Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh: Về xây dựng Đảng và sử dụng cán bộ

 

Nguyễn Quốc Bảo – Bùi Xuân Vinh

Trong thời kỳ đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề xây dựng Đảng và sử dụng cán bộ theo quan điểm Hồ Chí Minh ở bất cứ một tổ chức Đảng nào, một cơ quan quản lý Nhà nước, hay các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội.v.v... đề phải được coi trọng.

A. Về xây dựng Đảng.

Học thuyết về xây dựng Đảng kiểu mới của V.L.Lê Nin đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuân thủ và áp dụng vào công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở mấy nguyên tắc sau đây:

- Thứ nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này được đặc biệt coi trọng và là điều kiện đầu tiên của công tác xây dựng Đảng. Vì Hồ Chí Minh cho rằng, trong một tổ chức Đảng sức mạnh của Đảng là trên cơ sở của tất cả các đảng viên hợp thành. Đã là nhiều thành viên hợp thành một tổ chức thì các đảng viên phải theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. Khi xây dựng, Nghị quyết, các đảng viên đã phát huy được tự do dân chủ của mỗi người. Vì “Dân chủ là cái quý báu nhất của nhân dân” (HCM). Mặt thứ hai, phát huy được trí tuệ tập thể và thống nhất hành động. “Đảng tuy đông người, nhưng tiến hành chỉ như một người”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc này là một sự thống nhất cao độ và rất biện chứng giữa “tập trung” và “dân chủ”. Đây là hai vế của một vấn đề, không hề đối lập nhau, thống nhất trong một nguyên tắc.

- Thứ hai là nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Nguyên tắc “Tập trung dân chủ” vừa nói ở trên, với nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” gần giống nhau về tính chất tổ chức, nguyên tắc sinh hoạt, phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nhưng Hồ Chí Minh có lúc tách riêng và nhấn mạnh nguyên tắc thứ hai là để nhấn mạnh hơn trí tuệ tổng hợp của tập thể, sức mạnh vật chất và tinh thần tập thể.

Vì Bác cho rằng, một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một số mặt của vấn đề. Chỉ có nhiều người, tổng hợp nhiều cách lý giải, thì nhìn nhận vấn đề mới được toàn diện. “Lãnh đạo không tập thể thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc”.

Nhưng “tập thể lãnh đạo” phải được đặt lên vai cá nhân có đầy đủ đức, tài, được tập thể tổ chức Đảng bầu ra lĩnh trách nhiệm gánh vác, điều hành. Có như vậy Nghị quyết của Đảng mới thành hiện thực trong đời sống. Nếu như chỉ nhấn mạnh “Tập thể lãnh đạo” mà coi nhẹ vai trò “cá nhân phụ trách” thì khó bề mà thực thi công việc. Người cho rằng: “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách luôn luôn phải đi đôi với nhau”. Như vậy trong tư tưởng Hồ Chí Minh, “tập thể lãnh đạo” và “cá nhân phụ trách” luôn luôn là hai vế của một nguyên tắc, không thể coi trọng hay xem nhẹ một vế nào.

Người coi trọng vai trò “cá nhân phụ trách” là nhằm khắc phục, lệ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, kết cục chẳng ai thi hành. “Như thế thì việc gì cũng không xong. Tục ngữ có câu “Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa” là như thế.

Nhưng Hồ Chí Minh còn phê phán cái lối “cá nhân phụ trách” máy móc và không quyết đoán, không đủ bản lĩnh, gặp cái gì cũng đem ra bàn, bàn bạc chưa xong thì có khi thời cơ đã qua mất. Người chỉ rõ “không phải vấn đề gì nhỏ ngặt, vụn vặt, một người vẫn có thể giải quyết được cũng đưa ra bàn – mới là tập thể lãnh đạo. Nếu làm như vậy là hiểu tập thể lãnh đạo quá máy móc”.

- Thứ ba, nguyên tắc phê bình và tự phê bình. Hồ Chí Minh cho rằng: “Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm”. Người lại nói: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi người này nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mờ dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”. Người kết luận “Thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình”.

