TÓM TẮT :

Nghiên cứu biện chứng chủ nghĩa Marx - Lenintư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thời đại Cách mạng Khoa học công nghệ lần thứ tư, từ đó xây dựng phương pháp luận để hiện thực hóa khát vọng đưa đất nước Việt Nam sánh vai với các cường Quốc năm Châu như Bác từng mong ước.

Từ khóa: Thủy điện Sơn La, thủy điện, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Marx - Lenin.

I. Chủ nghĩa Marx - Lenin là một học thuyết mở, không ngừng được đổi mới, phát triển phù hợp với thực tiễn của thời đại

Dành tình yêu cho triết học, tôi đã từng dành cả ngày để suy tư câu nói của của triết gia Hy Lạp cổ đại Heraclitus: "No man ever steps in the same river twice, for it's not the same river and he's not the same man" (không ai bước/tắm trên một dòng sông hai lần, vì ở lần thứ hai đó cả dòng sông và con người đều đã đổi khác).

No man ever steps in the same river twice, for it's not the same river and he's not the same man

Thật vậy, thời gian cũng như dòng sông cứ thế trôi, không chỉ sự vật xung quanh ta thay đổi mà ngay cả bản thân chúng ta cũng thay đổi. Ta của ngày hôm nay có cảm nhận, suy nghĩ rất khác với ta trong quá khứ. Dưới đây là những ví dụ cụ thể về xã hội và con người không ngừng vận hành, thay đổi:

- Hãy nhớ lại, trước khi nghiên cứu phát triển ra chủ nghĩa duy vật biện chứng thì cả Karl Marx và Friedrich Engels đều là những người theo chủ nghĩa duy tâm của triết học Hegel. Như vậy, chính thiên tài Karl Marx cũng thay đổi cập nhật theo sự vận động và phát triển không ngừng của những tầng tư duy mới.

- Khi thực hành vận dụng chủ nghĩa Marx vào thực tế vào cuộc cách mạng tháng 10 vĩ đại, xây dựng nhà nước Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Lenin đã nâng tầm chủ nghĩa Marx lên mức độ hoàn thiện mới, đưa chủ nghĩa Marx từ khoa học lý thuyết sang cách mạng thực tiễn. Từ đây chủ nghĩa Marx - Lenin ra đời vã đã đạt được những thành tựu không tưởng về tiến bộ xã hội loài người: Liên Xô từ một đất nược tụt hậu KHCN gần 20 năm so với các nước phương Tây (năm 1920), chỉ sau 15 năm đã vươn lên thành nước công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới !

- Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Người tìm thấy trong Luận cương của Lenin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam (trong nội dung: Vấn đề thuộc địa trong mối quan hệ với phong trào cách mạng thế giới…) Nguyễn Ái Quốc đã được chủ nghĩa Marx-Lenin dẫn lối soi sáng, nhưng thời điểm năm 1930 Việt Nam đang là một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu, khác xa so với xã hội thực tại của Liên Xô làm cách mạng tháng 10/1917. Vì vậy, Người đã kịp thời vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin cho phù hợp với tình hình xã hội Việt Nam. Từ đó sáng lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam cùng Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Mang trong mình bản chất khoa học, nên chủ nghĩa Marx - Lenin không phải là một hệ thống các nguyên lý giáo điều, bất biến mà gắn với quá trình phát triển của tri thức nhân loại và phong trào cách mạng trên thế giới.

Chính Karl Marx và Friedrich Engels đã nhiều lần khẳng định, học thuyết của các ông chưa phải đã thực sự hoàn chỉnh, còn nhiều điều  các công chưa có điều kiện, thời gian, cơ hội nghiên cứu. Hơn nữa, thực tiễn luôn luôn phát triển. Tổng kết thực tiễn phát triển chủ nghĩa Max - Lenin là trách nhiệm của những thế hệ kế cận người mác-xít chân chính.

Tư duy biện chứng luôn mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái "hoặc là.. hoặc là.." còn có thể "vừa là…vừa là…" nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau. Ví dụ minh họa như sau:

- Suốt từ năm 1943 (chiếc máy tính kỹ thuật số đầu tiên ra đời) đến năm 1980 con người chỉ biết duy nhất 01 cách là sử dụng trạng thái có điện (số 1) và mất điện (số 0) qua bóng chân không hoặc transitor để tạo thành các tổ hợp nhị phân và lập trình xử lý các tính toán.

- Phép tư duy biện chứng được minh họa như việc sử dụng các bit lượng tử ở trong trạng thái chồng chập để tính toán (ý tưởng năm 1980 của nhà toán học nổi tiếng người nga Yuri Ivanovitch Manin). Điều này có nghĩa là một bit lượng tử (đơn vị cơ bản của thông tin trong điện toán, viết tắt là qubit) có thể có giá trị 0 và 1 ở cùng 1 thời điểm.

- Phát triển tư duy đó, đến cuối năm 2019, Google đã tuyên bố xây dựng thành công máy tính lượng tử Sycamore với sức mạnh tính toán hàng đầu. Google khẳng định máy tính lượng tử của họ mất khoảng 3 phút 20 giây để thực hiện xong phép toán mà IBM Summit, siêu máy tính mạnh nhất thế giới, phải mất 10.000 năm mới giải xong.

Ngay tên của nghiên cứu đã chỉ rõ, tác giả sử dụng phương pháp biện chứng duy vật trong triết học Marx để cập nhật phù hợp chủ nghĩa Mar-Lenin với sự vận động khách quan của thế giới hiện tại (năm 2020). Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp cho con người nhận thức và cải tạo thế giới.

II. Sơ lược về bốn (04) cuộc cách mạng Khoa học công nghiệp trên thế giới, biện chứng ảnh hưởng đến phương pháp luận của chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chúng ta đều biết rằng "Thực tiễn cách mạng giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời của chủ nghĩa Marx những năm 40 của thế kỷ XIX" nhưng nguyên nhân tạo ra phân chia giai cấp vô sản/tư sản rõ ràng nhất lại bắt nguồn từ một loạt thành tựu về công nghệ máy của cuộc cách mạng KHCN lần thứ nhất, tạo ra cơ sở hạ tầng mới… Điều này tất yếu đúng theo học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội Marx (Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng, .. một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng phù hợp, có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó).

Thực tiễn cách mạng giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời của chủ nghĩa Marx những năm 40 của thế kỷ XIX

1. Cách mạng KHCN lần thứ nhất

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX với nền tảng là công nghệ máy hơi nước và công nghệ cơ khí.

- Nước Anh đi đầu, hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp và trở thành cường quốc công nghiệp lớn nhất thế giới.

- Đại cách mạng KHCN lần thứ nhất đã củng cố và phát triển phương thức tư bản chủ nghĩa thêm một bước dài. Karl Marx và Friedrich Engels đã viết "Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại".

2. Cách mạng KHCN lần thứ hai

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX với nền tảng là động cơ đốt trong, động cơ điện và sóng điện từ.

- Ở Hoa Kỳ, Cách mạng công nghiệp lần hai gắn liền với quá trình điện khí hóa mà những nhà tiên phong là Nikola Tesla, Thomas Alva Edison, … Nhờ đi đầu mà Hoa Kỳ đã vượt Anh quốc trở thành quốc gia công nghiệp số một toàn cầu.

- Sự phát triển mau lẹ của cuộc cách mạng KHCN lần thứ II tạo tiền đề phát triển chủ nghĩa tư bản tài chính độc quyền sau này, một nấc thang phát triển tiếp theo của chủ nghĩa tư bản - hình thành chủ nghĩa đế quốc.

3. Cách mạng KHCN lần thứ ba

Cách mạng công nghiệp lần thứ III diễn ra mạnh mẽ từ cuối những năm 1950 với nền tảng công nghệ điện từ, công nghệ sinh học và công nghệ số. Nó tạo lên bước nhảy vọt về năng suất lao động  và làm biến đổi mạnh mẽ đời sống con người và xã hội.

Cuộc chạy đua vũ trang giữa các siêu cường sau Chiến tranh thế giới II. Cụ thể sự đối đầu giữa Xô - Mỹ, cũng như giữa hai cực Đông - Tây, cả hai bên đều ráo riết đầu tư cho việc tăng cường tiềm lực quân sự quốc phòng. Kết quả của chạy đua và đầu tư tâm sức vào Khoa học đã đem lại những thành quả không tưởng cho nhận thức của loài người: Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là những công nghệ nhân loại được thụ hưởng là từ cuộc cách mạng này.

