Những điều hành viên thầm lặng

Trong hoạt động cung ứng điện của ngành Điện, không thể không kể đến những đóng góp thầm lặng của những điều hành viên. Công việc của họ có tính đặc thù riêng và không hề đơn giản, đôi khi còn phải ch

Luôn ý thức tinh thần trách nhiệm

Cứ nghĩ các trạm biến áp điện ngày nay được hiện đại hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin thì những nhân viên trực vận hành trạm biến áp sẽ nhàn hạ, chỉ việc ngồi theo dõi ghi chép là xong. Thế nhưng có lẽ chỉ người trong cuộc mới hiểu nghề này cũng có những vất vả riêng và chịu nhiều áp lực. Chị Nguyễn Thị Bích Liên người đã có hơn 20 năm gắn bó với công tác vận hành trạm biến áp tâm sự: Đã làm nghề này thì mỗi CBCNV đều phải luôn ý thức được trách nhiệm của mình, phải đảm bảo vận hành dòng điện Ổn định - Tin cậy. Mặc dù trang thiết bị, công nghệ được đầu tư hiện đại nhưng công việc của “Điều hành viên” vẫn là vận hành các thiết bị trong trạm điện, trong đó quan trọng nhất là máy biến áp. Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu bạn không nắm rõ quy trình vận hành. Từ khi vào nghề tôi đã được rèn khả năng “Nhìn - Nghe - Ngửi”.Chỉ cần nghe một tiếng động nhỏ hay chỉ cần một mùi khen khét là phải để ý ngay, vì chắc đang có vấn đề gì đó bất thường xảy ra.

Khi vào ca, chúng tôi phải thường xuyên theo dõi các thông số vận hành của thiết bị, kiểm tra thiết bị, hàng giờ đều ghi thông số để báo cáo, ghi chép sổ sách. Ngoài ra, chúng tôi còn phải thực hiện thao tác “đóng, cắt” điện đột xuất hoặc theo kế hoạch. Trường hợp xảy ra những hiện tượng bất thường hay sự cố thiết bị, chúng tôi phải kiểm tra, xử lý và báo cáo kịp thời. Bên cạnh đó, điều hành viên còn phải làm nhiều công việc khác nữa như: Vệ sinh công nghiệp, phòng cháy, chữa cháy, môi trường, báo cáo ngày, báo cáo tuần, báo cáo tháng hay các báo cáo khác khi có yêu cầu của cấp trên… Định kỳ hàng tháng, cán bộ, công nhân viên (CBCNV) đều được họp để đánh giá tình hình vận hành của thiết bị, phụ tải, sự cố (nếu có), được trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm sau mỗi sự cố để công việc ngày càng tốt hơn.

Sẵn sàng ứng trực trong mọi tình huốngCBCNVN trong trạm Mai Động luôn cố gắng, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trước đây Trạm có khoảng 50 cán bộ, kỹ thuật vận hành, nhưng với sự đổi mới công nghệ, thiết bị, sắp xếp lại cơ cấu lao động nên hiện Trạm chỉ còn lại 11 người, bao gồm cả bảo vệ. Tới đây theo kế hoạch phát triển của ngành điện, Trạm sẽ triển khai mô hình Trạm Biến áp không người trực.

Ông Đoàn Văn Đạo - Trạm trưởng Trạm biến áp 220 kVMai Động cho biết, những ai đi ca mới thấy được dân đi ca có nỗi khổ riêng. Khi người ta nghỉ, thì mình lại đi làm. Khi mình được nghỉ thì lại “không có bạn mà chơi”. Nghề vận hành trạm biến áp làm theo ca, mỗi ca 8 tiếng, gồm 2 người và có 3 ca luân phiên nhau.Trong quá trình làm, việc, dù nhân viên trực trạm không phải chạy đi chạy lại nhiều nhưng để đảm bảo cho công việc vận hành an toàn, ổn định thì những việc không tên và điều hành viên phải làmkhông phải là ít. Đó là chưa kể những hôm bị sự cố, thí nghiệm định kỳ hay vệ sinh công nghiệp, giám sát lắp đặt thiết bị rất vất vả. Đặc biệt là trực trong những lúc mưa bão, giông tố, rét mướt, nếu nghe thấy có tiếng chuông báo sự cố thì dù thời thiết có khắc nghiệt như thế nào thì là nam hay nữ đều phải đi ra tận nơi xảy ra sự cố để xem xét, kết luận thật chính xác...

Nhận thức rõ tầm quan trọng, trách nhiệm của Trạm, tập thể CBCNV TBA 220k Mai Động luôn đoàn kết, gắn bó, chia sẻ giúp đỡ nhau trong công tác với tinh thần tập trung cao nhất, sẵn sàng ứng trực trong mọi tình huống với những quy tắc nghiêm ngặt. Năm 2017 và trong dịp Tết nguyên đán Mậu Tuất 2018 vừa qua, Trạm biến áp Mai Động đã không để xảy ra sự cố nào, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định 24/24 cho gần một nửa nội đô Hà Nội.

Đúng là trong thành công của ngành điện ngày hôm nay có sự đóng góp thầm lặng của đội ngũ CBVC Trạm biến áp 220KV Mai Động. Những điều hành viên không quản ngại khó khăn để giữ cho dòng điện Thủ đô luôn sáng.

Trạm 220kV Mai Động là một trong những điểm nút quan trọng cấp điện cho gần nửa phía Nam thành phố Hà Nội, gồm 2 trạm thành phần 110 và 220kV, vừa là trạm truyền tải vừa là trạm phân phối. Hiện trạm lấy nguồn qua đường dây 2 mạch từ trạm 500kV Thường Tín cấp điện cho các quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, và các quận lân cận, phụ tải của trạm đều là những phụ tải quan trọng. Trạm có 3 MBA 220kV công suất 250 MVA và 3 MBA 110kV công suất là 63+40+63 MVA. 

Thanh Tú