Mỹ và Anh "vã mồ hôi" đối phó với tình báo công nghiệp của Trung Quốc

Anh - Trung Quốc: Quan hệ kinh tế kéo theo tình báo công nghiệp Trong khi mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa Anh - Trung Quốc (TQ) phát triển mạnh mẽ, thì giới chức an ninh Anh lại quan ngại về việ

 

 

Dẫu thế, MI5 thừa nhận, họ chưa biết hết ảnh hưởng của hoạt động tình báo này cũng như phạm vi của chúng. Theo Justin King, giám đốc điều hành C2i - một tổ chức tư vấn phản gián của Anh, hiện tượng TQ săn lùng tin tình báo công nghiệp đang ở mức độ khiến các doanh nghiệp ở Anh phải ý thức hơn, nhất là khi họ thuê các nhân viên người Hoa. Ông King nhận định: khi làm việc cho những công ty phương Tây, người gốc Hoa dễ có “những lòng trung thành lẫn lộn” và các ông chủ phải chấp nhận tình trạng là các thông tin của họ, cho dù thông tin thứ yếu, đều được thu thập và gửi về TQ.

Báo The Guardian dẫn một số thí dụ khiến giới chức Anh lo ngại. Sau cái chết hồi năm ngoái của 21 người TQ đánh bắt sò tại vịnh Morecambe (Tây Bắc Anh), Chính phủ TQ đã gửi một đoàn “đại biểu cảnh sát” sang để giúp nhận dạng người chết cũng như để hỗ trợ các đồng sự Anh. Tuy nhiên, đoàn đại biểu đông một cách đáng ngờ khiến MI5 lo rằng, trong đoàn có thể bị trà trộn điệp viên. Một nguồn tin Chính phủ Anh cho biết, MI5 đã phải thông qua một số biện pháp để chống lại những hoạt động này, nhưng không cho biết cụ thể đó là những biện pháp gì. Trong một trường hợp khác, khi 50 người TQ “đi lậu vé” bị phát hiện chết trên một chiếc xe tải ở Dover, Chính phủ TQ cũng đã gửi một đoàn đại biểu đông đảo tới giúp cảnh sát ở Kent nhận dạng người chết. Một thành viên trong đoàn được phát hiện đã thâm nhập vào máy tính của cảnh sát quốc gia Anh. Hay chuyện một công ty Anh muốn khuếch trương làm ăn với TQ, đã mời một đoàn đại biểu TQ thăm một nhà máy ở Anh. TQ gửi tới một nhóm đại biểu khá lớn, nhưng chỉ một số đại biểu xuất hiện tại nhà máy. Số còn lại được cho là đi khắp nước Anh, tới thăm các cơ sở quốc phòng và nghiên cứu. Các nguồn tin an ninh cho thấy, nếu công ty Anh thắc mắc về những đại biểu không xuất hiện, phía TQ sẽ dọa hoãn cấp phép giao dịch cho công ty trên.

TQ quan tâm đến những thông tin gì? Theo Justin King, giám đốc điều hành C2i, người TQ rất chú trọng tới các tiến bộ công nghệ và khoa học. Kinh tế TQ phát triển nhanh nhưng lại thiếu công nghệ về thông tin và gia công mẫu, sản xuất và kỹ năng thiết kế. ở Anh, người TQ quan tâm tới công nghệ an ninh và giám sát, đặc biệt là những thiết bị đa chức năng.

 

Mỹ: Sử dụng Cục Điều tra liên bang FBI để lọc tìm điệp viên

Mỹ cũng đang lo âu về ảnh hưởng của các điệp viên TQ. Tháng 2-2005, trợ lý giám đốc phòng phản gián của FBI, David Szady đã thúc giục các doanh nghiệp Mỹ giúp cơ quan này chấm dứt nạn ăn cắp các bí mật công nghệ và kinh doanh. David Szady kêu gọi các công ty Mỹ phải đứng về phía FBI để bảo vệ an ninh, vì “cho dù FBI có tăng số điệp viên thì cơ quan này cũng không thể chấm dứt nạn do thám công nghiệp hiện nay, khi bất cứ một thông tin nhỏ nhất cũng đều có thể bị truyền đi”. Theo tuần báo Mỹ Time, số lượng các cuộc điều tra của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) nhắm vào hoạt động gián điệp của TQ ở hành lang công nghệ của Mỹ đã tăng vọt, do Bắc Kinh bị cáo buộc tuyển dụng các nhân viên dân sự vào việc thu thập công nghệ Mỹ. Các vụ tình nghi là gián điệp được ghi nhận ở nhiều nơi, từ bang New Jersey trên bờ biển phía Đông đến bang California ở phía Tây. Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI đang theo dõi hơn 3.000 công ty bị tình nghi đang thu thập tin tức cho TQ. Chỉ riêng tại Silicon Valley, số lượng các vụ gián điệp do FBI xử lý “tăng 20% - 30%/năm”. Báo Time dẫn lời một quan chức FBI khẳng định rằng, TQ “đang cố gắng phát triển một quân đội có thể cạnh tranh với Mỹ” và nước này “sẵn sàng đánh cắp để đạt được điều đó”. Một quan chức tình báo khác của Mỹ cho rằng, người TQ “cực tài trong việc đặt nhiều người vào một phạm vi nhỏ, nhưng mang về nước cả một khối lượng lớn (thông tin)”. Cũng theo Time, người TQ được các nhân viên an ninh TQ phỏng vấn trước và sau khi trở về từ Mỹ về những điều mà họ nghe và thu thập được. Một cặp vợ chồng gốc TQ đã bị bắt ở bang Wisconsin năm ngoái với cáo buộc rằng, họ đã gửi về TQ các linh kiện máy tính giá 500.000 USD có thể dùng để cải tiến các hệ thống tên lửa. Cặp vợ chồng đã được cấp quốc tịch Mỹ này đang chờ ngày ra tòa. Các kịch bản tương tự đã xảy ra tại Mount Pleasant ở New Jersey và Palo Alto ở California, nhưng các vụ việc này, theo FBI, chỉ mới là “phần nổi của tảng băng chìm”.

Sau khi hãng máy tính IBM chuyển giao trung tâm nghiên cứu RTP của họ cho TQ trong khuôn khổ thỏa thuận bán bộ phận sản xuất máy tính cho hãng Lenovo vừa qua, ủy ban an ninh quốc gia Mỹ đang lo ngại, nó có thể được dùng vào việc tình báo công nghiệp. Họ cũng sợ các chuyên viên TQ có thể “chôm” các công nghệ quân sự đang được thử nghiệm ở trung tâm nghiên cứu RTP. Hiện Cục Điều tra liên bang Mỹ FBI đã tăng cường hàng trăm nhân viên chống tình báo và cắm ít nhất một nhân viên tình báo tại các cơ sở nghiên cứu của Bộ Năng lượng Mỹ. Cơ quan này cũng đã bắt đầu thực hiện sáng kiến, sử dụng những người cung cấp tin tức TQ để chọn lựa nhân viên tình báo công nghiệp, từ trong hàng ngàn người TQ sang Mỹ làm việc./.

  • Tags: