Long An: Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiếp tay cho buôn lậu và vận chuyển thuốc lá lậu

Tại Hội nghị “Tuyên truyền đấu tranh phòng, chống buôn bán, vận chuyển thuốc lá ngoại nhập lậu” do Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An tổ chức mới đây, Ban chỉ đạo 389 tỉnh khẳng định sẽ tăn
p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; text-align: justify; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545} p.p2 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; text-align: justify; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545; min-height: 14.0px}

Tình hình buôn lậu thuốc lá diễn biến phức tạp

Ông Nguyễn Văn Hiền - Phó Chủ tịch tỉnh Long An cho biết, Long An có đường biên giới dài 132,97 km đi qua 20 xã thuộc 5 huyện và 1 thị xã biên giới, tiếp giáp với Campuchia. Tuy nhiên, đời sống cư dân biên giới còn nhiều khó khăn, chưa có công ăn, việc làm ổn định dẫn đến dễ bị các đối tượng buôn lậu lôi kéo tham gia, tiếp tay cho buôn lậu. Cùng với đó, tuyến biên giới giáp với Campuchia có nhiều đường ngang, ngõ tắt, đường mòn, lối mở nên việc kiểm soát người và phương tiện qua lại biên giới còn thiếu chặt chẽ.

Ông Nguyễn Văn Hiền - Phó Chủ tịch tỉnh Long An cho biết, đặc điểm địa lý đặc trưng với đường biên giới dài và đời sống dân cư chưa cao khiến hoạt động buôn lậu thuốc lá tại Long An có điều kiện phát triển mạnh

Cũng theo ông Hiền, hiện nhu cầu sử dụng thuốc lá ngoại (đặc biệt là thuốc lá Jet, Hero) ở thị trường nội địa còn nhiều, vận chuyển hàng có thể sử dụng cả tuyến đường bộ, đường thủy trong khi lợi nhuận thu được cao, nên khi đường dây, băng nhóm buôn lậu này bị triệt phá thì băng nhóm, đối tượng khác nổi lên tham gia hoạt động buôn lậu.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, lực lượng công an huyện, xã, thị trường tỉnh Long An đã phát hiện, bắt giữ 48 vụ/20 đối tượng, hàng hóa thu giữ 354.715 bao thuốc lá ngoại các loại, phương tiện tạm giữ 162 xe mô tô, 13 xe ô tô là phương tiện dùng để vận chuyển thuốc lá nhập lậu.

Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An, tình hình buôn lậu trên tuyến biên giới Thị xã Kiến Tường và huyện Đức Huệ còn diễn biến phức tạp. Trên địa bàn khu vực biên giới của tỉnh có 390 đối tượng buôn lậu.

Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu thuốc lá thường sử dụng là tập kết hàng hóa trong thời gian ngắn, vận chuyển đi ngay; lợi dụng đêm tối chia nhỏ hàng hóa mang, vác, cõng bộ qua biên giới; cải trang thành người địa phương, bỏ hàng hoá vào trong các bao phân, bao cỏ, thùng nước sau đó sử dụng phương tiện xe mô tô đã được móc rỗng để cất dấu hoặc ô tô để vận chuyển sâu vào nội địa, các phương tiện vận chuyển thường sử dụng nhiều loại biển số giả, khi di chuyển có các xe không chở hàng lậu bám theo nhằm đánh lạc hướng các lực lượng chức năng.

Đặc biệt, thời gian gần đây một số đối tượng vận chuyển hàng lậu thuê mướn xe ô tô vận chuyển hàng lậu với số lượng lớn, khi bị cơ quan chức năng bắt thì có hành vi chống trả người thi hành công vụ; hoạt động của đối tượng không theo quy luật, thường thông tin cho nhau bằng điện thoại di động khi thấy an toàn thì mới cho người vận chuyển qua biên giới.

Nỗ lực quản lý và kiểm soát triệt để hoạt động buôn lậu

Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc của Hội đồng nhân dân, các cấp ủy Đảng, chính quyền các sở ngành, địa phương, hoạt động buôn lậu qua biên giới của tỉnh, nhất là buôn lậu thuốc lá điều từ năm 2017 đến nay được kiểm soát và giảm mạnh.

Đại diện Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Long An cho biết, từ năm 2014 đến nay, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã tập trung lực lượng triển khai nhiều giải pháp đấu tranh phòng, chống buôn lậu thuốc lá từ biên giới vào nội địa, trong đó thành lập nhiều chốt, tổ tuần tra, kiểm soát cơ động, mở nhiều đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn; bắt giữ, triệt phá nhiều đường dây buôn lậu có tổ chức, khởi tố nhiều đối tượng đầu nậu, vận chuyển thuê. Đặc biệt, giữa các lực lượng chức năng có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, tạo mối liên kết... từ đó giúp các lực lượng chủ động xây dựng kế hoạch đấu tranh ngăn chặn hiệu quả ngay từ đường biên và cả trong thị trường nội địa.

Số vụ bắt thuốc lá lậu trong những năm qua tại Long An liên tục tăng, nhằm hạn chế các đối tượng buôn lậu hoạt động (số liệu Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Long An)

Ông Phạm Đức Chinh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Long An cũng khẳng định, trong thời gian qua, công tác phòng chống buôn lậu đã có sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội. Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp thực hiện tuyên truyền, vận động, giáo dục bằng nhiều hình thức góp phần nâng cao nhận thức của người dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng chống buôn lậu. Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thực hiện các mô hình, tạo công ăn việc làm ổn định cho cư dân biên giới và định hướng chuyển đổi làm kinh tế hợp pháp có nhu cầu ổn định.

Ông Phạm Đức Chinh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Long An khẳng định, trong thời gian qua, công tác phòng chống buôn lậu đã có sự tham gia tích cực của nhiều tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội

Từ cuối năm 2017, trên địa bàn huyện Đức Huệ và Đức Hòa, lực lượng Công an đã phối hợp cùng Đoàn thể địa phương quản lý, giám sát 59 đối tượng đầu nậu, 440 đối tượng tham gia vận chuyển thuê, cảnh giới. Kết quả tuyên truyền, vận động, cảm hoá được 28/59 đối tượng đầu nậu tạm ngưng hoạt động, 10 đối tượng từ bỏ buôn lậu, 313/440 đối tượng không tham gia tiếp tay, vận chuyển thuê cho các đối tượng buôn lậu.

Đề công tác chống buôn lậu thuốc lá tiếp tục có hiệu quả, Ban Chỉ đạo 389 và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đề nghị tiếp các lực lượng chức năng triển khai thực có hiệu quả các Chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của cấp trên, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua và tăng cường lực lượng xuống địa bàn nắm tình hình, bổ sung kế hoạch của đơn vị về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả nói chung, buôn lậu thuốc lá ngoại nói riêng.

Bên cạnh đó, cần tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và ban, ngành, đoàn thể địa phương trong tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, đặc biệt phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng nắm chắc tình hình địa bàn, tình hình nhân dân và các loại đối tượng, tiến hành điều tra cơ bản, sàng lọc và quản lý đối tượng, nắm quy luật hoạt động của các loại đối tượng từ đó xác định nội dung, biện pháp tuyên truyền, giáo dục, cảm hóa phù hợp với từng đối tượng. Công tác bảo vệ chính trị, nội bộ, xây dựng đơn vị an toàn gắn với địa bàn an toàn cũng cần được chú trọng, đi kèm với thường xuyên sơ tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thời khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu nói chung, buôn lậu thuốc lá ngoại nói riêng.