Vì sao ? Vì Đảng Cộng sản Việt Nam là một Đảng cầm quyền. Đảng bao gồm hàng triệu đảng viên là những người ưu tú trong các tầng lớp xã hội. Đại đa số trung thành, kiên quyết cách mạng, giữ gìn đạo đức trong sáng của người đảng viên cộng sản. Song không phải không tránh khỏi những cám dỗ vật chất tiền tài, lối sống cá nhân, xa rời mục tiêu lý tưởng cách mạng... đang xâm nhập vào con người đảng viên. Vậy thì, mục đích của nguyên tắc phê bình và  tự phê bình là để làm cho đồng chí trong Đảng giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, giúp nhau cùng tiến bộ. Mặt khác, phê bình và tự phê bình có tác động tích cực là củng cố đoàn kết trong nội bộ Đảng, tăng cường sức mạnh chiến đấu của Đảng. Theo quan điểm của Người thì phê và tự phê là việc thường xuyên, triệt để thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Nhưng về thái độ phê và tự phê phải thành khẩn, trung thực, kiên quyết và có văn hóa.

B. Về sử dụng cán bộ.

Về quan điểm sử dụng cán bộ, Bác coi trọng công tác cán bộ như là “cái gốc của mọi công việc”. Còn Lê Nin thì lại nói: “Khi có đường lối đúng, yếu tố đảm bảo mọi thắng lợi đó là cán bộ”. Hồ Chí Minh nêu ra mấy yêu cầu đối với cán bộ là:

- Có đạo đức cách mạng.

- Phải tuyệt đối trung thành với Đảng.

- Có năng lực lãnh đạo.

- Có mối liên hệ mật thiết với dân.

- Có trình độ Mác-Lê Nin và trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Vậy, vấn đề công tác cán bộ của Đảng, nói một cách cụ thể hơn là vấn đề Đảng lựa chọn cân nhắc và sử dụng cán bộ phải “Hiểu và đánh giá đúng cán bộ”. Yêu cầu này đặt ra cho cấp ủy Đảng các cấp khi xem xét cán bộ, đề bạt họ vào từng vị trí phải khách quan nhìn nhận và đánh giá. Không vì thiên tư, thiên vị mà đề bạt những người thiếu đức, thiếu tài. Cũng không thành kiến mà bỏ qua những người có đức, tài thực sự. Hoặc là đánh giá không đúng sở trường, sở đoản của cán bộ mà dẫn tới bỏ sót người tài, lại cân nhắc những người cơ hội vào vị trí lãnh đạo, thì gây ra hậu hoạ nghiêm trọng. Người nói: “Dùng người cũng như dùng gỗ”. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong, đều tuỳ chỗ mà dùng được”.

Sử dụng cán bộ theo quan điểm của Người là phải biết kết hợp cán bộ trẻ và cán bộ già. Người căn dặn chúng ta “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm quan trọng và cần thiết”. Như vậy giữa yếu tố già - trẻ là có sự bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau.

Sự nghiệp cách mạng là của quần chúng. Người cán bộ khi đứng ở vị trí trọng trách thay mặt cho tổ chức Đảng ở một cơ quan, ở một địa phương nào đó, điều cần phải tránh đó là đầu óc bè phái, cánh hẩu, họ hàng, địa phương chủ nghĩa.

Muốn có cán bộ giỏi, điều không thể xem nhẹ là “cầu người hiền tài”, “chiêu hiền đãi sĩ”, “có gan cất nhắc cán bộ”. Người căn dặn phải xem xét kỹ khi đề bạt cán bộ: “Cất nhắc cán bộ không nên làm như giã gạo”. Khi cất nhắc rồi mà không giúp đỡ họ, họ sai lầm thì đẩy xuống, chờ cho họ khá lại nhắc lại. Nếu vậy thì “một cán bộ nhấc lên thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời”.

Đó là những bài học vẫn giữ nguyên vẹn ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng Hồ Chí Minh./.

Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh: Về xây dựng Đảng và sử dụng cán bộ

 

Nguyễn Quốc Bảo – Bùi Xuân Vinh

Trong thời kỳ đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề xây dựng Đảng và sử dụng cán bộ theo quan điểm Hồ Chí Minh ở bất cứ một tổ chức Đảng nào, một cơ quan quản lý Nhà nước, hay các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội.v.v... đề phải được coi trọng.

A. Về xây dựng Đảng.

Học thuyết về xây dựng Đảng kiểu mới của V.L.Lê Nin đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuân thủ và áp dụng vào công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở mấy nguyên tắc sau đây:

- Thứ nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này được đặc biệt coi trọng và là điều kiện đầu tiên của công tác xây dựng Đảng. Vì Hồ Chí Minh cho rằng, trong một tổ chức Đảng sức mạnh của Đảng là trên cơ sở của tất cả các đảng viên hợp thành. Đã là nhiều thành viên hợp thành một tổ chức thì các đảng viên phải theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. Khi xây dựng, Nghị quyết, các đảng viên đã phát huy được tự do dân chủ của mỗi người. Vì “Dân chủ là cái quý báu nhất của nhân dân” (HCM). Mặt thứ hai, phát huy được trí tuệ tập thể và thống nhất hành động. “Đảng tuy đông người, nhưng tiến hành chỉ như một người”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc này là một sự thống nhất cao độ và rất biện chứng giữa “tập trung” và “dân chủ”. Đây là hai vế của một vấn đề, không hề đối lập nhau, thống nhất trong một nguyên tắc.

- Thứ hai là nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Nguyên tắc “Tập trung dân chủ” vừa nói ở trên, với nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” gần giống nhau về tính chất tổ chức, nguyên tắc sinh hoạt, phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nhưng Hồ Chí Minh có lúc tách riêng và nhấn mạnh nguyên tắc thứ hai là để nhấn mạnh hơn trí tuệ tổng hợp của tập thể, sức mạnh vật chất và tinh thần tập thể.

Vì Bác cho rằng, một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một số mặt của vấn đề. Chỉ có nhiều người, tổng hợp nhiều cách lý giải, thì nhìn nhận vấn đề mới được toàn diện. “Lãnh đạo không tập thể thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc”.

Nhưng “tập thể lãnh đạo” phải được đặt lên vai cá nhân có đầy đủ đức, tài, được tập thể tổ chức Đảng bầu ra lĩnh trách nhiệm gánh vác, điều hành. Có như vậy Nghị quyết của Đảng mới thành hiện thực trong đời sống. Nếu như chỉ nhấn mạnh “Tập thể lãnh đạo” mà coi nhẹ vai trò “cá nhân phụ trách” thì khó bề mà thực thi công việc. Người cho rằng: “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách luôn luôn phải đi đôi với nhau”. Như vậy trong tư tưởng Hồ Chí Minh, “tập thể lãnh đạo” và “cá nhân phụ trách” luôn luôn là hai vế của một nguyên tắc, không thể coi trọng hay xem nhẹ một vế nào.

Người coi trọng vai trò “cá nhân phụ trách” là nhằm khắc phục, lệ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, kết cục chẳng ai thi hành. “Như thế thì việc gì cũng không xong. Tục ngữ có câu “Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa” là như thế.

Nhưng Hồ Chí Minh còn phê phán cái lối “cá nhân phụ trách” máy móc và không quyết đoán, không đủ bản lĩnh, gặp cái gì cũng đem ra bàn, bàn bạc chưa xong thì có khi thời cơ đã qua mất. Người chỉ rõ “không phải vấn đề gì nhỏ ngặt, vụn vặt, một người vẫn có thể giải quyết được cũng đưa ra bàn – mới là tập thể lãnh đạo. Nếu làm như vậy là hiểu tập thể lãnh đạo quá máy móc”.

- Thứ ba, nguyên tắc phê bình và tự phê bình. Hồ Chí Minh cho rằng: “Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm”. Người lại nói: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi người này nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mờ dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”. Người kết luận “Thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình”.

