Lối đi nào cho Uber và Grab tại Việt Nam?

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG: CHUYÊN TRANG CÔNG NGHIỆP Ô TÔ - XE MÁY CARTIMES

Lối đi nào cho Uber và Grab tại Việt Nam?

“Cuộc chiến” giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ (Uber – Grab) sẽ chấm dứt nếu có sự can thiệp của các Nhà quản lý.

Sáng nay 23/1/2018, buổi Thảo luận về các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực vận tải ôtô, những vướng mắc của doanh nghiệp và kiến nghị đã diễn ra tại Hà Nội.

Hội thảo tập trung vào dự thảo văn bản thay thế nghị định 86/2014/NĐ-CP và thông tư liên tịch 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT. Vấn đề được quan tâm nhiều nhất là phương thức hoạt động của loại hình kinh doanh vận tải “công nghệ” Uber – Grab.

Hội thảo về các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực vận tải ôtô diễn ra sáng 23/1
Quảng cáo

Bà Phạm Chi Lan – Chuyên gia kinh tế cao cấp cho rằng: “Việc thực hiện các quy định của Nghị định về cơ bản đáp ứng được yêu cầu siết chặt kinh doanh vận tải, góp phần lập trật tự, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn giao thông, cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất cho doanh nghiệp và tăng sức cạnh tranh”.

“Tuy nhiên, ngay tại các quy định mới hoặc sửa đổi đã xuất hiện hàng loạt những bất cập, theo cách cấm đoán, hoặc hạn chế quyền kinh doanh của một số loại hình doanh nghiệp (như kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, cung cấp ứng dựng kết nối hợp đồng vận tải điện tử, các hộ kinh doanh vận tải), trong khi bảo hộ cho một số loại hình khác (như doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải). Điều này vừa phản cạnh tranh, vừa đi ngược quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng được tự do lựa chọn nhà cung cấp phù hợp” – bà Lan cho hay.

Mặt khác, việc hạn chế các công cụ điện tử đi ngược chủ trương của Nhà nước về khuyến khích ứng dụng công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm – dịch vụ.

Quảng cáo

Cũng theo bà Lan, những quy định này chứa đựng nhiều chi tiết trói buộc rõ ràng nhằm vào hai đối tượng: đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối hợp đồng vận tải điện tử và hộ kinh doanh vận tải.

Ông Phan Đức Hiếu – Phó viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: “Đạt được những thay đổi cho Nghị định 86/2014 là ổn định điều kiện kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, mục tiêu cao nhất cần hướng tới là phục vụ lợi ích người tiêu dùng. Cần sửa luật trước khi sửa nghị định nhằm ổn định hành lang pháp lý, nhưng khó có thể làm ngay được”.

Về phía các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, ông Nguyễn Công Hùng – Chủ tịch hiệp hội taxi Hà Nội cho rằng: “Ngoài việc cần thay đổi một số điều khoản gây khó khăn cho taxi “truyền thống” như: chu kỳ kiểm định xe cơ giới, chu kỳ kiểm định Taxi mét, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, được phép thay đổi giá cước taxi trong phạm vi 5%, áp dụng 3 tháng thử viêc cho lao động, công ty taxi áp dụng hình thức kinh doanh mới là cho thuê xe “khô” chứ không bắt buộc ký hợp đồng lao động với lái xe”.

Quảng cáo
Ông Hùng đề xuất yêu cầu siết chặt các quy định với loại hình “taxi công nghệ”

Ông Hùng cũng đề xuất yêu cầu siết chặt các quy định với loại hình “taxi công nghệ” là Uber – Grab. Chẳng hạn, coi Uber – Grab là loại hình kinh doanh taxi, gắn lôgô của đơn vị vận tải, sử dụng biển kiểm soát có mầu riêng biệt cho xe kinh doanh vận tải, điều kiện kinh doanh vận tải như người điều hành – trung tâm – đăng ký chất lượng dịch vụ - kê khai giá cước, sử dụng tên miền internet Việt Nam – đặt máy chủ tại Việt Nam…”

Cuộc chiến giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ (Uber – Grab) sẽ còn chưa đi đến hồi kết, tuy nhiên, dự thảo sẽ là tiền đề cho những đổi mới và tiếp cận của Nhà nước đến các mô hình kinh doanh vận tải tiên tiến của thế giới, với phương châm hướng tới người tiêu dùng.

Tin khác