Tóm tắt:
Bài viết đặt vấn đề về hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm định hướng phát triển trên cơ sở thích nghi với những thay đổi của môi trường và tối ưu hóa quá trình sử dụng nguồn lực luôn hữu hạn tại một doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược giúp cải thiện khả năng đạt được các kết quả mong muốn vào từng thời kỳ. Thông qua phát hiện các cơ hội, nguy cơ, cũng như khẳng định điểm mạnh, điểm yếu để chọn ra chiến lược khả thi. Đây là sự xâu chuỗi những hoạt động hình thành lợi thế cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh là sự chọn lựa hay đánh đổi trước những bối cảnh mới. Doanh nghiệp không có chiến lược ví như một người đi đường luôn trong tâm thế vô định, mặc cho thị trường và đối thủ tự do chỉ dẫn hướng dịch chuyển. Hệ quả liên quan đến nguy cơ xuất hiện là hiển nhiên. Năm 2017, Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo phương án cổ phần hóa. Vì thế, xây dựng chiến lược kinh doanh là cần thiết nhằm giúp Tổng Công ty tiếp tục duy trì và phát triển thị trường hiện có. Qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh tại Tổng Công ty khi trực diện đối với bối cảnh mới.
Từ khóa: Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ, hoạch định chiến lược kinh doanh, xăng dầu.

1. Đặt vấn đề
Xăng dầu là loại hàng hóa đặc biệt. Mặt hàng thiết yếu này đáp ứng nhu cầu lớn trong đời sống và xã hội con người. Ngày 03/09/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu nhằm bảo đảm thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, hài hòa lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước. Mục đích hướng đến là tăng cường tính cạnh tranh, công khai, minh bạch trong kinh doanh xăng dầu; quản lý chặt chẽ hệ thống phân phối xăng dầu, bảo đảm cung ứng ổn định xăng dầu trong hệ thống, bảo đảm chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường. Thị trường xăng dầu trong nước có mức độ bình ổn, giá cả cân bằng, phát triển mạnh và đảm bảo được nguồn cung trong mọi hoàn cảnh. Một số doanh nghiệp xăng dầu gặp không ít dự án khó khăn, không phù hợp với thời điểm đưa vào vận hành; dự án thực hiện chậm, tính toán sai các yếu tố đầu vào (công nghệ, nguyên liệu) dẫn đến không có hiệu quả. Bên cạnh đó, sức ép từ các doanh nghiệp xăng dầu nước ngoài cũng gây nên sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, xăng dầu luôn biến động theo tình hình chính trị thế giới. Trong nội địa xuất hiện nhiều thủ đoạn buôn lậu, trốn thuế, đầu cơ, không nhập hàng khi giá cả tăng cao đã gây xáo trộn thị trường kinh doanh này. Qua đó ảnh hưởng đến an ninh chính trị và đời sống nhân dân.
Năm 2017, Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo phương án cổ phần hóa. Nhà nước thông qua Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương sở hữu 49%; phần còn lại bán cho nhà đầu tư chiến lược với 45,5%; bán đấu giá công khai là 5% và bán ưu đãi người lao động là 0,45%. Ngày 09/08/2017, Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - TNHH MTV thành tên mới Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP (Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 09 tháng 08 năm 2017 và gọi tắt là Tổng Công Ty). Theo phương án mới thiết lập chiến lược kinh doanh cho Tổng Công ty là tất yếu. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của Tổng Công ty là nhiệm vụ cấp thiết, cần thích nghi đối với bối cảnh mới đặt ra.
2. Tổ chức nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp: Nghiên cứu tiến hành tiếp xúc và trao đổi với các chuyên gia bên trong và bên ngoài của Tổng Công ty. Mục tiêu nhằm thiết lập khách quan các yếu tố bên trong, bên ngoài; yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh tác động đến kinh doanh thông qua bảng câu hỏi mở. Kết quả phỏng vấn chuyên gia nhằm hình thành ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM - Competitive Profile Matrix), ma trận phân tích các yếu tố bên ngoài của Tổng Công ty (EFE - External Factor Evaluation Matrix), ma trận phân tích các yếu tố bên trong của Tổng Công ty (IFE - Internal Factor Evaluation Matrix); ma trận phân tích điểm mạnh-điểm yếu-cơ hội-nguy cơ tại Tổng Công ty (SWOT). Cuối cùng, nghiên cứu tiếp tục điều tra chuyên gia lần hai để xác định số điểm hấp dẫn (AS) trong ma trận hoạch định chiến lược định lượng (QSPM).
Dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp được tham khảo theo tài liệu tại Tổng Công ty, Tạp chí khoa học, giáo trình, các công ty đối thủ trên tỉnh Bình Dương nhằm thu thập thông tin liên quan đến năng lực cạnh tranh trong ngành Xăng dầu và các yếu tố từ môi trường vi mô và vĩ mô tác động đến hoạch định chiến lược kinh doanh tại Tổng Công ty.
2.2. Kỹ thuật lấy mẫu
Kỹ thuật lấy mẫu sử dụng công thức Yamane (1967) để làm cơ sở tham khảo tính cỡ mẫu n và cũng để xác định mức độ tin cậy. Công thức Yamane (1967): n = N /(1 + N*e2). Trong đó: n là cỡ mẫu; N là tổng mẫu; e là sai số (% sai số cho phép).
Cỡ mẫu nhóm nội bộ Tổng công ty: Tổng thể mẫu của Tổng công ty được xác định là 20 người. Nghiên cứu chọn sai số e= 20% làm mức chuẩn sai số tối đa. Ước lượng tính toán trong dự báo cho hiệu quả kinh doanh thường sai số từ 30% trở lại. Cỡ mẫu n = N /(1 + Ne2) = 20/(1+ 20*(20%)2) = 11,111. Nghiên cứu chọn số chuyên gia nội bộ là 11 người.
Chọn mẫu ngẫu nhiên nhóm chuyên gia bên ngoài: Chọn mẫu chuyên gia bên ngoài áp dụng phương pháp thuận tiện. Cỡ mẫu chuyên gia bên ngoài được chọn là 4 và phân bổ ở hai doanh nghiệp tư nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2.3. Xử lý và phân tích dữ liệu
Sử dụng phương pháp thống kê: Dùng Excel để tính toán các số liệu về hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty.
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Các số liệu từ bảng báo cáo tài chính, kế toán được so sánh qua các năm, phân tích thực trạng môi trường hoạt động của Tổng Công ty cũng như tổng hợp để đưa ra nhận xét.
Thông qua phương pháp chuyên gia chọn ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và nguy cơ. Tính điểm mức độ quan trọng và điểm phân loại của Tổng công ty trên các ma trận CPM, EFE, IFE, SWOT và QSPM. Cuối cùng ra quyết định chọn chiến lược phù hợp và khả thi.
3. Kết quả nghiên cứu
(Xem theo thứ tự các Bảng 1; 2; 3; 4 và 5).


4. Kết luận
Phân tích ma trận QSPM của nhóm SO cho thấy lựa chọn chiến lược mở rộng và phát triển thị trường với số điểm 5.939. Chiến lược này mang tính hấp dẫn hơn vì xét trên khía cạnh nguồn lực của Tổng Công ty và tính cạnh tranh của thị trường xăng dầu Việt Nam. Những phân khúc thị trường mới không còn nhiều, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển thị trường sang các vùng lân cận sẽ giúp cho Tổng Công ty tận dụng các cơ hội tốt ở bên ngoài và tiềm lực bên trong nhằm mang lại lợi nhuận cao trong tương lai.
Phân tích ma trận QSPM của nhóm ST cho thấy lựa chọn chiến lược phát triển nguồn nhân lực với số điểm 5.984 điểm. Mục tiêu thành công khi sở hữu nguồn nhân lực của Tổng Công ty không ngừng được phát triển. Vì thế, phân tích đúng thực trạng nguồn nhân lực sẽ giúp tái sắp xếp, bố trí phù hợp với công việc; đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực sẵn có nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng Công ty.

Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo thường niên Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ năm 2015, 2016, 2017.
2. Bộ Công Thương (2014). Chỉ thị số 11/CT-BCT ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Bộ Công Thương về việc tăng cường công khai, minh bạch đối với hoạt động kinh doanh điện, xăng dầu, Hà Nội.
3. Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2011). Quản trị chiến lược. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Lê Thế Giới, Nguyễn Thanh Liêm và Trần Hữu Hải (2014). Quản trị chiến lược. Nhà xuất bản Dân trí, Hà Nội.
5. Thủ tướng Chính phủ (2017). Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Hà Nội.
6. Chandler, A. (1962). Strategy and structure. Cambridge, Massacchusettes, MIT Press, USA.
7. Yamane, Taro. (1967). Statistics, an Introductory Analysis. 2nd Ed., New York: Harper and Row, USA.

ANALYSES OF THE STRATEGIC BUSINESS PLANNING OF THANH LE GENERAL IMPORT - EXPORT TRADING CORPORATION

Ph.D Hoang Manh Dung
Thu Dau Mot University
Nguyen Ngoc Nhu Yen
Specialist, Thanh Le General Import - Export Trading Corporation

Abstract:
This article discusses the matter of planning business strategy to drive the business development of enterprises to adapt to environmental changes and to optimize their limited business resources. By identifying opportunities, risks, strengths and weaknesses, enterprises can choose the best strategic business plans to help them to meet their goals in particular periods and form their long-term competitive advantages to compete with other rivals. Business strategies are considered as trade-off situations in new contexts. Without business strategies, enterprises cannot identify their development orientation and be passively directed by the market and competitors, resulting in business risks. In 2017, the equitization plan of Thanh Le General Import-Export Trading Corporation was approved by the Prime Minister. As a result, it is necessary for the corporation to build its business strategy to maintain and promote its position in the market, and improve the efficiency of its business in the new context.
Keywords: Thanh Le General Import - Export Trading Corporation (THALEXIM), planning business strategy, petroleum.