Mô hình đào tạo kết hợp Blended Learning tại một số trường đại học thuộc Bộ Công Thương

NGUYỄN TRƯỜNG GIANG1 - ĐẶNG HƯƠNG GIANG1 - ĐỖ TUẤN HẠNH1  (1Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp)

TÓM TẮT:

Vai trò và hiệu quả của hình thức đào tạo kết hợp trực tiếp và trực tuyến (Blended Learning) đã được khẳng định trong Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ban hành ngày 22/04/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho thấy các trường đại học khi muốn nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo thì phải có chiến lược trong việc thay đổi, đưa mô hình đào tạo kết hợp trực tiếp và trực tuyến tiên tiến vào áp dụng. Hiện nay, các trường đại học thuộc Bộ Công Thương đã bước đầu triển khai mô hình đào tạo kết hợp. Việc tổng hợp, đánh giá phân tích mô hình sẽ giúp các trường đưa ra các giải pháp phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập theo mô hình mới này.

Từ khóa: đào tạo kết hợp, Blended Learning, E-Learning.

1. Đặt vấn đề

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động đến môi trường giáo dục đại học (GDĐH). Điều đó đòi hỏi hệ thống giáo dục phải chuyển đổi chương trình giảng dạy và phương pháp sư phạm cao hơn nhằm phát triển tư duy, kỹ năng cho người học. Học kết hợp - tích hợp học trực tuyến với giảng dạy trực diện là một chất xúc tác để chuyển đổi GDĐH. Mặc dù E - learning không phủ nhận vai trò chủ đạo của hình thức dạy truyền thống, nhưng với sự tiện ích của hình thức tích hợp này sẽ giúp tăng tính chủ động, khả năng tiếp cận và lĩnh hội kiến thức cho người học, cũng như tăng hiệu quả về chi phí, rút ngắn khoảng cách không gian giữa người dạy và người học. GDĐH Việt Nam đang đặt ra thách thức phải áp dụng mô hình này sao cho phù hợp để tiệm cận với nền giáo dục hiện đại trên thế giới và khi đại dịch Covid-19 đang diễn ra ảnh hưởng đến toàn bộ nền giáo dục nói riêng, nền kinh tế nói chung ở nước ta.

2. Tổng quan về các trường đại học thuộc Bộ Công Thương

2.1 Giới thiệu quy mô, ngành nghề đào tạo

Quy mô đào tạo của các trường đại học chiếm khoảng 65% tổng quy mô đào tạo của tất cả các trường thuộc Bộ. Năm học 2020 - 2021, tổng quy mô đào tạo của các trường là 178.725 người. Số lượng cụ thể đối với từng loại trình độ đào tạo trong 2 năm học 2019 - 2020 và 2020 - 2021 trong Bảng 1.

Bảng 1. Quy mô đào tạo

TT

Trình độ đào tạo

Năm học 2019 - 2020

Năm học 2020 - 2021

Quy mô

% quy mô so với năm trước

Tuyển sinh

% Tuyển sinh so với năm trước

Quy mô

% quy mô so với năm trước

Tuyển sinh

% Tuyển sinh so với năm trước

CỘNG

167,240

94

67,226

93

178,725

106.8

65,709

97.7

1                             

Tiến sĩ

39

102

9

50

48

123

18

200

2                             

Thạc sĩ

1,160

101

845

88

1,230

106

550

65.1

3                             

ĐH

96,881

97

27,225

106

105,013

108.4

31,674

116.3

4                             

41,929

99

21,705

83

43,006

102.5

18,051

83.1

5                             

TC

24,412

80

14,757

87

26,450

108.3

12,165

82.4

Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2020 - 2021 của Bộ Công Thương

2.2. Các bậc đào tạo của một số trường đại học thuộc Bộ Công Thương

Theo số liệu năm học 2020 - 2021, các trường đại học thuộc Bộ Công Thương đã tập trung đào tạo: 105,013 sinh viên đại học, 1.230 học viên thạc sĩ và 48 nghiên cứu sinh. Cụ thể trình độ đào tạo của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương như Bảng 2.