4. Cách mạng KHCN lần thứ tư

Từ năm 2013, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa theo đà phát triển của cuộc cách mạng KHCN lần thứ ba, nổi bật là công nghệ máy học, kết nối vạn vật, big data. Nền tảng của cuộc cách mạng khoa học KHCN lần thứ tư là sự tích hợp công nghệ với trí tuệ nhân tạo.

Thành tựu hiện hữu của nó đang dần loại con người ra khỏi quá trình sản xuất trực tiếp, biến con người trở thành những chủ thể sáng tạo thật sự. Nhân loại chuyển sang giai đoạn phát triển mới của kinh tế số và xã hội tri thức.

5. Nghiên cứu về tư tưởng chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng KHCN 4.0, tác giả xin phân tích một số luận điểm với hoàn cảnh lịch sử cụ thể như sau:

Chủ nghĩa Marx được nghiên cứu và ra đời trong thời điểm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu (nơi Marx nghiên cứu). Sự phân chia giai cấp công nhân vô sản và chủ tư sản diễn ra mạnh mẽ, gia cấp vô sản không có tư liệu sản xuất, bị chủ tư sản áp bức bóc lột bất công trị thặng dư nằm trong sức lao động người công nhân tạo ra.

Phải khẳng định rằng, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I, học thuyết khoa học Marx-Lenin là hoàn toàn đúng đắn. Mâu thuẫn giai cấp nêu trên chắc chắn sẽ phải chuyển sang hình thái xã hội mới, giải phóng nhân loại khỏi áp bức bóc lột. Học thuyết Marx-Lenin đã nêu rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người làm cách mạng và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.

Sau khi trải qua hai (02) cuộc chiến tranh thế giới đau thương, từ năm 1950 nhân loại bước sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba với công nghệ điện từ và công nghệ số. Cuộc cách mạng này là bước nhảy vọt của xã hội loài người.

Nhờ thành tựu của cuộc cách mạng số, khoa học dần thay thế sức người và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Với lượng của cải làm ra khổng lồ, các nước tư bản đã có sự điều chỉnh, phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội. Thực tế cho thấy chủ nghĩa tư bản đã mềm hơn rất nhiều so với bản chất bóc lột tàn bạo ban đầu của nó.

Nhờ internet, công nghệ thông tin và truyền thông khiến cho các mô hình chính trị và xã hội đã bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn trước. Điều chưa từng có trong tiền lệ lịch sử trước đây, một số ví dụ đáng kể như sau:

- Không nhất định phải sở hữu tư liệu sản xuất mới thoát khỏi bị bóc lột. Thậm chí vô sản vẫn có thể trở nên cực kỳ giàu có, thực tế các tỷ phú tự thân gây dựng nên những tập đoàn hàng đầu thế giới hiện nay đều khởi nghiệp từ năng lực sáng tạo, sự quyết đoán và tầm nhìn chiến lược.

- Đặc biệt từ năm 2013 với Cách mạng KHCN lần thứ tư bùng nổ, thế giới chuyển sang kinh tế tri thức với con người là chủ thể sáng tạo thật sự. Toàn cầu hóa giúp nhân loại cởi mở và chia sẻ. Rất nhiều tỷ phú trên thế giới dành toàn bộ của cải của mình để chống lại đói nghèo, bất công và dịch bệnh trên thế giới (trái ngược hoàn toàn với lịch sử trước đây là chủ tư sản dùng tiền để mua thêm tư liệu sản xuất, bành trướng và bóc lột công nhân để trở nên giàu có hơn nữa).

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần được xóa bỏ… Tóm lại, xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội", đây là tư tưởng chân chính của Bác về chủ nghĩa xã hội, vì nhân dân Việt Nam và nhân dân lao động trên toàn thế giới !

Bôn ba khắp năm châu bốn bể, Người đã trực tiếp nhìn thấy những thành tựu vĩ tại và lượng của cải vật chất khổng lồ của cuộc cách mạng KHCN lần thứ II mang đến cho loài người và những gì cách mạng KHCN lần III đang thai nghén. Vào măm 1958, Bác đã gửi thông điệp cho toàn Đảng, toàn dân: "Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận".

Như vậy, công nghệ làm thay đổi thế giới, nhận thức xã hội và cả việc làm. Nếu chúng ta không tận dụng tốt cơ hội do cách mạng KHCN 4.0 tạo ra để phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nguy cơ tụt hậu xa hơn, bị đẩy ra ngoại biên của thế giới phẳng toàn cầu...

III. Xây dựng phương pháp luận để hiện thực hóa khát vọng vươn xa, đưa đất nước Việt Nam sánh vai với các Cường quốc năm châu như Bác hằng mong ước.

Thực tế cho thấy mỗi cuộc cách mạng khoa học đi qua, đều đưa nhân loại đến nền văn minh mới, những Quốc gia bắt kịp đều trở thành những cường Quốc lớn mạnh nhất… Và đây cũng chính là cơ hội, thách thức để con người Việt Nam sử dụng trí tuệ, tài năng của mình hiện thực hóa khát vọng đưa đất nước ta vươn tầm thế giới.

Với tinh thần yêu đất nước, tình đoàn kết quốc tế và tình yêu môi trường toàn nhân loại đang chung sống. Tác giả xin trình bày nghiên cứu về thế giới quan và phương pháp luận để hiện thực hóa khát vọng vương cao của dân tộc Việt Nam.

Nghiên cứu thế giới quan qua những Quốc gia tiêu biểu, trở thành siêu cường từ tro tàn ngay sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II (Đức, Nhật Bản, ..). Cùng với một thế giới quan khác tại Ukraine, quốc gia được thừa hưởng cơ sở hạ tầng nền tảng từ Liên Xô, nhưng kinh tế đang sụt giảm mạnh.

Kết hợp với nghiên cứu di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Chỉ thị, Nghị quyết của bộ Chính trị. Để thúc đẩy công cuộc hiện đại hóa đất nước, đưa Việt Nam trở thành con Rồng tiếp Châu á. Tác giả xin đưa ra một số phương pháp luận như sau:

1. Để phát triển kinh tế: Ổn định chính trị là đầu tiên và quan trọng nhất

Bất ổn ở Ukraine đã chỉ rõ, nếu xảy ra khủng chính trị chắc chắn sẽ gây nên tụt hậu về kinh tế. Kể cả nước đó đã từng làm một cường quốc Công - Nông nghiệp lớn mạnh trên thế giới.

Những thành tựu quan trọng trong giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình, phát triển kinh tế,... đã chứng tỏ nhận thức đúng đắn của Đảng về kết hợp giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

2. Đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh toàn dân

Việt Nam có khoảng 66 triệu người từ 15 đến 64 tuổi, nếu huy động mỗi người 1.000VNĐ/mỗi ngày (mức tiền hầu như không có giá trị, không ảnh hưởng đến kinh tế) thì trong 1 tháng đất nước có gần 2000 tỉ VNĐ cho đầu tư phát triển. Ví dụ đơn giản nêu trên cho thấy sức mạnh to lớn của đại đoàn kết dân tộc!

 Lịch sử đã chỉ rõ, trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, một đất nước nhỏ bé với kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu thiếu thốn. Dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc trong suốt 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ lâu dài, gian khổ, để cuối cùng làm nên thắng lợi Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" ! Muốn tạo nên một kỳ tích phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới, nhất định phải dựa vào sự chung sức của toàn thể nhân dân Việt Nam.

Ngay tại thời điểm này, vào cuối tháng 10/2020 thế giới vẫn đang vất vả chiến đấu với vi-rút corona (Covid-19) với hơn 42 triệu ca nhiễm, gần 0,5 triệu ca nhiễm mỗi ngày. Trong khi đó nhờ tinh thần đoàn kết chung sức đồng lòng Việt Nam đã sớm thoát ra khỏi lo lắng dịch bệnh, có điều kiện tập trung phát triển kinh tế và xây dựng CNXH.

3. Chăm lo giáo dục Đoàn viên và Thanh niên. Khi lượng đủ để biến đổi về chất, chắc chắn tuổi trẻ Việt Nam sẽ thay đổi thế giới

Nghiên cứu thế giới quan (ở trên) cho thấy để phát triển thành siêu cường thì rất cần 02 yếu tố then chốt: i) Những con người phi thường: Người đức vô cùng siêng năng, kỷ luật và cực kỳ cầu toàn; người Nhật ham học, cần cù, kỷ luật, trung thành; ii) Nền tảng KHCN sẵn có (ở Đức) hoặc phải đầu tư mạnh mẽ cho KHKT và giáo dục (ở Nhật).

