Một góc nhìn về văn hoá doanh nghiệp EVNCPC

Do yêu cầu công việc, tôi có dịp đến nhiều cơ quan, công sở, doanh nghiệp để quan hệ công tác. Kinh nghiệm cho tôi thấy: Cứ nhìn thái độ, cung cách của nhân viên dưới quyền đối với người chủ của đơn v

Giúp dân vượt lũĐối với EVNCPC và các đơn vị trực thuộc, một thực tế rất hiển nhiên là nơi đây có nhiều người muốn về làm việc, người lao động không ai bỏ đi. Thực tế đó chứng tỏ một điều: Đây là nơi có môi trường làm việc tốt, người chủ đã biết tạo ra một môi trường có văn hóa. Trước hết nói về cái tình (trong đó bao hàm yếu tố văn hóa) thì các đơn vị thuộc EVNCPC đã thể hiện cái tình rõ nét bằng những việc làm thiết thực và cụ thể, được quy định bằng quy chế, văn bản nhằm đảm bảo ổn định việc làm và đời sống của người lao động. Mọi người được quan tâm chăm sóc đầy đủ các quyền lợi về vật chất và tinh thần; các chế độ đãi ngộ công bằng, minh bạch...VHDN là một loại tài sản vô hình đóng vai trò quan trọng trong quá trình định hình tầm nhìn, sứ mệnh và xây dựng thương hiệu của mỗi doanh nghiệp. Việc xây dựng và thực thi VHDN nhiều năm qua giúp EVNCPC cũng như các đơn vị thành viên thân thiện và gẫn gũi hơn với khách hàng và các đối tác, tăng uy tín, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh.

Trên cơ sở tài liệu văn hóa EVNCPC, các đơn vị thành viên đã xây dựng Quy tắc ứng xử văn hóa phù hợp với đặc thù của đơn vị mình, hướng các hành vi giao tiếp và ứng xử của CBCNV đến những chuẩn mực ứng xử tốt đẹp; tạo ra môi trường làm việc sáng, xanh, sạch, đẹp; tạo điều kiện cho từng cá nhân trong tập thể phát huy hết khả năng để cống hiến cho sự phát triển bền vững của EVNCPC. Ứng xử văn hoá của những người làm điện miền Trung: Chấp nhận gian khó, nỗ lực phấn đấu vươn lên được hình thành từ ngày mới thành lập; được vun đắp, xây dựng và phát triển qua nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo, nhiều mô hình tổ chức và cơ chế quản lý; tạo sự thân thiện và cảm thông đối với xã hội, với khách hàng dùng điện và các đối tác. Ứng xử văn hoá giúp EVNCPC phát triển bền vững, có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới ý thức và hành vi của mỗi cá nhân, tổ chức trong EVNCPC; tạo động lực làm việc; điều phối và kiểm soát hành vi tổ chức và cá nhân; gắn kết các thành viên; tạo dựng hình ảnh một Tổng công ty mạnh với bản sắc riêng, đáp ứng các yêu cầu về sản xuất kinh doanh được giao.

Các đơn vị thuộc EVNCPC luôn giữ gìn nơi làm việc sáng, xanh, sạch, đẹp. Mỗi công việc đều gắn với trách nhiệm cá nhân cụ thể. Đề cao trách nhiệm cá nhân. Trong công việc, ứng xử: cấp trên gương mẫu, làm gương thuyết phục cấp dưới; cấp dưới chấp hành nghiêm túc các yêu cầu của cấp trên; cấp trên tạo điều kiện để cấp dưới trình bày ý tưởng, tạo môi trường thuận lợi trong tranh luận, phản biện; các ý kiến khác biệt được tôn trọng. Chú trọng việc mặc đồng phục, bởi đây là yếu tố cấu thành VHDN, từ đó CBCNV với đồng phục, trang phục gọn gàng, lịch sự, tạo hình ảnh đẹp đối với xã hội.

Công nhân PC Đà Nẵng khắc phục hậu quả cơn bão số 11 cuối năm 2013.

Khi đến cơ quan làm việc mỗi người đều đeo thẻ CBCNV để khách hàng, đối tác thuận tiện trong giao tiếp. Mặt khác đó cũng là niềm tự hào của người đeo thẻ, luôn phấn đấu làm việc tốt, không làm ảnh hưởng đến thanh danh, uy tín của đơn vị mình; Thái độ làm việc lịch thiệp, đúng mực, tôn trọng đối tượng giao tiếp (chào hỏi, bắt tay, xưng hô…) phù hợp với tuổi tác, thứ bậc, văn hóa từng vùng; Mọi xử sự đều hướng đến các giá trị nhân văn. Mọi người đều được đối xử bình đẳng, sống có tình nghĩa; đoàn kết, hợp tác trên mọi phương diện. Mỗi CBCNV luôn vui vẻ khi làm việc, tạo ra sự thân thiện, gần gũi trong giao tiếp, ứng xử. Mọi CBCNV không ngừng học hỏi và thực hành chuẩn mực, hiệu quả khi giao tiếp qua điện thoại, qua thư điện tử, sử dụng hệ thống eOffice, sử dụng danh thiếp, thang máy, đi ô tô, nghi thức giới thiệu, nghi thức cuộc họp, nghi thức trang trí và sử dụng phòng họp và các nghi thức cần thiết khác…

