Trên thực tế nhìn lại các thị trường cổ phiếu kỳ hạn quan trọng, ca cao đã tăng lên 28% trong năm nay. Trong khi thị trường chứng khoán và các loại tài sản khác bị tả tơi, do các lo sợ về sự tăng trưởng toàn cầu chậm lại và các cuộc thương chiến, giá ca cao tăng vọt vì thiếu cung do thời tiết khô hạn ở những khu vực sản xuất hàng đầu như Bờ Biển Ngà.

mot nam ngot ngao cua thi truong ca cao hinh anh 1

Cây ca cao cung cấp nguyên liệu làm sô cô la cần khí hậu nhiệt đới ẩm ướt và bóng mát của rừng nhiệt đới, khiến cho diện tích trồng bị hạn chế.

“Vụ thu hoạch chính đang tiếp diễn ở Tây Phi. Thời tiết nóng và khô. Ý đồ sản xuất vụ chính ở Bờ Biển Ngà và Ghana giảm; Bờ Biển Ngà hiện nay ước tính sản xuất chính vụ hơn 2 triệu tấn”, Jack Scoville, phân tích gia của Chicago’s Price Futures Group, có một ghi chép hôm 4/1.

“Thời tiết có vẻ thuận lợi ở Đông Phi và châu Á. Nhu cầu đang cải thiện và vụ mùa mới bắt đầu tăng”, Scoville nói thêm.

Dự báo xa hơn của BBC, giá trị thị trường sô cô la toàn cầu có khả năng tăng gấp đôi năm 2025 so với 2015. Việc tiêu thụ nhiều chủ yếu do lợi ích sức khoẻ. Vùng nghiện sô cô la lớn nhất nằm ở Tây Âu và Bắc Mỹ, nghiện nặng nhất là Thuỵ Sĩ, bình quân tiêu thụ 8kg/đầu người năm 2017. Nhưng triển vọng lại nằm ở những thị trường đông dân và đô thị hoá nhanh. Ấn Độ là một trong những thị trường sô cô la phát triển nhanh nhất. Năm 2016, dân Ấn tiêu thụ 228.000 tấn, tăng 50% so với năm 2011.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất sô cô la đang gặp khó khăn. Cây ca cao cung cấp nguyên liệu làm sô cô la cần khí hậu nhiệt đới ẩm ướt và bóng mát của rừng nhiệt đới, khiến cho diện tích trồng bị hạn chế. Bờ Biển Ngà và Ghana đóng góp hơn 50% sản lượng trên toàn thế giới. Nhưng do toàn cầu đang nóng dần lên, việc canh tác ca cao ở những nơi đó phải di chuyển lên cao hơn để tiếp tục phát triển tối ưu.

Kẻ thù của cây ca cao có đủ loại và đủ cỡ; hai kẻ thù là bệnh và dịch. Các ước tính cho thấy bệnh hại gây ra tổn thất hàng năm từ 30 – 40% tổng sản lượng ca cao toàn cầu. Tháng 6 năm rồi, Bờ Biển Ngà phải phá bỏ toàn bộ diện tích trồng ca cao 100.000ha bị nhiễm virus gây rộp chồi cây, để ngăn chặn bệnh lan rộng hơn nữa. Sẽ mất ít nhất năm năm trước khi khu vực này có thể tái canh.

Indonesia, nước sản xuất ca cao lớn thứ 3 thế giới, đã giảm sản lượng ca cao từ năm 2010 do thời tiết xấu và cây bị lão hoá. Do đó, một số nông dân chuyển sản xuất sang các loại cây trồng như bắp, cao su hoặc cọ lấy dầu. Ghana, nhà cung cấp ca cao lớn thứ 2 trên thế giới, trông chờ ở châu Á và đặc biệt là Trung Quốc. Để thúc đẩy sản xuất ca cao, nước này đang cố tìm một khoản vay 1,5 tỷ USD từ Eximbank của Trung Quốc.

Nhiều tuyên bố cho rằng năm 2050 là ngày tận thế của sô cô la. Tuyên bố có thể thái quá, nếu các bên liên quan trong ngành sản xuất này hợp tác chặt chẽ với nhau.Nhà sản xuất nhỏ lẻ hợp tác với nhau để không bị ép giá.

Chuyện sô cô la có thể cứu vãn hay không còn phải “đợi đấy!”.