng, tái sử dụng” nhằm hạn chế rác thải, nước thải và khí thải - những tác nhân gây biến đổi khí hậu, hậu quả cuối cùng là thiên tai, mà đợt mưa lũ sạt lở vừa qua ở Tây Bắc là ví dụ điển hình.

Trước đây, UNDP đã giúp triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, nhưng chủ yếu trong nông nghiệp và du lịch như dự án “Bảo vệ đa dạng sinh học vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa và Vườn Quốc gia Bạch Mã; dự án “Bảo tồn văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ-tu, hướng tới phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại 2 thôn”. Bên cạnh đó, dự án còn nhân rộng các mô hình tạo sinh kế mới cho người dân tộc bản địa (trồng trọt, chăn nuôi, nông lâm kết hợp; hỗ trợ giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng mới rừng để bảo tồn giống cây địa phương…)

Nhưng nay Việt Nam muốn chuyển mạnh mô hình này sang khu vực công nghiệp. Ông Stephan Sicars, chuyên gia của UNIDO khẳng định sẽ giúp Việt Nam xúc tiến thực hành kinh tế tuần hoàn trong công nghiệp và cung cấp các dịch vụ hướng đến chu trình khép kín dành cho sản xuất, sử dụng và thải bỏ sản phẩm đã qua sử dụng - từ khâu khai thác nguyên liệu thô, đến sản xuất, phân phối, sử dụng, quản lý chất thải cho đến khâu thải bỏ cuối cùng nhằm đảm bảo rằng các tài nguyên được sử dụng liên tục tuần hoàn, giảm thiểu phát thải và giảm hệ số sử dụng năng lượng, nguyên liệu.

Việc gấp rút đưa vào chương trình nghị sự thảo luận mô hình “kinh tế tuần hoàn” trước khi kỳ họp của Quỹ Môi trường toàn cầu diễn ra từ ngày 28/6 tới đây cho thấy tính chất cấp bách của vấn đề.