Ngành công nghệ thông tin “khát” nhân lực

Theo khảo sát của VietnamWorks về ngành CNTT ở Việt Nam, trong 3 năm qua, số lượng công việc ngành CNTT đã tăng trung bình 47% mỗi năm nhưng nhân sự ngành này chỉ tăng trung bình 8%. Với đà thiếu hụt

Một khảo sát của Itviec.com tiến hành tại các DN CNTT cho thấy, nhân sự ngành IT của Việt Nam đã “hot” trong mấy năm qua và sẽ tiếp tục “hot” trong năm 2018.69% nhóm DN ITsẽ tăng thêm khoảng 10 – 50% nhân viên trong năm tới và senior developers, lập trình viên là vị trí việc làm cần tuyển nhiều nhất của ngành CNTT trong năm 2018.

Khảo sát còn cho thấy có tới 45% DN cho biết mức lương tuyển dụng nhân sự IT mới tăng từ 10 – 20% trong năm qua; 16% DN cho hay họ tăng lương hơn 20% để tuyển dụng người mới.

Tuy nhiên, dù chi phí để tuyển dụng và trả lương nhân sự tăng nhưng các DN đánh giá Việt Nam vẫn là thị trường “dễ chịu” vì chi phí vẫn thấp hơn các thị trường khác.

Còn theo khảo sát của VietnamWorks về ngành CNTT ở Việt Nam, trong 3 năm qua, số lượng công việc ngành CNTT đã tăng trung bình 47% mỗi năm nhưng số lượng nhân sự ngành này lại chỉ tăng trung bình 8%. Nguyên nhân là do số lượng DN tuyển dụng trong ngành CNTT đã tăng 69% kể từ năm 2012. Đặc biệt, số lượng công ty phần mềm đã tăng đến 124% chỉ trong vòng 4 năm.

VietnamWorks ước tính nếu cứ tiếp tục tăng trưởng nhân lực CNTT ở mức 8% như hiện nay, Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 78.000 nhân lực CNTT mỗi năm và đến năm 2020 sẽ thiếu hơn 500.000 nhân lực CNTT. Dù đánh giá đây là một thách thức rất lớn với ngành CNTT nhưng VietnamWorks cũng cho rằng đây là cơ hội để các cơ quan, tổ chức có liên quan phải tính toán để đưa ra giải pháp tốt nhằm cung ứng nhân sự vừa đủ vừa đảm bảo chất lượng.

Theo tính toán, trong hai năm 2017 và 2018, các cơ sở đào tạo trong cả nước sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 80.000 nhân lực CNTT, so với nhu cầu tính đến cuối năm 2018, Việt Nam vẫn còn thiếu thêm khoảng 70.000 nhân lực cho lĩnh vực này.

Cơ hội dành cho ứng viên ngành CNTT cũng theo đó rộng mở, nhưng các chuyên gia nhân sự cho rằng, cùng với chuyên môn, ứng viên Việt Nam cần chú trọng ngoại ngữ và kỹ năng mềm, trong đó ngoại ngữ là đòi hỏi quan trọng vì rất cần thiết cho lĩnh vực này.


Theo Lao động