xuất khẩu da giày
Việc ưu tiên cắt giảm thuế quan đối với nhóm các mặt hàng nguyên liệu dệt may, da giày sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp sản xuất trong nước

 

Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam sớm tiếp cận và khai thác tối ưu những cơ hội, thuận lợi mà Hiệp định RCEP đem lại, Bộ Công Thương đã chuẩn bị lộ trình triển khai các kế hoạch nhằm tuyên truyền, phổ biến Hiệp định đến các đơn vị, tổ chức có liên quan và các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cụ thể, Bộ đã xây dựng và chuẩn bị triển khai kế hoạch tuyên truyền, giới thiệu các thông tin về Hiệp định, xây dựng các buổi tập huấn bổ sung kiến thức về Hiệp định cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước;

Xây dựng các chương trình, hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu cho các ngành hàng và dịch vụ mà ta có thế mạnh và tiềm năng.

Cùng với đó, nâng cao năng lực cung cấp thông tin của các đơn vị trong Bộ, đặc biệt là hệ thống thương vụ, trung tâm thông tin, trung tâm xúc tiến thương mại, văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài để cung cấp thông tin hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp.

Ngoài ra, Bộ sẽ tiếp tục xây dựng các chương trình phát triển thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng và lợi thế của Việt Nam vào thị trường các nước RCEP; phát triển và hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật phù hợp với các cam kết quốc tế để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, sản phẩm Việt Nam và bảo vệ người tiêu dùng…

Trước đó, ngay từ giai đoạn đàm phán Hiệp định, Bộ Công Thương đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp xử lý như:

- Tham vấn chặt chẽ các Bộ ngành, Hiệp hội doanh nghiệp liên quan nhằm đàm phán lộ trình phù hợp cho việc cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng nhạy cảm, giúp doanh nghiệp trong nước có thêm thời gian để chuẩn bị, thích nghi với sức ép cạnh tranh.

- Ưu tiên các cam kết cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Theo thống kê, hàng năm ta đang nhập khẩu khoảng 30 tỷ USD nguyên liệu, thiết bị sản xuất từ các nước ASEAN.

Ta cũng đang nhập siêu từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, đối với nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp xuất khẩu quan trọng như điện tử, máy tính, dệt may, giày dép, ô tô….

dệt may
RCEP giúp Việt Nam tham gia sâu hơn và ổn định hơn vào các chuỗi giá trị mới

 

Việc ưu tiên cắt giảm thuế quan đối với nhóm các mặt hàng này sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp sản xuất trong nước, qua đó tăng sức cạnh tranh cho các hàng hóa sản xuất trong nước liên quan.

Ngoài ra, để phê chuẩn và thực thi Hiệp định RCEP, ta cũng sẽ có thêm những đổi mới mạnh mẽ về thủ tục hành chính, tạo điều kiện hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và cải thiện môi trường đầu tư.

Điều này cũng sẽ giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong nước, tạo đà để ta tham gia sâu hơn và ổn định hơn vào các chuỗi giá trị mới thiết lập trong khu vực.

[Quảng cáo]