Lộ trình phát triển thị trường than đến năm 2045

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 38/2020/QĐ-TTg về Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 2233/QĐ-TTg phê duyệt đề án Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, lộ trình phát triển thị trường than đến năm 2045 được chia làm 03 giai đoạn cụ thể  như sau:

Giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025:

- Duy trì mô hình các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong việc khai thác, sản xuất, kinh doanh than trong nước; tăng cường thu hút các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh than, đặc biệt là nhập khẩu than.

- Duy trì mô hình cấp than cho các hộ tiêu thụ như hiện nay, cụ thể:

+ Đối với than cho sản xuất điện: Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2019, theo đó, chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than (trừ các nhà máy nhiệt điện BOT được Chính phủ bảo lãnh Hợp đồng cung cấp than) chịu trách nhiệm thu xếp nguồn than hợp pháp để cung cấp trong suốt thời gian tồn tại của nhà máy, đảm bảo cung cấp đủ, ổn định than cho hoạt động của nhà máy thông qua việc ký hợp đồng mua bán than dài hạn, trung hạn, ngắn hạn với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Tổng công ty Đông Bắc hoặc các doanh nghiệp cung cấp than khác có nguồn than hợp pháp, đảm bảo giá than cạnh tranh, hiệu quả; các đơn vị cung cấp than chịu trách nhiệm cung cấp than ổn định cho các nhà máy điện (đặc biệt là các nhà máy điện BOT được Chính phủ bảo lãnh Hợp đồng cung cấp than) theo hợp đồng đã ký;

+ Đối với than cho các hộ khác ngoài điện: Thực hiện đấu thầu cạnh tranh hoặc thông qua thỏa thuận và ký hợp đồng mua bán than với giá biến động theo thị trường, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật;

+ Đối với than xuất khẩu: Các đơn vị sản xuất than trong nước thực hiện xuất khẩu loại than chất lượng cao mà trong nước không có nhu cầu sử dụng theo chỉ đạo hàng năm của Thủ tướng Chính phủ.

Giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030:

- Tiếp tục thực hiện các hợp đồng mua bán than được Chính phủ bảo lãnh và các hợp đồng thương mại than đã ký, còn hiệu lực; thực hiện xuất khẩu than theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;

- Tiếp tục phát huy vai trò của các doanh nghiệp nhà nước chuyên ngành đảm nhiệm vai trò nòng cốt trong việc khai thác, sản xuất, kinh doanh than trong nước;

- Từng bước hình thành thị trường than với nhiều người bán và nhiều người mua, đa dạng hóa nguồn than (than sản xuất trong nước, pha trộn và nhập khẩu) và các đầu mối cung cấp than cho các hộ tiêu thụ;

- Nghiên cứu, xây dựng công cụ, hành lang pháp lý để tiến tới hoàn thiện, quản lý và vận hành tốt thị trường than cạnh tranh đầy đủ.

Giai đoạn từ năm 2031 đến hết năm 2045:

- Tiếp tục thực hiện các hợp đồng mua bán than được Chính phủ bảo lãnh và các hợp đồng thương mại than đã ký, còn hiệu lực; thực hiện xuất khẩu than theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;

- Vận hành thị trường than cạnh tranh đầy đủ tại các phân khúc thị trường than, các chủ thể tham gia thị trường thực hiện giao dịch, mua bán than, cung cấp các dịch vụ cho việc giao dịch, mua bán than tuân thủ quy định và thông lệ của thị trường; khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực than;

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung công cụ, hành lang pháp lý để hoàn thiện, quản lý và vận hành tốt thị trường than cạnh tranh đầy đủ.

 

Hoàng An