Nhãn hàng hóa - Hàng rào kỹ thuật mới và nhận diện hàng rào kỹ thuật về nhãn hàng hóa

Trong khi các hàng rào thuế quan ngày càng được dỡ bỏ theo các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thì các hàng rào phi thuế quan, trong đó có các quy định về nhãn hàng hóa và ghi nhãn hàng h

Mục đích của việc ghi nhãn là cung cấp thông tin cần thiết về sản phẩm để người tiêu dùng có điều kiện chọn lựa, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ngăn ngừa gian lận thương mại, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, truy xuất nguồn gốc hàng hóa khi có vấn đề. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các quy định về ghi nhãn được áp dụng một hàng rào kỹ thuật tinh vi đối với hàng hóa nhập khẩu vào các thị trường.

Hiệp định về TBT của WTO phân chia các hàng rào kỹ thuật thành 3 nhóm loại biện pháp kỹ thuật sau đây:

(1) Pháp quy kỹ thuậthay quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc áp dụng(các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ)

(2) Tiêu chuẩn kỹ thuật(technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật được chấp thuận bởi một tổ chức đã được công nhận nhưngkhông có giá trị áp dụng bắt buộc;

(3) Quy trình đánh giá sự phù hợpcủa một loại hàng hoá với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure).

Các yêu cầu về nhãn hàng hóa, đóng gói, ghi nhãn mác áp dụng cho sản phẩm thuộc cả nhóm Quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật. Cụ thể, trong hiệp định TBT ghi rõ: Pháp quy kỹ thuật là văn bản quy định các đặc tính của sản phẩm hoặc các quá trình có liên quan đến sản phẩm và phương pháp sản xuất, bao gồm cả các điều khoản hành chính thích hợp, mà việc tuân thủ chúng là bắt buộc. Văn bản này cũng có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, dãn nhãn hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định. Tiêu chuẩn kỹ thuật là văn bản do một cơ quan được thừa nhận ban hành để sử dụng rộng rãi và lâu dài, trong đó quy định các quy tắc, hướng dẫn hoặc các đặc tính đối với sản phẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất có liên quan, mà việc tuân thủ chúng là không bắt buộc. Văn bản này cũng có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, dãn nhãn hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định.

Như vậy có thể thấy trên thế giới, các quy định về nhãn hàng hóa và ghi nhãn hàng hóa là một hình thức “hàng rào kỹ thuật” được áp dụng phổ biến. Trong thực tiễn đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều hàng hóa của Việt Nam khó thâm nhập các thị trường khó tính, đặc biệt khi xu hướng áp dụng các hàng rào kỹ thuật đang ngày càng tinh vi hơn, không chỉ ở các nước phát triển mà ngay cả các thị trường đang phát triển. Theo số liệu thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế, năm 2012 có 1.571 hàng rào kỹ thuật mới thì đến hết năm 2013, các nước thành viên WTO đã xây dựng và ban hành 17.418 quy định mang tính hàng rào kỹ thuật thương mại và số lượng không ngừng gia tăng trong các năm 2014, 2015.

Trong các nguyên nhân dễ dẫn đến bị cảnh báo của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay có một nguyên nhân quan trọng là bao bì không đảm bảo. Còn theo các chuyên gia của Công ty Registrar Corp., Hoa Kỳ, một trong các lỗi mà doanh nghiệp Việt Nam thường mắc phải khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ là quy cách ghi nhãn thực phẩm và nguyên liệu chưa tuân thủ theo đúng quy định của FDA như: Quy cách ghi nhãn hàng không chính xác, thành phần, nguyên liệu không ghi chi tiết, đầy đủ bằng tiếng Anh. Có trường hợp, chỉ mỗi lỗi chính tả nhỏ trong tên một loại nguyên liệu chính cũng có thể khiến toàn bị lô hàng bị trả về… Các thị trường này cũng thường xuyên bổ sung các quy định mới về ghi nhãn hàng hóa, có những lần là điều chỉnh tổng thể, có những lần chỉ cho một số mặt hàng cụ thể.

Khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam là ở chỗ làm thế nào cập nhật và đáp ứng được các yêu cầu mới, yêu cầu bổ sung của các thị trường nhập khẩu về ghi nhãn, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, chỉ chậm lại một thời gian để điều chỉnh việc ghi nhãn hàng hóa cũng có thể khiến họ mất thị phần vào tay các đối thủ có sự nắm bắt và điều chỉnh nhãn hàng nhanh hơn. Đây thực sự là một thách thức lớn, mà ngoài sự chủ động theo dõi thông tin của các doanh nghiệp, cần đến sự hỗ trợ, cảnh báo sát sao của các cơ quan chức năng, các thương vụ, các văn phòng thương mại đại diện ở nước ngoài và các hiệp hội ngành hàng để hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vượt qua được các rào cản kỹ thuật.