HelloJob gọi vốn qua nhiều vòng

Xuất phát từ thực trạng nhìn thấy những khó khăn của người Việt Nam tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, ban lãnh đạo của HelloJob tìm ra hướng giải quyết những khó khăn đó thông qua dự án khởi nghiệp. Dự án HelloJob khởi nguồn từ “nỗi đau”của thị trường, từ những nhu cầu của thị trường người xuất khẩu lao động (XKLĐ) mà phương pháp XKLĐ truyền thống chưa giải quyết được.

Với định hướng ban đầu, xây dựng sản phẩm thương mại điện tử cho thị trường XKLĐ, ban lãnh đạo HelloJob đã tìm hiểu về thị trường, các kỹ thuật về công nghệ thông tin, từ đó xây dựng một nền tảng đầy đủ tính năng nhưng dễ sử dụng, thân thiện.

Trong quá trình phát triển, HelloJob cũng đã từng đi sai hướng rất nhiều lần. Sản phẩm thời gian đầu còn khó sử dụng, đội ngũ cán bộ chưa nghiên cứu thị trường đủ sâu và tạo ra sản phẩm chưa thực tế với người dùng. Tuy nhiên, sau một vài lần thất bại, HelloJob đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm đáng quý.

Về các kỹ năng được trang bị thì ban lãnh đạo HelloJob khởi nguồn với sự nhiệt huyết, quyết tâm xây dựng được nền tảng hỗ trợ lao động tại Nhật Bản. Sau khi bắt đầu dự án, dần dần các cán bộ tại HelloJob tích lũy cho bản thân các kỹ năng cần thiết cho mục tiêu xây dựng nền tảng như kỹ thuật Platform, kỹ thuật về đại dương xanh, kỹ thuật về lợi ích từng nhóm đối tượng để lôi kéo khách hàng, kỹ thuật xử lý thanh toán,…..

Sau khi phát triển được các kỹ năng cần thiết, ban lãnh đạo và cán bộ tại HelloJob đã có thể quản lý big data, phân tích để cải thiện hệ thống AI giúp tăng độ hiệu quả, có thể đưa kỹ thuật Block Chain vào hệ thống.

HelloJob luôn xác định được đích đến của mình

Ban lãnh đạo đã chủ động tìm các khóa học về quản trị, từ đó học hỏi và nâng cao chất lượng làm việc. Với kiến thức được trang bị, bộ máy lãnh đạo tại HelloJob đã tìm ra triết lý kinh doanh cho dự án. Từ đó nền tảng phát triển mô hình marketing, phương thức bán hàng và mua hàng. Với mục tiêu xây dựng một nền tảng với ưu tiên hàng đầu là đem lại sự thoải mái cho người sử dụng, các chiến lược xây dựng sản phẩm, marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng luôn luôn được đầu tư và chú trọng.

HelloJob thực hiện quy trình gọi vốn đi theo format tiêu chuẩn giống Uber, Grab đó là gọi vốn trải qua nhiều vòng vốn (khoảng 7 vòng):

3 vòng đầu HelloJob nhà đầu tư thiên thần: 3F (Family – gia đình, Friends – bạn bè, Fans – người hâm mộ lý tưởng). Đây đều là những đối tượng dễ gọi vốn ở những vòng đầu tiên. 3 vòng đầu (Vòng 1: Founder, Vòng 2: Co-founder, Vòng 3: Angels), 5 triệu $ tối đa cho một vòng (vòng sau lớn hơn vòng trước). Vốn khởi điểm ban đầu 200-300k$.

Để xác định được dự án sẽ cần một lượng vốn khởi điểm là bao nhiêu, ban lãnh đạo HelloJob đã tự đặt cho mình một câu hỏi: “Nếu không phải lo về tài chính thì bạn có thể làm ra sản phẩm như thế nào?”. Sau mỗi vòng gọi vốn, HelloJob luôn luôn nỗ lực làm sản phẩm tốt lên, hệ thống được cải thiện, quy trình được tối ưu. Tới các phòng gọi vốn sau, HelloJob luôn chứng minh được sự phát triển và tiềm năng với các nhà đầu tư. Tại vòng gọi vốn thứ 4 (vòng quỹ), HelloJob tập trung tới các quỹ tư nhân. Tới các vòng gọi vốn sau, HelloJob sẽ nhắm tới  các Investor bank nếu có thể và cuối cùng là kêu gọi từ các Private Equity ( đây sẽ là vòng kêu gọi số lượng lớn để chốt IPO).

Đầu tiên, ban lãnh đạo cần hiểu rõ được cốt lõi sản phẩm công nghệ. Từ đây tạo ra sản phẩm thử nghiệm đơn giản ban đầu và xây dựng kiến thức để phát triển nền tảng. HelloJob bắt đầu cung cấp môi trường dành cho người dùng và từ đây vạch ra kế hoạch và kiến thức thiết kế lại thị trường. Song song trong quá trình này, HelloJob không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các start-up đi trước.

Ban lãnh đạo cũng từng ngày xây dựng tinh thần đoàn kết, đội nhóm, lập ra mục tiêu cho từng cá nhân và tập thể. Với phươn tram từ những mục tiêu nhỏ hướng tới mục tiêu chung và xây dựng cốt lõi. HelloJob thúc đẩy nhân viên bằng lý tưởng “Mỗi một trải nghiệm đều là kiến thức dành cho người startup và bạn sẽ tự mình bước qua từng quá trình để lớn mạnh"

Về kinh nghiệm xây dựng Start-up thì có những điều người làm Start-up luôn luôn phải ghi nhớ: Chấp nhận rủi ro có thể xảy ra, có niềm tin vào dự án của mình, không suy chuyển niềm tin vào dự án và không nản chí trước khó khăn. HelloJob cũng đã từng trải qua những khó khăn như bao công ty startup khác như: khủng hoảng nội bộ, nhân sự, tài chính trong các giai đoạn khác nhau

HelloJob luôn xác định được đích đến của mình, dám bước và sẵn sàng bước vào làm. Và quan trọng nhất, ban lãnh đạo HelloJob luôn tìm được những người có cùng chí hướng cùng tương trợ nhau và dẫn nhau bước tới đích.

Các cán bộ tại HelloJob luôn có chung một đích đến, tầm nhìn đi tới đích (cùng nhau sửa lỗi, phát triển, cải thiện hệ thống). Start-up là hướng đến việc tìm cho mình một hướng đi mới, một thị trường mới đột phá để không phải gặp quá nhiều đối thủ cạnh tranh"

Bài viết được hỗ trợ thực hiện bởi Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2025 do UBND thành phố Hà Nội ban hành tại Quyết định số 4889/QĐ-UBND ngày 09/9/2019.

Chi tiết về các chính sách hỗ trợ trong Đề án tại đường link sau: https://hotrodoanhnghiep.hanoi.gov.vn/thu-vien/de-an-4889-ho-tro-doanh-nghiep-sang-tao-87dlrv51rg

Phan Nho