Bảng 2. Các bậc đào tạo hiện nay của các trường

TT

Trường

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Khác

1         

ĐH Công nghiệp Hà Nội (ĐH CN HN)

x

x

x

x

 

 

2         

ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (ĐH CN HCM)

x

x

x

x

 

 

3         

ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM (ĐH CNTP HCM)

x

x

x

 

 

 

4         

ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (ĐH CN QN)

 

x

x

 

 

 

5         

ĐH Công nghiệp  Việt Trì (ĐH CN VT)

 

x

x

 

 

 

6         

ĐH Sao Đỏ (ĐH SĐ)

 

x

x

 

 

 

Nguồn: Dữ liệu khảo sát từ các trường đại học thuộc Bộ Công Thương

Bảng 3. Số lượng người học và số địa điểm đào tạo

TT

Trường

Số lượng người học

Số địa điểm đào tạo

1         

ĐH CN Hà Nội

Trên 25.000

3

2         

ĐH CN HCM

Trên 25.000

3

3         

ĐH CNTP HCM

Trên 25.000

2

4         

ĐH CN Quảng Ninh

Dưới 5.000

2

5         

ĐH CN Việt Trì

Dưới 5.000

2

6         

ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH KTKT CN)

16.000

3

7         

ĐH Sao Đỏ

Dưới 5.000

2

Nguồn: Dữ liệu khảo sát từ các trường đại học thuộc Bộ Công Thương

Các khối ngành được các trường tập trung đào tạo chính gồm: Kinh doanh và quản lý, Pháp luật; Khoa học kỹ thuật; Công nghệ; Nông lâm và thủy sản; Thú ý; Khoa học xã hội và Nhân văn; Du lịch, khách sạn, thể thao; An ninh như trong Bảng 3, Bảng 4.

Bảng 4. Khối ngành nghề đào tạo

TT

Trường

I

II

III

IV

V

VI

VII

1         

ĐH CN Hà Nội

 

x

x

 

x

 

x

2         

ĐH CN HCM

 

 

x

x

x

 

x

3         

ĐH CNTP HCM

 

 

x

x

x

 

x

4         

ĐH CN QN

 

 

x

 

x

 

 

5         

ĐH CN Việt Trì

 

 

 

x

x

 

 

6         

ĐH KTKT CN

 

 

x

 

x

 

x

7         

ĐH Sao Đỏ

 

 

 

 

x

 

x

Nguồn: Dữ liệu khảo sát từ các trường đại học thuộc Bộ Công Thương

3. Mô hình đào tạo kết hợp trực tiếp và trực tuyến (Blended Learning) của một số trường thuộc Bộ Công Thương

3.1. Phân tích điều kiện thực tế hiện tại của các trường

Đánh giá chung về các trường đại học thuộc Bộ Công Thương cho thấy điều kiện về công nghệ của các trường đáp ứng một phần đào tạo kết hợp trực tiếp và trực tuyến (Blended Learning) với đa số đánh giá ở mức tốt các yếu tố: Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; Băng thông Internet; Năng lực hệ thống máy chủ; Năng lực đội ngũ hỗ trợ triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến. Tuy nhiên, các trường đều cần tăng cường về việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin phục vụ đào tạo trực tuyến (Bảng 5).

Bảng 5. Cơ sở hạ tầng thực tế của các trường

Nguồn: Dữ liệu khảo sát từ các trường đại học thuộc Bộ Công Thương

3.2. Thực trạng đào tạo kết hợp (Blended Learning) tại một số trường thuộc Bộ Công Thương

Các trường đại học thuộc Bộ Công Thương tập trung chính đào tạo các khối ngành III, IV, V, VII. Trong chương trình đào tạo có các loại khối kiến thức khác nhau nên việc xác định từng loại học phần với tỷ lệ kết hợp trực tiếp và trực tuyến cần dựa trên căn cứ đặc thù từng loại học phần cũng như năng lực thực hiện của từng trường.

Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 03/5/2021 về quy chế đào tạo trình độ đại học quy định việc dạy và học trực tuyến tối đa 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo.

Căn cứ trên dữ liệu khảo sát một số trường đại học thuộc Bộ Công Thương về phương án kết hợp đào tạo trực tiếp và trực tuyến (Blended Learning) theo từng khối kiến thức như Bảng 6.

Bảng 6. Mức độ kết hợp đào tạo đào tạo trực tuyến (Blended Learning) theo khối kiến thức

Đơn vị tỷ lệ: %

TT

Loại học phần

ĐH CN HN

ĐH CN HCM

ĐH CN QN

ĐH CN VT

ĐH Sao Đỏ

1         

Học phần khoa học tự nhiên (Đại cương)

50 - 70

50 - 70

> 70

50 - 70

> 70

2         

Học phần khoa học xã hội (Đại cương)

> 70

> 70

> 70

50 - 70

> 70

3         

Học phần Lý luận chính trị

> 70

> 70

> 70

> 70

> 70

4         

Học phần GDQPAN

50 - 70

50 - 70

0

30 - 50

50 - 70

5         

Học phần Giáo dục thể chất

50 - 70

< 30

0

30 - 50

50 - 70

6         

Học phần chuyên môn (Lý thuyết)

> 70

50 - 70

> 70

> 70

> 70

7         

Học phần chuyên môn (Lý thuyết và Thực hành)

50 - 70

30 - 50

< 30

30 - 50

50 - 70

8         

Học phần chuyên môn (Thực hành)

< 30

30 - 50

0

< 30

0

9         

Học phần tiểu luận, đồ án

> 70

30 - 50

< 30

> 70

> 70

10     

Học phần thực tập cuối khóa

0

30 - 50

< 30

0

0

Nguồn: Dữ liệu khảo sát từ các trường đại học thuộc Bộ Công Thương

Công cụ phần mềm được đa số các trường sử dụng để giảng viên và sinh viên học trực tuyến theo hình thức đối mặt (Face to Face) là Zoom, Microsoft Teams và Google Meet với sự hỗ trợ miễn phí của các nhà cung cấp như Bảng 7.

Bảng 7. Công cụ phần mềm sử dụng để giảng dạy trực tuyến

TT

Trường

Zoom

MS Teams

Google Meet

Workplace Facebook

Chưa dùng

Khác

1         

ĐH CN HN

x

x

x

 

 

 

2         

ĐH CN HCM

x

x

x

 

 

 

3         

ĐH CN TP HCM

x

x

 

 

 

 

4         

ĐH CN QN

x

x

 

 

 

 

5         

ĐH CN VT

x

x

 

 

 

 

6         

ĐH KTKT CN

x

x

x

 

 

 

7         

ĐH SĐ

x

x

 

 

 

 

Nguồn: Dữ liệu khảo sát từ các trường đại học thuộc Bộ Công Thương

3.3. Khó khăn khi triển khai kết hợp đào tạo trực tuyến và trực tiếp (Blended Learning)          

Trong hoàn cảnh các trường phải tổ chức đào tạo trực tuyến do ảnh hưởng của Covid-19, kế hoạch triển khai bất ngờ và chưa có sự chuẩn bị, do đó, các yếu tố về hoạt động quản lý của nhà trường, số lượng sinh viên, học liệu phục vụ đào tạo trực tuyến, hệ thống văn bản, thói quen giảng dạy theo phương pháp truyền thống gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động đào tạo trực tuyến cụ thể như trong Bảng 8.

Các trường đều gặp khó khăn đối với các quy định liên quan tới hình thức tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá trực tuyến, do chưa có văn bản quy định cụ thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo để làm căn cứ. Đặc biệt, các trường gặp nhiều khó khăn về việc đảm bảo công bằng khi tổ chức thi trực tuyến đối với số lượng lớn sinh viên cùng lúc.

Bảng 8. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới đào tạo trực tuyến

TT

Trường

Hoạt động quản lý của trường

Số lượng sinh viên

Học liệu phục vụ đào tạo trực tuyến

Thay đổi thói quen giảng dạy

Văn bản liên quan đào tạo trực tuyến

1         

ĐH CN HN

Ảnh hưởng lớn

Ảnh hưởng

Ảnh hưởng rất lớn

Khó khăn

Chưa phù hợp

2         

ĐH CN HCM

Ảnh hưởng lớn

Ảnh hưởng lớn

Ảnh hưởng lớn

Khó khăn

Chưa phù hợp

3         

ĐH CN TP HCM

Ảnh hưởng lớn

Ảnh hưởng lớn

Ảnh hưởng lớn

Khó khăn

Chưa phù hợp

4         

ĐH CN QN

Có ảnh hưởng

Có ảnh hưởng

Ảnh hưởng lớn

Khó khăn

Khá phù hợp

5         

ĐH CN Việt Trì

Ít ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Khó khăn

Chưa phù hợp

6         

ĐH KTKT CN

Ảnh hưởng lớn

Ảnh hưởng lớn

Ảnh hưởng lớn

Khó khăn

Chưa phù hợp

7         

ĐH Sao Đỏ

Ít ảnh hưởng

Có ảnh hưởng

Có ảnh hưởng

Khó khăn

Khá phù hợp

Nguồn: Dữ liệu khảo sát từ các trường đại học thuộc Bộ Công Thương

4. Giải pháp nâng cao hiêu quả đào tạo kết hợp trực tiếp và trực tuyến (Blended Learning)

- Tăng cường năng lực ứng dụng công nghệ số: Nhà trường chủ động đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất, hạ tầng mạng internet và thiết bị công nghệ, từ đó trang bị bổ sung phù hợp với yêu cầu chung về kỹ thuật và nhu cầu tổ chức dạy học số của mỗi trường.

-  Hoàn thiện hệ thống học tập trực tuyến: Nền tảng của dạy học số là hệ thống LMS (Learning Management System). Vì vậy, giải pháp này giúp các trường xây dựng và hoàn thiện, thường xuyên nâng cấp hệ thống LMS cho học tập trực tuyến phù hợp với yêu cầu triển khai các khóa học.

-  Xây dựng nguồn học liệu số: Giải pháp này giúp nhà trường xây dựng cơ sở dữ liệu số cho những nội dung học tập trực tuyến phục vụ hoạt động học tập của người học.

- Tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ dạy học số cho giáo viên và người học và chia sẻ nguồn lực dạy học số giữa các trường: Nhà trường cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích giáo viên và người học tham gia học tập trực tuyến nhằm giúp giảng viên và người học tích cực tham gia học tập trực tuyến. Bên cạnh đó, có sự trao đổi, học hỏi, liên kết với các trường có năng lực cùng hợp tác phát triển dạy học số, nhằm giúp các trường nâng cao năng lực dạy học số và thúc đẩy sự phát triển dạy học số bền vững.

5. Kết luận

Với xu thế chung của nền giáo dục trong kỷ nguyên số 4.0, các trường không thể mãi tiếp tục duy trì hình thức đào tạo trực tiếp truyền thống. Đại dịch do Covid -19 gây ra ảnh hưởng lớn tới mọi mặt của xã hội, nên giáo dục cũng không là ngoại lệ. Những hạn chế của mô hình học tập truyền thống đã kìm hãm và tước đi cơ hội của những người không có đủ điều kiện, những người không có khả năng vượt qua các kỳ thi hay không thể bố trí thời gian và tài chính để bước vào giảng đường đại học. Với hình thức đào tạo kết hợp trực tiếp và trực tuyến (Blended Learning) cùng tương lai là E-Learning thì cơ hội học tập đã rộng mở ra với hầu hết mọi người, khi mà họ có thể ở bất kì đâu, chỉ với kết nối Internet từ điện thoại hay bất kỳ thiết bị điện tử khác là đã có thể nghe được những bài giảng của giảng viên, giáo sư hàng đầu trong nước và quốc tế. Các trường cần chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để sẵn sàng tham gia vào công cuộc đổi mới hình thức đào tạo phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Nguyễn Ngọc Dung, Nguyễn Thị Toan (2020), “Ứng dụng “Blended learning” trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực giáo viên Giáo dục công dân”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kỳ 1 tháng 5, Tr. 216-220.
  2. Vũ Thái Giang, Nguyễn Hoài Nam (2019), “Dạy học kết hợp - Một hình thức phù hợp với dạy học đại học ở Việt Nam thời đại kỉ nguyên số”, Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội, Số 64, Tr. 165-177.
  3. AYTAC, Tufan. (2009). The influence of Blended Learning model on developing leadership skills of school administrators. UbiCC Journal, 4(3), pp.539.
  4. Han, S.L. & Jung, H.Y. (2008). The Effect of an Offline Class Model for Blended Learning in Lowability College School Students. International Journal for Education Media and Technology, 2(1), pp. 45-54.
  5. Holden, J. and Westfall, P.J.L. (2010). An Instructional Media Selection Guide For Distance Learning - Implications For Blended Learning. U.S: United States Distance Learning Association.
  6. Phiếu khảo sát các trường thuộc Bộ Công Thương, do nhóm tác giả thực hiện, tháng 12/2021.

 The blended learning method at some universities under the Ministry of Industry and Trade

Nguyen Truong Giang1

Dang Huong Giang1

Do Tuan Hanh1

1University of Economics - Technology for Industries

Abstract:

The role and effectiveness of the blended learning method has been confirmed in the Circular No. 12/2016/TT-BGDĐT issued on April 22, 2016 by the Ministry of Education and Training. It shows that when universities would like to  improve their training efficiency and quality, they must have strategies in changing and applying advanced blended learning method which consists of online and face-to-face training activities. Universities under the Ministry of Industry and Trade have initially implemented the blended learning method. This paper is to analyze and evaluate this learning method to help training institutions have appropriate solutions to improve the blended learning method’s quality.

Keywords: blended learning, e-learning.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 10, tháng 5 năm 2022]