Thực hiện chỉ đạo của EVN, các Công ty Điện lực thuộc EVNCPC quan tâm triển khai bố trí phòng giao dịch khách hàng theo chuẩn kiểu mẫu của EVN ở những vị trí thuận tiện nhất (thoáng đãng, rộng rãi, tiện nghi, đầy đủ thông tin khách hàng cần) nhằm phục vụ khách hàng đến giao dịch được tốt nhất. Đội ngũ giao dịch viên được lựa chọn, đào tạo nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự, góp phần nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Chú trọng tác phong, cử chỉ, lời nói, cách giải quyết công việc và hiệu quả đem lại. Khách hàng được đón tiếp niềm nở, ân cần. Việc giải quyết các thủ tục nhanh chóng, tiện lợi, đảm bảo rút ngắn thời gian đến mức thấp nhất đối với khách hàng qua các khâu: cấp điện mới, sửa chữa, nâng cấp, giao dịch, thanh toán tiền điện, các thông tin đối với khách hàng. Những cụm từ luôn thường trực như: “cảm ơn”, “xin lỗi” với thái độ lịch thiệp khiến khách hàng dù khó tính vẫn cảm thấy hài lòng. Từ đây nhân viên phòng giao tiếp khách hàng đẹp dần lên trong mắt người dân. Một số đơn vị đã triển khai hình thức chăm sóc khách hàng qua Tổng đài điện thoại Call Center, tạo hiệu quả trong việc giải đáp thông tin và hướng dẫn sử dụng điện đối với khách hàng, tạo thêm một kênh giao tiếp khách hàng thuận tiện và nhanh chóng. Từ năm 2014 Tổng công ty đã ứng dụng rộng rãi hóa đơn điện tử trong thanh toán tiền điện, đa dạng hóa các hình thức thu, hợp tác với ngân hàng triển khai các hình thức thu qua ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, ATM, internet Banking…; triển khai nhắn tin thông báo tiền điện và lịch ngừng cấp điện qua email, tin nhắn SMS vừa nhanh chóng, tiện lợi, vừa trân trọng khách hàng đồng thời nâng cao năng suất lao động.

VHDN không phải là điều gì cao xa mà được xem như việc làm thiết thực hàng ngày, trong đó nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là làm hài lòng khách hàng. Xây dựng VHDN để phát triển bền vững. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn đến đâu, CBCNV Tổng công ty và các đơn vị thành viên luôn đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu cung cấp điện đầy đủ, an toàn, ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân. Là doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố miền Trung và Tây Nguyên, với nhiều đối tượng phục vụ khác nhau, từ người dân thành phố đến bà con dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trình độ nhận thức mỗi nơi cũng khác nhau. Từ đó VHDN EVNCPC cũng quy định cách ứng xử phù hợp đối với khách hàng các khu vực, các vùng miền. Mỗi CBCNV Tổng công ty ứng xử với khách hàng luôn tâm niệm: “Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu cao nhất để chúng tôi phấn đấu, thực hiện”.