Cả hai yếu tố nếu trên đều tập trung vào phát triển con người thông qua đào tạo đạo đức nhân cách, giáo dục tri thức. Đây là nhiệm vụ của Đoàn viên, Thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước hùng cường.

Ngày 13-9-1958, nói chuyện tại lớp chính trị do Bộ Giáo dục tổ chức Bác đã nhấn mạnh: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người".

Trong đà hội nhập và phát triển, từng cá nhân gia đình người Việt miệt mài để làm giàu cho bản thân và gia đình. Những mặt trái về tiền bạc, tài sản của kinh tế thị trường vô tình tác động vào thế giới quan, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ thanh - thiếu niên, ở họ chưa định hình rõ về nhân cách sứ mệnh của mình. Khi đó công tác chăm lo giáo dục Đoàn viên Thanh niên càng trở nên cấp thiết.

Nhìn lại những thành tựu của cuộc Cách mạnh KHCN lần thứ III, IV: Lĩnh vực nào về Khoa học & công nghệ cao đều có dấu ấn của người Việt Nam, tác giả xin lấy hai (02) ví dụ ngắn dưới đây: i) Người đặt nền móng cho kỹ thuật 3D thế giới là một tiến sĩ người Việt Nam Bùi Tường Phong: Anh đã phát minh ra mô hình Phong reflection model và Phong shading. Những kỹ thuật này hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong ngành đồ họa máy tính; ii) Kỹ sư người Việt Nam Lê Viết Quốc đang nắm giữ bộ não của Google (Quốc làm quản lý dự án của Google Brain): Là một nhân vật quan trọng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của Google.

Nếu được giáo dục toàn diện chắc chắn tuổi trẻ Việt Nam còn làm được nhiều hơn thế. Khi đã có lý tưởng để chiến đấu và ước mơ ấp ủ, Tuổi trẻ sẽ làm việc quên mình và thay đổi hoàn cảnh thực tại. Từ đó với bản chất thông minh nhanh nhạy nổi tiếng, người Việt Nam sẽ nhanh chóng bắt kịp và làm chủ kinh tế tri thức của Cách mạng KHCN 4.0 - Đưa đất nước vươn tầm thế giới.

Thế hệ thanh niên Việt Nam được rèn luyện dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, nhất định phải mang trong mình chủ nghĩa anh hùng cách mạng như thép đã được tôi, như chú Ruồi Trâu sung sướng hiên ngang sống, chiến đấu và chết vì những lý tưởng, hoài bão cao đẹp mà cả cuộc đời mình đã theo đuổi cống hiến:

- "Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, .." (N.Ostrovski).

- "Ta phải chọn một nghề nào khả dĩ đem lại hạnh phúc nhiều nhất cho nhân loại đau khổ. Nếu chỉ vì hạnh phúc riêng của ta thôi thì ta có thể trở thành kỹ sư, nhà báo, học giả, luật sư .. Nhưng như thế thì thật là tầm thường! Không đời ta phải dâng hiến cho cuộc đấu tranh giải phóng người nghèo, ta phải sống sao cho để đến khi chết đi những kẻ đóng đinh trên quan tài ta cũng phải nhỏ những giọt nước mắt xót thương !" (bài luận tốt nghiệp trung học phổ thông của Karl Marx).

Kết thúc kỳ cuối và tự nhìn lại bản thân mình, chặng đường gần 10 năm: Từ một kỹ sư hệ thống điện ĐH Bách khoa Hà Nội. Ngay sau khi thi tốt nghiệp năm 2011 đã xông pha lên Nhà máy thủy điện (NMTĐ) Sơn La - rèn luyện trong đại công trường thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, biểu tượng của ngành Điện Việt Nam trong thế kỷ XXI. Năm 2014, tiếp tục xung phong lên Nậm Nhùn (Lai Châu) để đào tạo và tiếp quản vận hành NMTĐ Lai Châu với khao khát có đóng góp xứng đáng cho sự phát triển ngành Điện lực Quốc gia... Tác giả tự nhắn nhủ bản thân cần nỗ lực, làm nhiều thêm nữa, để tự hào là thế hệ thanh niên Cách mạng Việt Nam!