Vì sao ? Vì Đảng Cộng sản Việt Nam là một Đảng cầm quyền. Đảng bao gồm hàng triệu đảng viên là những người ưu tú trong các tầng lớp xã hội. Đại đa số trung thành, kiên quyết cách mạng, giữ gìn đạo đức trong sáng của người đảng viên cộng sản. Song không phải không tránh khỏi những cám dỗ vật chất tiền tài, lối sống cá nhân, xa rời mục tiêu lý tưởng cách mạng... đang xâm nhập vào con người đảng viên. Vậy thì, mục đích của nguyên tắc phê bình và  tự phê bình là để làm cho đồng chí trong Đảng giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, giúp nhau cùng tiến bộ. Mặt khác, phê bình và tự phê bình có tác động tích cực là củng cố đoàn kết trong nội bộ Đảng, tăng cường sức mạnh chiến đấu của Đảng. Theo quan điểm của Người thì phê và tự phê là việc thường xuyên, triệt để thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Nhưng về thái độ phê và tự phê phải thành khẩn, trung thực, kiên quyết và có văn hóa.

B. Về sử dụng cán bộ.

Về quan điểm sử dụng cán bộ, Bác coi trọng công tác cán bộ như là “cái gốc của mọi công việc”. Còn Lê Nin thì lại nói: “Khi có đường lối đúng, yếu tố đảm bảo mọi thắng lợi đó là cán bộ”. Hồ Chí Minh nêu ra mấy yêu cầu đối với cán bộ là:

- Có đạo đức cách mạng.

- Phải tuyệt đối trung thành với Đảng.

- Có năng lực lãnh đạo.

- Có mối liên hệ mật thiết với dân.

- Có trình độ Mác-Lê Nin và trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Vậy, vấn đề công tác cán bộ của Đảng, nói một cách cụ thể hơn là vấn đề Đảng lựa chọn cân nhắc và sử dụng cán bộ phải “Hiểu và đánh giá đúng cán bộ”. Yêu cầu này đặt ra cho cấp ủy Đảng các cấp khi xem xét cán bộ, đề bạt họ vào từng vị trí phải khách quan nhìn nhận và đánh giá. Không vì thiên tư, thiên vị mà đề bạt những người thiếu đức, thiếu tài. Cũng không thành kiến mà bỏ qua những người có đức, tài thực sự. Hoặc là đánh giá không đúng sở trường, sở đoản của cán bộ mà dẫn tới bỏ sót người tài, lại cân nhắc những người cơ hội vào vị trí lãnh đạo, thì gây ra hậu hoạ nghiêm trọng. Người nói: “Dùng người cũng như dùng gỗ”. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong, đều tuỳ chỗ mà dùng được”.

Sử dụng cán bộ theo quan điểm của Người là phải biết kết hợp cán bộ trẻ và cán bộ già. Người căn dặn chúng ta “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm quan trọng và cần thiết”. Như vậy giữa yếu tố già - trẻ là có sự bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau.

Sự nghiệp cách mạng là của quần chúng. Người cán bộ khi đứng ở vị trí trọng trách thay mặt cho tổ chức Đảng ở một cơ quan, ở một địa phương nào đó, điều cần phải tránh đó là đầu óc bè phái, cánh hẩu, họ hàng, địa phương chủ nghĩa.

Muốn có cán bộ giỏi, điều không thể xem nhẹ là “cầu người hiền tài”, “chiêu hiền đãi sĩ”, “có gan cất nhắc cán bộ”. Người căn dặn phải xem xét kỹ khi đề bạt cán bộ: “Cất nhắc cán bộ không nên làm như giã gạo”. Khi cất nhắc rồi mà không giúp đỡ họ, họ sai lầm thì đẩy xuống, chờ cho họ khá lại nhắc lại. Nếu vậy thì “một cán bộ nhấc lên thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời”.

Đó là những bài học vẫn giữ nguyên vẹn ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng Hồ Chí Minh./.

  • Tags: