Hội thảo khoa học “Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế”

Sáng ngày 24/9/2009, tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Bộ Công Thương và Đảng bộ Khối Công nghiệp Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp

Theo Kết quả điều tra về thị trường lao động - Dự án Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề thì, nguồn cung lao động tuy dồi dào, nhưng nhiều doanh nghiệp lại không tuyển được lao động đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh. Ở một số doanh nghiệp lớn, đang thu hút nhiều lao động, nhưng cũng khó tuyển được lao động kỹ thuật cao, chẳng hạn như, nghề điện tử công nghiệp và dân dụng (23%); nguội chế tạo (34%); cắt gọt kim loại (43,8%). Một số nghề, tỷ lệ tuyển dụng lao động có trình độ tay nghề còn rất thấp, như nghề in, xuất bản (31%); dệt may (44%)...  Bên cạnh đó, với thị trường xuất khẩu lao động, một thách thức khác là thể lực, tác phong công nghiệp, tính chuyên nghiệp, kỷ luật lao động, ngoại ngữ của lao động Việt Nam cũng yếu so với lao động trong khu vực và tỷ lệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghề cũng mới chỉ chiếm khoảng 30%...

Tại Hội thảo, các ý kiến tham luận của các đại biểu thuộc các viện nghiên cứu, các trường đào tạo và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã tập trung phân tích các nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục. Theo đó, để thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Hội thảo thống nhất đề nghị Nhà nước cần có cơ chế chính sách phù hợp, thực sự ưu tiên, đầu tư mạnh mẽ để phát triển giáo dục đào tạo, coi đây là giải pháp đột phá quan trọng (gồm các nguồn lực, tài chính, đất đai, môi trường, hợp tác quốc tế… ); trao quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm xã hội về thực hiện nhiệm vụ và một số hoạt động khác một cách triệt để, đồng bộ cho các trường; có cơ chế chính sách tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giữa trường, viện với các doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác liên kết để xây dựng, thiết kế chương trình đào tạo trên cơ sở yêu cầu đối với nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai; hợp tác nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ, nghiên cứu khoa học; trao đổi cán bộ, giáo viên để tham gia giải quyết công nghệ, giảng dạy; tiếp nhận học sinh, sinh viên thực tập; hỗ trợ lẫn nhau về trang thiết bị khi các bên có nhu cầu và cùng nhau chia sẻ những khó khăn trên tinh thần hợp tác vì tương lai phát triển của đất nước.

Cuối buổi hội thảo là ký kết thoả thuận hợp tác đào tạo giữa đại diện 11 cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, thể hiện kết quả tốt đẹp và sự thành công bước đầu của Hội thảo.