Khuyến công Thanh Hóa: Một số kết quả đạt được bước đầu

Nhằm giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là công nghiệp nông thôn phát triển, từ năm 2005, Sở Công nghiệp Thanh Hóa đã triển khai kế hoạch hoạt động khuyến công quốc gia và các chương trình phối hợ

- Đã triển khai sâu rộng Nghị định 134/2004/ND-CP ngày 9/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và Quyết định 2409/2006/QĐ-UBND ngày 5/9/2006 của ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề của tỉnh Thanh Hóa;

- Phối  hợp với các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội xúc tiến hoạt động khuyến công trong tỉnh và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ từ các chương trình khuyến công của Bộ Công nghiệp;

- Là đầu mối, huy động các nguồn kinh phí từ nhiều thành phần, các tổ chức từ trung ương đến địa phương, để triển khai thực hiện công tác phát triển công nghiệp nông thôn;

- Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động chương trình khuyến công quốc gia và địa phương năm 2005 – 2006:

+ Chương trình khuyến công quốc gia: Năm 2006, đã đào tạo nghề cho 50 lao động với tổng kinh phí 25 triệu đồng; và tạo việc làm cho khoảng 100 lao động.

+ Chương trình khuyến công địa phương: Năm 2005, đã đào tạo nghề cho trên 8 ngàn lao động; Năm 2006, tạo được việc làm cho khoảng 15 ngàn lao động. Trong đó đã tổ chức cho 3 đoàn với tổng số 80 người được đi tham quan, khảo sát trong nước, hỗ trợ thành lập 20 cụm công nghiệp, hỗ trợ lập 3 dự  án với tổng kinh phí trên 200 triệu đồng. Ngoài ra, Sở Công nghiệp Thanh Hóa đã phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Liên minh các Hợp tác xã Tỉnh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để triển khai chương trình phối hợp, hỗ trợ các mặt hoạt động khuyến công.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, khuyến công Thanh Hóa còn gặp một số khó khăn như: Địa bàn hoạt động rộng, dân số đông, nhưng số lượng cán bộ của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp còn ít (chỉ có 5 người), lực lượng làm công tác khuyến công tại các địa phương chưa được hình thành, do vậy khả năng hoạt động của công tác khuyến công còn nhiều hạn chế.

Có thể khẳng định, một số kết quả đạt được bước đầu cho thấy, khuyến công Thanh Hóa đã đến được với nhiều doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp hiểu được hoạt động khuyến công và tìm đến Trung tâm nhờ tư vấn và trợ giúp, qua đó đã giúp cho nhiều doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vươn lên phát triển sản xuất…

Trong thời gian tới, để tăng cường hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo các chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, Sở Công nghiệp Thanh Hóa xin kiến nghị một số vấn đề sau:

- Đề nghị ban hành cơ chế, chính sách phù hợp và tạo điều kiện về kinh phí hoạt động khuyến công hàng năm tương đối ổn định, tạo điều kiện về biên chế, trụ sở làm việc, cơ sở vật chất…;

- Các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương cùng chủ động phối hợp, sớm hoàn thiện hướng dẫn chung về công tác khuyến công trên địa bàn để các địa phương thực hiện thống nhất;

- Tạo điều kiện hỗ trợ trang thiết bị cho các trung tâm khuyến công, đồng thời tổ chức các khóa đào tạo, tham quan học tập để nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ địa phương làm công tác khuyến công; 

- Triển khai chương trình phối hợp hoạt động đồng bộ từ Trung ương giữa Bộ Công nghiệp với các tổ chức kinh tế chính trị-xã hội;

- Tỉnh Thanh Hóa và các tổ chức kinh tế chính trị-xã hội cần tạo điều kiện và có kế hoạch cụ thể về nguồn kinh phí và cách thức tổ chức triển khai để chương trình phối hợp đạt hiệu quả thiết thực.

Tin rằng, với sự chỉ đạo, hỗ trợ của lãnh đạo các cấp, các ngành cùng sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ địa phương làm công tác khuyến công, hoạt động khuyến công sẽ phát huy hơn nữa vai trò thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa.

  • Tags: