Nền kinh tế tri thức: Thực hay ảo?

Đã có một thời, nền kinh tế tri thức (KTTT) là đề tài thời thượng trên báo, chí thế giới và cả ở Việt Nam. Tuy nhiên, khái niệm nền kinh tế tri thức đến nayđã ít được nhắc đến. Kinh tế tri thức là một

Việt Nam đón nhận nền kinh tế tri thức như thế nào?

Vào những năm 2000-2001, chúng ta thường gặp những thông tin về nền kinh tế tri thức (KTTT) ở các phương tiện thông tin đại chúng, ở nhiều cuộc hội thảo tầm cỡ khác nhau. Những thuật ngữ sau đây là tên các cuộc hội thảo hay là tên các bài tham luận trên các diễn đàn… như: sự chuyển đổi từ nền kinh tế hậu công nghiệp sang nền KTTT; Sự chuyển đổi từ nền văn minh vật chất sang nền văn minh tinh thần; KTTT và các giải pháp phát triển nền KTTT ở Việt Nam; KTTT và một số vấn đề phát triển thương mại Việt Nam và Một vài nhận thức về không gian điện tử với nền KTTT…

Cũng thời gian đó, trên thế giới, cái mà nhiều người gọi là nền KTTT thì cũng có nhiều người gọi với các tên khác như: Nền kinh tế mạng; nền kinh tế số hoá; nền kinh tế thông tin; nền kinh tế Internet…Còn ở Việt Nam, trong khi nhiều nhà khoa học của chúng ta “hồ hởi” đón nhận nền KTTT như là một thực thể tự nhiên, thì nhiều nhà khoa học khác lại hoài nghi với cái gọi là, nền KTTT và triển vọng của nó ở Việt Nam. Tất nhiên, số người dị ứng với nền KTTT, nói chung, phát biểu rất dè dặt, đôi khi không dám bày tỏ quan điểm, vì bản chất của trí thức là không dũng cảm, mặc dù rất đa nghi. Thời đó, nhiều nhà khoa học, kinh tế trong mỗi bài viết hay trên diễn đàn đều cố liên hệ, gắn kết vấn đề của mình với KTTT, mặc dù bản thân họ cũng chưa hiểu rõ thế nào là nền KTTT. Thời đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu, các bài tổng luận đề cập đến nền kinh tế mới - nền KTTT. Lúc đó, có lẽ khổ nhất là những lãnh đạo ở địa phương cấp huyện, xã, do trình độ có hạn nên rất đau đầu để hiểu, để nhớ, để nói về nền KTTT. Nhiều cán bộ lãnh đạo bộ, ngành đều đề cập đến nền KTTT mỗi khi có điều kiện. Là người Việt Nam lại được mang dòng máu thông minh, cần cù bậc nhất, nên nhièu người lạc quan, chẳng mấy chốc nước mình chẳng phải đi tắt đón đầu, cũng vượt khối nước phát triển trên thế giới. Vì nền KTTT sẽ thay đổi mọi quy luật, nhận thức cũ. Thí dụ, một trong những quan điểm lý luận cơ bản của kinh tế học truyền thống (Alfred Marshall) là giả thuyết lợi nhuận giảm dần. Giả thuyết này đã đúng cho nền sản xuất ngày nay. Nhưng với nền KTTT thì lợi nhuận tăng dần. Thật là lý tưởng cho một nền sản xuất mà lợi nhuận không bao giờ giảm. Hơn thế nữa, tại một cuộc hội thảo lớn (gọi là lớn vì có nhiều lãnh đạo Bộ, ngành tham dự) ở Hà Nội (vào tháng 4-2001) về nền KTTT, có người đã nêu câu hỏi: “Theo như các anh trình bày về nền KTTT thì có nhiều vấn đề mâu thuẫn với Chủ nghĩa Mác-Lênin”?

Thế giới và chúng ta lý luận về nền KTTT như thế nào?

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh có nền KTTT, mà ở đó lợi nhuận tăng dần là dựa vào sự tăng trưởng vượt bậc của Mỹ và các nước phát triển (OECD) trong thời gian gần đây, chủ yếu do những ngành giầu tri thức mang lại và họ đã đưa ra con số, khoảng 50% GDP của các nền kinh tế OECD là dựa trên tri thức. Những nhận định, đánh gía này độ tin cậy đến đâu, ai dám khẳng định? Có khi, lại giống như một thời, chính các nhà khoa học Mỹ và một số nước đã từng tuyên bố, trữ lượng dầu của Việt Nam lớn đến nỗi, nếu đem tổng trữ lượng dầu thế giới so sánh với Việt Nam, chúng ta có được một hình ảnh như là "con tem dán trên mông con voi"!

Theo một số nhà kinh tế, thì có 5 lý do cơ bản để gọi nền KTTT là:

ã        Tri thức đã trở thành nhân tố quyết định của sản xuất, đẩy vốn, đất đai và lao động xuống hàng thứ hai.

ã        Ưu thế lớn nhất của một quốc gia trên thị trường thế giới là khả năng sáng tạo và khai thác tri thức.

ã        Đang hình thành nên một đội ngũ ngày càng hùng hậu những người lao động trí não (khoảng 70-80%!).

ã        Sự hiện hữu của cơ sở hạ tầng công nghệ và các công cụ cho việc thu thập và phân phối tri thức. Các công nghệ thông tin và truyền thông đang mở rộng vô tận khả năng sáng tạo, thu thập và phân phối tri thức của con người.

ã        Sự hiện hữu của cơ chế khuyến khích lợi ích cá nhân và mô hình tổ chức cho phép các công nhân trí thức hợp tác phát triển ý tưởng mới.

Nhưng, thử hỏi, đến bao giờ các nước như Việt Nam đạt được 5 yêu cầu trên để có được nền KTTT? Và hiện nay, những nước giầu tài nguyên như dầu hoả họ không có ưu thế trên thị trường thế giới?

Có lẽ, những người hô hào nền KTTT đã hình thành là dựa trên một thí dụ cụ thể để rồi kết luận, nền KTTT đang có những ưu thế tuyệt đối so với nền kinh tế công nghiệp. Họ lấy thí dụ, chi phí sản xuất đĩa chương trình phần mềm Window đầu tiên là 50 triệu USD, thì chi phí cho đĩa thứ 2 chỉ là 3 USD và họ kết luận, chi phí sản xuất gần như cận biên bằng 0. Và không gian điện tử đang làm khoảng cách biến mất và họ kết luận, chi phí vận tải bằng 0. Thử hỏi, chúng ta có thể chuyển một sản phẩm như ô tô từ nơi sản xuất đến tiêu dùng dễ dàng như  lấy chương trình trên mạng xuống máy tính cá nhân (bằng Internet được không? Tóm lại, chủ yếu họ dựa vào sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự bùng nổ Internet để tưởng tượng ra một kỷ nguyên mới với những trật tự mới.

Thực chất nền KTTT là gì

   Sau những năm tháng hoàng kim, nay nền KTTT không được mấy ai nói tới. Nhiều người tĩnh tâm lại và họ đã tìm hiểu thì thấy: Điểm xuất phát của khái niệm kinh tế tri thức (hay còn gọi là kinh tế mới), là những con số thóng kê. Những tính toán ban đầu cho thấy, năng suất lao động ở Mỹ tăng nhanh, nếu từ năm 1972 đến 1995, chỉ tăng 1,4% mỗi năm, thì từ năm 1995 đến năm 2000 con số này là 2,5%. Giá nguyên liệu giảm còn nhanh hơn. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm thấp đến mức không đáng kể như sản xuất thêm một bản sao phần mềm, cung ứng dịch vụ điện thoại di động cho thêm một khách hàng. Bài toán liên tục hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm mà các nhà quản trị đã từng mơ ước nay dường như đã có lời giải.

Thêm vào đó, sự ra đời của máy tính cá nhân và mạng Internet càng làm giấc mơ của nhà quản trị doanh nghiệp luôn có thông tin cập nhật để đưa ra quyết định kinh doanh chính xác càng gần với hiện thực. Với một mạng lưới thông tin thông suốt, doanh nghiệp có thể kiểm soát lượng hàng tồn kho, chỉ sản xuất đúng theo nhu cầu của thị trường. Thế nhưng, chưa kịp sử dụng những thông tin thống kê và kiểm chứng khả năng điều hành mới xuất hiện, đã có nhiều doanh nghiệp nhanh chân đã ra sức tận dụng thế mạnh của Internet cho ra đời hàng loạt các công ty dựa vào Internet để tiến hành chuyện kinh doanh của mình, gọi là các công ty dotcom. Họ suy nghĩ, Internet sẽ giúp xóa bỏ hàng rào ngăn cách nhà sản xuất và người tiêu dùng, không còn phải lo đến các khâu trung gian như phân phối, chi phí bán lẻ.

Song với hiện tượng ditcom, giới kinh doanh truyền thông đẩy mạnh xu hướng toàn cần hóa để tận dụng mọi lợi thế họ có thể tìm ra. Họ chọn đặt cơ sở sản xuất ở nơi nào có giá công nhân rẻ nhất, nguyên liệu dồi dào nhất, có thể đem lại giá trị gia tăng cao nhất cho sản phẩm của mình.

Chính ở đây, những tiến bộ trong ngành công nghệ thông tin và viễn thông đã góp phần đem lại thành công cho xu hướng này. Máy fax, điện thoại di động, máy tính nối mạng Internet, tất cả làm cho công việc kinh doanh ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng gần giống như sản xuất ngay tại trong nước. Và cũng chính ở đây, đã có sự cố ý nhầm lẫn giữa công nghệ thông và viễn thông như phương tiện hay cứu cánh, càng làm các công ty dotcom phất lên như diều gặp gió

Thế nhưng, sự sụp đổ của các công ty dotcom trên thị trường chứng khoán đã làm thay đổi tất cả. Dĩ nhiên, sẽ không ai mãi mãi tin rằng, tờ cổ phiếu hàng chục đô la của một công ty mà tài sản thật của nó tính trên số cổ phiếu chỉ đáng giá vài xu có thể lên giá mãi. Chỉ cần một quả bóng nổ, chùm bong bóng dotcom thẳng mấy chốc sẽ không còn quả bóng nào. Nền kinh tế thế giới tưởng đâu thoát khỏi qui luật cũ lại rơi vào chu kỳ suy thoái như trước.

Lần này, cũng chính các nhà kinh tế lại lên tiếng chỉ trích: Có hay không cái gọi là nền kinh tế tri thức?

Đến nay, khi mọi chuyện đã tương đối lắng dịu, bình tĩnh nhìn lại những lập luận, tranh cãi vừa qua, người ta vẫn có thể rút ra những bài học đánh giá.

Thứ nhất, công nghệ thông tin và viễn thông là một bộ phận rất quan trọng của nền kinh tế hiện đại (gọi nó là nền kinh tế tri thức, kinh tế mới, không quan trọng), Nhưng không thể đồng hóa máy tính, mạng Internet, kể cả thông tin nó chuyển tải là kinh tế tri thức. Không thể ảo tưởng vào một kinh tế tri thức để đi tắt đón đầu theo kiểu những nhà kinh doanh dotcom nói trên.

Bài học thứ hai đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, cần quan sát, học hỏi những gì người ta áp dụng thành công, xác định đâu là rào cản về quan điểm, chính sách để đưa đất nước phát triển theo xu hướng chung của thế giới. Dù muốn dù không, toàn cầu hóa vẫn là động lực thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển, không thể chống nó một cách giản đơn như những người xuống đường biểu tình mỗi khi có hội nghị về thương mại toàn cầu. Khi đã công nhận với nhau rằng, công nghệ thông tin và viễn thông là phương tiện quan trọng trong điều hành quản lý, sẽ rất dễ nhận ra những rào cản như chuyện độc quyền đang gây hại cho doanh nghiệp và đất nước như thế nào và một nền giáo dục lạc hậu sẽ làm chậm tốc độ phát triển của đất nước trong tương lai ra sao...

Bài học thứ ba, dù những người đưa ra nền KTTT tuy có vội vàng, nhưng những gì họ đóng góp cho nhân loại không phải là nhỏ. Họ đã đưa ra nội dung cơ bản của nền KTTT là phải có tư bản tri thức. nhiều nước hy vọng sớm có nền KTTT đã đề ra những chính sách rất hợp lý sau:

- Đầu tư nhiều nguồn lực cho sản xuất tri thức (R&D, phần mềm, chi ngân sách cho giáo dục) khoảng 8-10% GDP.

- Quan tâm tới nguồn lực con người. Tỷ lệ người được đào tạo cao (khoảng 13% dân số có trình độ đại học).

- Phổ cập Internet.

- Mở rộng thương mại điện tử.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho R&D

- Bảo đảm sự hợp tác giữa các công ty và các viện nghiên cứu, các trường đại học.

- Tạo điều kiện cho thị trường vốn mạo hiểm ầu tư cho R&D.

Nền KTTT hiện nay mới là ý tưởng của một số người. Lịch sử nhân loại đã chứng minh, nhiều ý tưởng rất "quái dị" không thể thực hiện được trong đời của người nghĩ ra nó, nhưng sau đó thành hiện thực. Do vậy, nền KTTT do con người đã nghĩ ra và biết đâu chúng ta sẽ biến nó thành hiện thực trong một tương lai gần. Chúng ta có thể hy vọng, điều đó có thể xảy ra. Nhưng dù sao, với ý tưởng của nền KTTT đã thúc đẩy các quốc gia đầu tư vào công nghệ thông tin ngày càng mạnh mẽ./.

  • Tags: