Hoàn thiện hệ thống pháp luật đấu thầu là vấn đề cấp bách

Ngày 08/8/2012, tại Hà Nội, Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoach và Đầu tư) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện hệ thống pháp luật đấu thầu”. Đến dự có lãnh đạo các Cục, Vụ,
ác đại biểu tham dự Hội thảo đã lắng nghe và góp ý về 3 vấn đề cơ bản, là: Các nội dung của cuốn Sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm tra công tác đấu thầu; Trao đổi các kinh nghiệm về công tác kiểm tra đấu thầu của Bộ KH&ĐT trong thời gian qua; Nội dung chính trong Dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi.

Sau khi nghe các diễn giả trình bày những vấn đề trên, các đại biểu tham dự đã có ý kiến thảo luận rất sôi nổi. Theo ông Phạm Ngọc Kỳ - Văn phòng Chủ tịch nước cho rằng: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đấu thầu đang là vấn đề cấp bách, cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn trong xã hội. Luật gắn với doanh nghiệp là gắn với tiền, mà đồng tiền thì liền với ruột, do vậy, cần xây dựng rõ mục tiêu mong muốn đạt được của Luật Đấu thầu, đơn giản hoá các thủ tục hành chính. Mục tiêu của Luật Đấu thầu mới đang lẫn lộn giữa mục đích với cách làm. Mục đích của việc hoàn thiện Luật Đấu thầu phải là tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện luật này, nhằm chọn các nhà thầu có cơ sở pháp lý đúng mục đích đề ra. Cải tiến thủ tục đấu thầu làm sao cho đơn giản nhất, cải tiến nhất nhằm hạn chế chi phí để 2 bên cùng có lợi.

Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì cho rằng, công tác kiểm tra rất quan trọng nhưng chế tài kiểm tra luật cũ chưa cụ thể, do vậy nên đưa ra chế tài về phạt hành chính với các nhà thầu vi phạm một cách cụ thể, nhằm giảm nhẹ được việc hình sự hoá hoặc kỷ luật chung chung khi có trường hợp vi phạm. Với “Sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm tra công tác đấu thầu” phải đưa ra quy trình phù hợp không ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của các nhà thầu, thuận lợi cho các đoàn kiểm tra. Với mẫu số 6 về Danh mục tài liệu cung cấp trong cuốn “Sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm tra công tác đấu thầu” cần biến mẫu này thành mẫu cụ thể hơn dưới dạng bảng biểu nhằm phục vụ nhiều đoàn kiểm tra, cần tài liệu nào sẽ cung cấp mục đấy, không cần thiết phải cung cấp hết tất cả các số liệu. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định.

Có ý kiến cho rằng, quy định tất cả các hoạt động mua sắm của doanh nghiệp nhà nước có sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên đang không rõ ràng, bất cập, cần phải quy định xem, giá trị dự án là bao nhiêu mới nên quy định như vậy?

Hội thảo cũng thông qua một số nội dung mới của Dự thảo luật, sau khi hoàn thiện lấy ý kiến của các bên, Bộ KH&ĐT sẽ trình lên Chính phủ để sớm có Luật Đấu thầu hoàn chỉnh, hợp lý, hợp tình.