Nike & Adidas cuộc chiến giữa 2 "vua" giầy

Từ khi ra đời cho đến khi thành những thương hiệu nổi tiếng trong làng thể thao, không khi nào người ta thấy cuộc cạnh tranh giữa Nike & Adidas bớt sôi động và khốc liệt. Liên tục “rót” những khoản ti

Sinh ra đã là đối thủ

    Cái tên Adidas và Nike từ lâu đã được biết đến như một phần không thể thiếu trong hoạt động của các kỳ Thế vận hội (Olympic), á vận hội (Paralympic)... hay những giải bóng đá mang tầm vóc hành tinh (World, Euro...). Hiện nay, cả hai đều là những thành viên “ruột” của tổ chức SATRA (Shoe and Allied Trades Research Association - Tổ chức kỹ thuật nghiên cứu về công nghệ thời trang giầy hàng đầu thế giới). Tuy nhiên, chính vì sự song hành trong nhiều lĩnh vực thể thao nhạy cảm như vậy, đã khiến Nike và Adidas không thể “đồng hành” với nhau, và giữa hai thương hiệu này đã liên tục đã xảy ra những cuộc đối đầu.

                Kể từ khi nhà sáng lập người Đức, Adi Dassler sáng chế đôi giầy chạy đầu tiên phục vụ cho Olympic năm 1928, Adidas trở thành “linh hồn” của các kỳ Đại hội thể thao thế giới. Hãng này đã quyết tâm khẳng định vị trí số 1 của mình bằng việc ký hợp đồng với Ban tổ chức Olympic Athens 2004, trở thành nhà cung cấp trang phục cho đội ngũ nhân viên, tình nguyện viên và hơn 4.000 vận động viên tham gia kỳ Thế vận hội này.

                Trong khi đó, đối thủ Nike cũng không chịu kém cạnh. Năm 1994, khi Nike lần đầu tiên lấn sân sang bóng đá, doanh số của họ ở thị trường này mới chỉ đạt 45 triệu USD. Ngày nay, con số đó đã tăng lên xấp xỉ 1 tỷ USD. Hiện nay, 2 CLB hàng đầu nước Anh - Manchester United và Arsenal - đều sử dụng trang phục của Nike. Và có tới 45 CLB hàng đầu khác của châu Âu dùng sản phẩm Nike, trong khi đó, 41 CLB lớn khác là đối tác của Adidas. Theo thống kê, tại Euro 2004, 49% số bàn thắng được ghi bởi các cầu thủ sử dụng giầy Nike, so với 31% bàn thắng từ các cầu thủ mang giầy Adidas. Tại tổng hành dinh của Nike (Mỹ) hiện đang trưng bầy đôi giầy vàng của Michael Johnson - lực sĩ tốc độ trên những đường pít - biểu tượng cho chiến thắng và thần tốc. Không những vậy, chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, Nike đã chi hàng trăm triệu USD để có được hợp đồng quảng cáo với những ngôi sao bóng đá và những tên tuổi đình đám trong làng quần vợt. Tham vọng “bá chủ thế giới thể thao” của Nike gồm có bản hợp đồng trị giá 100 triệu USD với tay golf Tiger Woods (thời hạn 5 năm kể từ năm 2000), 7 năm với vận động viên bóng rổ LeBron James trị giá 90 triệu USD (năm 2003), 10 năm với “thần đồng sân cỏ nước Anh” Waigne Rooney... Và mới đây nhất, Nike đã ký hợp đồng trị giá “kỷ lục” với “công chúa quần vợt” Maria Sharapova và “Hoàng tử sân đất nện” Rafael Nadad. Xem ra, mục tiêu mới của Nike là các ngôi sao đang lên trong làng thể thao, cũng là một nước cờ cao thủ?

                Ai sẽ là người chiến thắng?

                Mới đây, Nike tuyên bố họ đã vượt qua Adidas để trở thành công ty chiếm vị trí số 1 về doanh số bán giầy bóng đá ở châu Âu - phân khúc sản phẩm quan trọng nhất trong thị trường dụng cụ thể thao. “Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng tôi đã chiếm thị phần lớn nhất về giầy bóng đá châu Âu” - C.Denson - Chủ tịch Nike tuyên bố tại đại hội cổ đông thường niên của Công ty vào 9/2004.

                Ngay lập tức, Adidas phản công lại bằng lời khẳng định rằng, trên phạm vi thế giới, nhãn hiệu 3 vạch nổi tiếng này vẫn chiếm vị trí số 1. Adidas cho biết, doanh số các sản phẩm bóng đá hiện nay của mình khoảng 1,15 tỷ USD/năm (34,5% thị phần), trong khi Nike chỉ chiếm xấp xỉ 30% thị phần (tương đương 1 tỷ USD). Adidas rất “chịu chơi” khi chi tới 100 triệu bảng để có được chữ ký trọn đời với danh thủ David Beckham. Một số ngôi sao quần vợt như Martina Hingis; Marat Safin (Đương kim vô địch Australia Open 2005)... cũng trở thành “đích ngắm” của Adidas. Và đặc biệt, đầu năm 2005, một hợp đồng mới mang tính kỷ lục của Adidas bắt đầu có hiệu lực. Đó là hợp đồng tài trợ kỷ lục trong lịch sử thể thao thế giới, mà đối tác của hãng này là FIFA (Liên đoàn bóng đá thế giới). Theo bản hợp đồng trị giá 27 triệu bảng/năm mới đây, trong vòng 7 năm tới, Adidas được quyền cung cấp thiết bị chính thức cho FIFA và quyền tài trợ cho mọi sự kiện thể thao do FIFA tổ chức (kể cả World cup). Có lẽ, chính vì những ràng buộc to lớn từ bản hợp đồng này mà HLV Đội tuyển Đức (nước chủ nhà đăng cai tổ chức World cup 2006 và cũng là quê hương của Adidas) - Jurgen Klinsmann đã tuyên bố: “Bất cứ cầu thủ nào không đi giầy Adidas sẽ không được ra sân thi đấu...”. Nhà Đương kim vô địch Permier League mùa bóng 2004-2005, Chelsea cũng trở thành một khách hàng quan trọng của Adidas trong chiến dịch khẳng định vị trí số 1, khi hãng này quyết định tài trợ cho Chelsea 12 triệu bảng/năm, kể từ năm 2006.

                Xem ra, cuộc chiến giữa Nike & Adidas ngày một trở nên gay gắt khi mới đây, tại giải quần vợt MonteCarlo 2005, Hoàng tử sân đất nện Rafael Nadad đã xuất hiện với chiếc áo có in hình logo rất lớn của Nike phía sau lưng. Người ta tự hỏi, thay vì cố tình vi phạm quy định về kích thước của logo quảng cáo trên áo thi đấu, hãng Nike đang trực tiếp công khai thách thức đối thủ truyền kiếp của mình - Adidas?

  • Tags: