Một số kiến nghị góp ý sửa đổi chế định thành lập doanh nghiệp trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật doanh nghiệp 2014

PGS. TS. GVCC. HỒ XUÂN THẮNG (Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh)

TÓM TT:  

Nhằm góp phần hoàn thiện hơn khung khổ pháp lý của Luật Doanh nghiệp sửa đổi, bài viết tập trung phân tích một số nội dung quy định về việc thành lập doanh nghiệp còn bất cập. Đồng thời, đưa ra những kiến nghị phù hợp với thực tiễn thành lập, phát triển hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam để cùng nhau trao đổi.

T khóa: Dự thảo Luật Doanh nghiệp 2015 sửa đổi, định chế thành lập doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp năm 2014.

1. Đặt vấn đề

Thực hiện Nghị quyết số 57/2018/QH14, ngày 8/6/2018 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 28/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức thực hiện Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Trong quá trình soạn thảo đã tiến hành tổng kết thi hành Luật nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, vướng mắc và đề xuất giải pháp hoàn thiện; tổ chức rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các Luật có liên quan đến đầu tư, kinh doanh.

Dự thảo lần thứ ba của Luật cũng đã được được đăng tải và cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan.

Những nội dung cơ bản trong quy định về việc thành lập doanh nghiệp của dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2015 như: Bổ sung quy định về đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử, theo đó người thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng với bộ hồ sơ điện tử - quy định tại Điều 27 trong dự thảo. Đồng thời, ban soạn thảo đã rà soát quyết định bãi bỏ 02 thủ tục không còn cần thiết, gồm: (i) Thủ tục thông báo mẫu dấu tại điều Điều 44 và thủ tục báo cáo thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp tại Điều 12 của Luật Doanh nghiệp 2014.

Tuy nhiên, tác giả cho rằng, vẫn còn những bất cập cần phải thống nhất trong cách hiểu để áp dụng chung trong phạm vi cả nước khi Luật này được Quốc hội thông qua. Do vậy, bài viết đưa ra “Mt s kiến ngh góp ý sa đi chế đnh thành lp doanh nghip trong d tho sa đi, b sung Lut Doanh nghip 2014”, nhằm góp phần hoàn thiện hơn khuôn khổ pháp lý của Luật Doanh nghiệp sửa đổi.

2. Những nội dung bất cập và kiến nghị sửa đổi

2.1. Khái niệm góp vốn

Tại khoản, 13 điều 4 dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi có đưa ra khái niệm góp vốn như sau: “Góp vn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập”.

Xét về mặt logic học và tính phù hợp thì quy định này còn khá nhiều bất cập và chưa thống nhất trong cách xác định địa vị pháp lý của chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp hay là công ty. Tức là các nhà soạn thảo chưa chặt chẽ về mặt tư duy khi xác định việc góp vốn vào công ty hay vào doanh nghiệp trong khái niệm. Chúng ta thừa hiểu rằng, Luật Doanh nghiệp 2014 và trong dự thảo sửa đổi này đều thống nhất có 01 loại hình doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và 4 loại doanh nghiệp là công ty (Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Công ty Hợp danh và Công ty Cổ phần).

Vế thứ nhất trong khoản 13 Góp vn là vic góp tài sn đ to thành vn điu l ca công ty, là xác định việc góp vốn thuộc về pháp nhân111[1], tiêu biểu là 4 loại hình: Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Công ty Hợp danh và Công ty Cổ phần và mặc nhiên loại hình doanh nghiệp tư nhân bị loại ra khỏi tư cách công ty. Trong khi đó, vế thứ hai của khái niệm lại liệt kê các loại kiểu góp vốn “bao gm góp vn đ thành lp doanh nghip hoc góp thêm vn điu l ca doanh nghip đã đưc thành lp”. Tức là góp vốn trước khi hình thành nên một pháp nhân và góp vốn sau khi pháp nhân đó đã hình thành, đi vào hoạt động trong thị trường ở nước ta. Việc liệt kê này rất rõ ràng, dễ nhận diện được việc góp vốn. Tuy nhiên nó thiếu sự thống nhất, ở vế thứ nhất thì khẳng định mục đích để tạo thành vốn điều lệ của công ty, vế thứ hai thì không thống nhất là “công ty” mà lại là “doanh nghiệp”. Nếu là doanh nghiệp thì rõ ràng chủ doanh nghiệp tư nhân (thể nhân) cũng được xem là đối tượng điều chỉnh của việc góp vốn mà khái niệm tại khoản 13, điều 4 của dự thảo hướng tới. Do vậy, hậu quả của việc thiếu thống nhất về cách hiểu của khái niệm góp vốn trong thực tiễn chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu sửa đổi của Luật Doanh nghiệp.

Các nhà làm luật cần thống nhất cách hiểu trong một quy phạm định nghĩa (khái niệm) đối với việc góp vốn thuộc về những pháp nhân là công ty như Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Công ty Hợp danh và Công ty Cổ phần chứ không thể chỉ để là doanh nghiệp, bởi vì nó sẽ làm gia tăng sự nhầm lẫn có cả doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ cũng thuộc đối tượng điều chỉnh góp vốn.

Mặt khác, nội dung trong khái niệm này chưa trả lời được cho câu hỏi ai là người góp vốn bằng tài sản? Trên thực tế, các nhà làm luật đã xác định rõ chủ thể góp vốn tại khoản 19, điều 4 của dự thảo2, có thể áp dụng làm quy tắc xử sự chung nhất quán trong thực tiễn. Điều này đã thể hiện đúng tính khoa học mối liên hệ mật thiết trong các quy định về người góp vốn là tổ chức, cá nhân trong Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Công ty Cổ phần; Công ty Hợp danh hay là tổ chức hoặc cá nhân là người góp vốn trong Công ty TNHH một thành viên

Kiến ngh: Như đã phân tích, lập luận trên đây, cần làm rõ hơn, cụ thể hơn trong khái niệm về góp vốn quy định tại khoản 13, điều 4 của dự thảo, như sau: “Góp vn là vic ngưi góp vn góp tài sn đ to thành vn điu l ca công ty. Góp vn bao gm góp vn đ thành lp Công ty hoc góp thêm vn điu l ca Công ty đã đưc thành lp”.

2.2. Về vấn đề vốn điều lệ

Tại khoản 29, điều 4 dự thảo sửa đổi có quy định: “Vn điu l là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”.

Nhìn nhận theo khoa học pháp lý thì quy định này còn rất bất cập, mâu thuẫn với chính nội tại các nội dung có liên quan đến vốn điều lệ trong dự thảo sửa đổi này. Vốn điều lệ trong dự thảo nêu rõ việc hiểu cũng như điều chỉnh nó chỉ có trong 4 loại công ty (TNHH 1 TV; Công ty TNHH 2 TV trở lên; Công ty Hợp danh; Công ty CP) chứ không có điều chỉnh cho loại doanh nghiệp tư nhân hay hộ kinh doanh. Nghĩa là, vốn điều lệ xuất hiện khi thành lập công ty, không thành lập công ty thì vồn điều lệ không hình thành. Tiếp theo, đó là tổng giá trị tài sản của công ty đó do người thành lập công ty góp vào. Ví dụ như, Công ty TNHH TM-DV Châu Sa khi thành lập doanh nghiệp này có vốn điều lệ là 40 tỷ VNĐ. Vốn 40 tỷ đó là do 3 thành viên công ty góp: Lê Thị KIều Sa góp 10 tỷ VNĐ; Nguyễn Anh Châu góp 15 tỷ VNĐ; Chu Thị Miện góp 10 tỷ VNĐ. Tài sản các thành viên góp vào công ty này là đồng tiền Việt Nam và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập.

Tuy nhiên, khái niệm Công ty TNHH tại khoản 4, điều 4 của dự thảo được hiểu “Công ty TNHH bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên”. Tại khoản 1, điều 73 của dự thảo đưa ra khái niệm lại không tương thích với quy định về khái niệm vốn điều lệ nói trên đây, cụ thể là: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”. Ví dụ, Công ty TNHH một thành viên Hoa Mai có vốn điều lệ là 10 tỷ VNĐ do Chị Lưu Thị Mai Hoa góp vào. Đây là Công ty TNHH một thành viên do cá nhân do Chị Mai Hoa làm chủ sở hữu vốn điều lệ. Như vậy, ví dụ này khẳng định không trùng khớp với khái niệm “Vốn điều lệ, do các thành viên công ty góp”. Khi sử dụng cụm từ “Các thành viên” mặc nhiên ta hiểu đó phải từ hai thành viên trở lên.

Quy định khoản 29, điều 4 dự thảo mâu thuẫn với cả doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh chứ không chỉ với loại hình Công ty TNHH một thành viên là tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu công ty. Như đã phân tích, khái niệm vốn điều lệ loại khỏi sự điều chỉnh của nó là doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người hoạt động. Trong quy định về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại điều 29 của dự thảo, có các nội dung bao gồm:

  1. Tên doanh nghip và mã s doanh nghip.
  2. Đa ch tr s chính ca doanh nghip.
  3. H, tên, đa ch thưng trú, quc tch, s Th cănc công dân, Giy chng minh nhân dân, H chiếu hoc chng thc cá nhân hp pháp khác ca ngưi đi din theo pháp lut ca doanh nghip đi vi công ty trách nhim hu hn và công ty c phn; ca các thành viên hp danh đi vi công ty hp danh; ca ch doanh nghip đi vi doanh nghip tư nhân; h, tên, đa ch thưng trú, quc tch, s Th căn cưc công dân, Giy chng minh nhân dân, H chiếu hoc chng thc cá nhân hp pháp khác ca thành viên là cá nhân; tên, mã s doanh nghip và đa ch tr s chính ca thành viên là t chc đi vi công ty trách nhim hu hn.
  4. Vn điu l.

Theo đó tất cả các đối tượng quy định tại khoản 1, điều 2 của dự thảo đó chính là “Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh” đều được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập. Tức là, trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ có nội dung thứ tư là vốn điều lệ. Với lập luận như vậy, rõ ràng khái niệm vốn điều lệ tại khoản 29, điều 4 dự thảo mà các nhà làm luật đưa ra chưa phù hợp với khoa học và thực tiễn.

Hơn nữa, trong khái niệm các nhà làm luật sử dụng cụm từ “các thành viên” là rất phiến diện, không đại diện hết cho cách hiểu đối tượng điều chỉnh là doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 TV; TNHH 2 TV trở lên; Hợp danh; Cổ phần và DNTN) trong dự thảo sửa đổi lần này. Để thống nhất với khái niệm góp vốn quy định tại khoản 13, điều 4 trên đây thì không nên sử dụng cụm từ “các thành viên” mà nên thay thế vào đó là cụm từ “người góp vốn” sẽ khoa học và phù hợp hơn với đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp mà chúng ta đang sửa đổi, bổ sung lần này.

Kiến ngh: Để thống nhất chung từ Trung ương đến địa phương khi áp dụng quy định của pháp luật về “vốn điều lệ” cũng như phù hợp với các nội dung liên quan đến vốn pháp định của các chủ thể kinh doanh cũng như các cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập quy định trong dự thảo này, tác giả kiến nghị ban soạn thảo lưu ý sửa lại khái niệm “Vốn điều lệ” tại khoản 29, điều 4 của dự thảo, như sau:

Vn điu l là tng giá tr tài sn do ngưi góp vn đã góp hoc cam kết góp khi thành lp công ty trách nhim hu hn, công ty hp danh; doanh nghip tư nhân; là tng mnh giá c phn đã bán hoc đã đưc đăng ký mua khi thành lp doanh nghip đi vi công ty c phn”.

Ngoài ra, Ban soạn thảo cũng cần xem xét tính phù hợp trong quy định về vốn điều lệ phải thống nhất chung trong nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại điều 29 với nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tại điều 24 của dự thảo“Vn điu l; vn đu tư ca ch doanh nghip tư nhân. Nghĩa là tại khoản 4, điều 24 nên giữ nguyên cụm từ “Vốn điều lệ” để áp dụng cho tất cả các đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp quy định tại điều 2, bỏ cụm từ “vn đu tư ca ch doanh nghip tư nhân”. Bởi vì, vốn đầu tư chỉ được sử dụng trong trường hợp các nhà đầu tư thực hiện dự án theo Luật Đầu tư điều chỉnh chứ doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ không thể có những dự án mang tầm cỡ Chính phủ hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành phê duyệt. Mặt khác, chủ doanh nghiệp tư nhân cũng phải thống nhất chung trong lý luận Luật Kinh doanh họ là người góp vốn để kinh doanh nhằm mục đích sinh lời như các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.  

2.3. Vấn đề các hành vi bị cấm

Vấn đề này ban soạn thảo giữ nguyên 7 khoản riêng biệt tại điều 17 Luật Doanh nghiệp 2015, thể hiện tính phù hợp của quy định này trong suốt quá trình thực tiễn ở nước ta. Các hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm:

  1. Cp hoc t chi cp Giy chng nhn đăng ký doanh nghip, yêu cu ngưi thành lp doanh nghip np thêm giy t khác trái vi quy đnh ca Lut này; gây chm tr, phin hà, cn tr, sách nhiu ngưi thành lp doanh nghip và hot đng kinh doanh ca doanh nghip.
  2. Ngăn cn ch s hu, thành viên, c đông ca doanh nghip thc hin các quyn, nghĩa v theo quy đnh ca Lut này và Điu l công ty.
  3. Hot đng kinh doanh dưi hình thc doanh nghip mà không đăng ký hoc tiếp tc kinh doanh khi đã b thu hi Giy chng nhn đăng ký doanh nghip.
  4. Kê khai không trung thc, không chính xác ni dung hđăng ký doanh nghip và ni dung h sơ đăng ký thay đi ni dung đăng ký doanh nghip.
  5. Kê khai khng vn điu l, không góp đ s vn điu l như đã đăng ký; c ý đnh giá tài sn góp vn không đúng giá tr.
  6. Kinh doanh các ngành, ngh cm đu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, ngh đu tư kinh doanh có điu kin khi chưa đ các điu kin kinh doanh theo quy đnh ca Lut Đu tư hoc không bo đm duy trì đ điu kin kinh doanh trong quá trình hot đng.
  7. Ra tin, la đo, tài tr khng b.

Tác giả cũng đồng ý với cách tiếp cận chuyển tiếp nội dung quy định này ở văn bản Luật Doanh nghiệp 2015 vào nội dung sửa đổi với ý chí là không bãi bỏ nội dung các hành vi bị cấm trong việc thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn có những vấn đề chưa được rõ ràng, chồng chéo, khó thực hiện thống nhất trong tương lai khi dự thảo Luật Doanh nghiệp này được Quốc hội thông qua, cụ thể:

Tại khoản 4, có quy định cấm chủ thể kinh doanh “Kê khai không trung thc, không chính xác ni dung hđăng ký doanh nghip và ni dung h sơ đăng ký thay đi ni dung đăng ký doanh nghip”. Việc kê khai nêu trên là trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện quyền của mình khi hình thành mới một pháp nhân, thể nhân hay là thay đổi nội dung đã hình thành một pháp nhân hay thể nhân thông qua hình thức tự mình hoặc thông qua người đại diện nộp hồ sơ thành lập tại cơ quan đăng ký kinh doanh nhà nước có thẩm quyền. Câu hỏi đặt ra là, khi người đi đăng ký thành lập hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có hồ sơ kê khai không trung thực tại khoản 5, liệu doanh nghiệp có hành vi “Kê khai khống vốn điều lệ” không? Hoặc là, hành vi “kê khai khống vốn điều lệ” có thuộc về hành vi Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không?.

Hành vi bị cấm “kê khai khống vốn điều lệ” quy định tại khoản 5, điều 17 trong dự thảo trùng với hành vi bị cấm “Kê khai không trung thực, không chính xác.”3. Thông thường, việc kê khai khống vốn điều lệ là việc làm có chủ ý của chủ thể thể hiện trong các biên bản góp vốn trước khi họ thực hiện hoạt động kinh doanh. Nghĩa là, mục đích kê khai khống vốn để hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật định. Do đó, hành vi kê khai khống vốn điều lệ là tương đồng với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác của chủ thể kinh doanh. Như vậy, việc cấm đoán chủ thể kinh doanh không được có hành động kê khai khống vốn điều lệ, bởi vì kê khai khống tức là kê khai không trung thực. Tại điều 24 của dự thảo có quy định về “Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp” thì người đi đăng ký kinh doanh phải thống nhất các nội dung trong giấy đề nghị đăng ký, đặc biệt là ghi rõ nội dung tại khoản 4 “Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân”. Tại nội dung giấy đề nghị, chủ thể kinh doanh phải điền đầy đủ nội dung quy định trong 9 khoản của điều 24, trong đó kê khai khống vốn điều lệ quy định tại khoản 4 là hành vi bị cấm.

Kiến ngh: Để phù hợp hơn với khoa học cũng như thực tiễn, các nhà làm luật cần cân nhắc, xem xét quy định các hành vi bị cấm tại khoản 4 và khoản 5, điều 17 của dự thảo như sau:

Th nht: Giữ nguyên nội dung khoản 4 “Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp”.

Th hai: Bỏ cụm từ “Kê khai khống vốn điều lệ” trong vế đầu tiên của khoản 5 để không bị trùng với nội dung quy định cấm tại khoản 4.

Th ba: Để quy định cấm tại khoản 5 hoàn thiện và khoa học hơn, không còn lúng túng trong cách hiểu thì giữ nguyên hành vi bị cấm ở vế thứ hai và thứ ba của quy phạm này là: “không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị”.

3. Kết luận

Nghiên cứu phân tích và đưa ra kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn khuôn khổ pháp lý về Luật Doanh nghiệp sửa đổi ở 3 vấn đề: (1) Khái niệm góp vốn; (2) Vấn đề về vốn điều lệ; (3) Vấn đề về các hành vi bị cấm. Tuy nhiên, còn một vấn đề về “Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam” vẫn cần được phân tích và thống nhất trong cách hiểu để có thể áp dụng chung trong phạm vi cả nước khi Luật Doanh nghiệp sửa đổi được Quốc hội thông qua.

 

TÀI LIU TRÍCH DN:

1Theo Điu 74, B Lut Dân s 2015 quy đnh v Pháp nhân.

  1. Mt t chc đưc công nhn là pháp nhân khi có đ các điu kin sau đây:
  2. a) Đưc thành lp theo quy đnh ca B lut này, lut khác có liên quan;
  3. b) Có cơ cu t chc theo quy đnh ti Điu 83 ca B lut này;
  4. c) Có tài sn đc lp vi cá nhân, pháp nhân khác và t chu trách nhim bng tài sn ca mình;
  5. d) Nhân danh mình tham gia quan h pháp lut mt cách đc l
  6. Mi cá nhân, pháp nhân đu có quyn thành lp pháp nhân, tr trưng hp lut có quy đnh khác.

2Khon 19  Điu 4 Lut Doanh nghip 2015.

3Khon 5 điu 17, d tho sa đi.

 

TÀI LIU THAM KHO:

  1. Quốc hội (2014). D tho sa đi Lut Doanh nghip 2014 ln th 3.
  2. Quốc hội (2014). Lut s 68/2014/QH13: Lut Doanh nghip 2014.
  3. Quốc hội (2015). Lut s 91/2015/QH13: B Lut Dân s năm 2015.
  4. Quốc hội (2019).Lut s 42/2019/QH14: Lut Sa đi, b sung mt s điu ca Lut Kinh doanh bo him, Lut S hu trí tu.

SOME RECOMMENDATIONS FOR AMENDING INSTITUTIONS OF PROVISIONS FOR ESTABLISHING ENTERPRISES IN THE DRAFT AMENDED AND SUPPLEMENTED LAW ON ENTERPRISES 2015

● Assoc.Prof.Ph.D HO XUAN THANG

Faculty of Economic Law, Banking University of Ho Chi Minh City

ABTRACT:

To contribute to perfecting the legal framework of the amended Law on Enterprise, this article analyzes a number of inadequate contents stipulating the establishment of enterprises. This article also makes practical recommendations for the establishment of enterprises and the business development of business entities in Vietnam’s socialist-oriented market economy.

 

Keywords: Draft amended Law on Enterprises 2015, the institution of provisions for establishing enterprises, Law on Enterprises 2014.

 

[2]

[3]