Đẹp sao những sắc phục màu áo cam không quản ngại nắng mưa, trưa tối hoặc những ngày đêm bão lụt, chăm lo xây dựng, bão dưỡng, khắc phục sự cố, đem nguồn điện đến với mọi người, mọi nhà. Qua các cơn bão lũ lớn, những người thợ điện đã tạm gác việc riêng (nhà của mình bị hư hỏng vì bão lũ) để tập trung khôi phục nguồn và lưới điện, sớm cung ứng điện trở lại, đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất của nhân dân. Các cơn bão lớn cuối năm 2013 tàn phá nặng nề lưới điện các tỉnh miền Trung, đặc biệt là tỉnh Quảng Bình. Với sự chỉ đạo của lãnh đạo Tổng công ty, nhiều đơn vị thuộc các PC Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Công ty Lưới điện Cao thế miền Trung đã điều động CBCNV đến cùng PC Quảng Bình khẩn trương khắc phục hậu quả bão lụt. Sự giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong khó khăn, hoạn nạn thể hiện cái tình, chất nhân văn của những người làm điện miền Trung. Những hình ảnh đẹp về sự đồng cam cộng khổ, chung sức chung lòng khắc phục hậu quả bão lụt luôn lắng đọng trong tâm trí nhiều người. Một trong những truyền thống tốt đẹp của CBCNV Tổng công ty là tích cực tham gia công tác xã hội. 5 năm qua Tổng công ty đã vận động được đông đảo CBCNV quyên góp với số tiền hơn 12 tỷ đồng cho các hoạt động từ thiện, xã hội; nhận phụng dưỡng 21 Mẹ Việt Nam anh hùng; ủng hộ các huyện nghèo Lai Châu 2,1 tỷ đồng; xây dựng 54 nhà tình nghĩa với số tiền 1,25 tỷ đồng; ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do lũ lụt, đóng góp ủng hộ quỹ “Tấm lòng vàng”, quỹ “Vì người nghèo”… chăm sóc các gia đình chính sách, gia đình thương binh liệt sĩ; ủng hộ quỹ bảo trợ phụ nữ nghèo, các cháu mồ côi vơi số tiền hơn 1,5 tỷ đồng/ năm; Hưởng ứng chỉ thị của Thành uỷ Đà Nẵng về xây dựng nông thôn mới, Đảng uỷ Tổng công ty đã vận động cán bộ, đảng viên tham gia đóng góp số tiền 780 triệu đồng xây dựng công trình điện chiếu sáng tại xã Hoà Khương (huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng). Công trình được bàn giao đưa vào sử dụng vào tháng 1/2013; Ủng hộ phong trào “Nghĩa tình Trường sa, Hoàng Sa”, “Tấm lưới nghĩa tình”… Những việc làm trên thể hiện cái tâm, cái tình của CBCNV Tổng công ty và lấp lánh nét nhân văn.

Quá trình thực thi VHDN của Tổng công ty và các đơn vị thành viên còn được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, như lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chuyên đề, các hội thi “Giao tiếp khách hàng giỏi”, “Phòng giao dịch kiểu mẫu”; “Hội thi thợ giỏi”; Hội nghị báo cáo dự án đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng điện; Các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, khiêu vũ mang đậm nét văn hoá quần chúng được thường xuyên tổ chức, tạo nên sân chơi bổ ích trong CNVCLĐ; Phong trào “Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ”, “Văn hoá doanh nghiệp” được đẩy mạnh, góp phần xây dựng tác phong làm việc công nghiệp, nếp sống văn hoá trong CNVCLĐ.

Nét đẹp VHDN được thể hiện rõ nét qua công tác truyền thông bằng tin, bài, ảnh đăng trên Bản tin, trang tin điện tử Tổng công ty, của ngành Điện và các phương tiện thông tin đại chúng, khắc họa sinh động và đa dạng cuộc sống, công việc, văn hoá của người làm điện miền Trung. Qua đó tuyên truyền, biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu, đưa văn hoá EVNCPC đến với mọi người. CBCNV Tổng công ty còn tham gia nhiệt tình và đạt giải cao nhiều cuộc thi do Công đoàn EVN phát động như: “Niềm tin Điện lực Việt Nam’, “Nét văn hoá Người thợ Điện”, “Nét đẹp Người thợ Điện Việt Nam”, “Truyền thống Điện lực Việt Nam – 60 năm thắp sáng niềm tin” góp phần để Công đoàn EVNCPC nhiều năm liền đạt giải Nhất tập thể. Gần đây, hưởng ứng phát động của Chủ tịch, Tổng giám đốc EVNCPC và Thường vụ Công đoàn EVNCPC có xấp xỉ 10 ngàn CBCNV toàn Tổng công ty tích cực tham gia cuộc thi “Tìm hiểu truyền thống và VHDN”. Nhiều đơn vị 100 % CBCNV tham gia. Các bài dự thi thể hiện tình cảm và trách nhiệm cao của mỗi CBCNV đối với truyền thống của ngành và VHDN thông qua việc đầu tư thời gian, công sức trí tuệ để tìm hiểu và tham gia. Nhiều bài dự thi có nội dung phong phú, hình thức đẹp cùng nhiều hình ảnh minh hoạ sinh động. Tổng công ty đã tổ chức chấm thi những bài dự thi xuất sắc nhất được gửi đến từ các đơn vị thành viên và trao 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba cùng một số giải Khuyến khích. Các bài dự thi đoạt giải thật sự là những bông hoa đẹp trong vườn hoa đẹp. Qua cuộc thi: truyền thống của ngành Điện và VHDN được nâng lên tầm cao mới, lan toả sâu rộng trong toàn thể CNVCLĐ và cộng đồng xã hội, góp phần “thắp sáng niềm tin”…

Một góc nhìn về VHDN EVNCPC giúp bạn đọc cảm nhận thêm về nét đẹp, nét nhân văn của những người làm điện miền Trung.