1. Rối loạn tâm thần đặc biệt cao ở nhóm cư dân sống nơi đô thị, theo dữ liệu phân tích của 20 nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 35 năm qua. Đặc biệt, người dân ở các thành phố có tỷ lệ mắc chứng rối loạn cảm xúc và lo lắng cao.

ô nhiễm môi trường
Người dân ở các thành phố có tỷ lệ mắc chứng rối loạn cảm xúc và lo lắng cao

2. Đô thị làm cho chúng ta trở nên kém thông minh hơn. So sánh kết quả thi của học sinh, sinh viên với mức độ ô nhiễm vào ngày đi thi, thì trong các ngày có độ ô nhiễm nhất, kết quả làm bài thi sẽ tệ nhất.

3. Ô nhiễm không khí cũng liên quan tới bệnh béo phì. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm đảm bảo cho chúng ta khởi động năng lượng, sẵn sàng đối phó với các tình huống gây stress. Nếu ta luôn ở trong tình trạng stress nhẹ do ô nhiễm không khí thì nó sẽ tạo tác động dài hạn lên cách chúng ta sản xuất đường, bước đi đầu tiên dẫn tới bệnh tiểu đường.

Ô nhiễm môi trường
Tình trạng ô nhiễm có tác động to lớn đối với mức độ phạm tội

4. Trước đó, một nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế London còn thấy tình trạng ô nhiễm có tác động to lớn đối với mức độ phạm tội. Tương tự, một nghiên cứu từ Học viện Công nghệ Massachussets xem xét dữ liệu thu thập được trong vòng chín năm từ 9.000 thành phố trên toàn lãnh thổ nước Mỹ, thấy "ô nhiễm không khí cho ta thấy những chỉ dấu về sáu nhóm tội phạm chính", trong đó có các tội ngộ sát, cưỡng hiếp, cướp của, trộm xe hơi và hành hung người khác.

Hiện 55% tổng dân số thế giới sống tại các khu đô thị. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 68% tính đến năm 2050, Liên Hiệp Quốc ước tính. Tổ chức Y tế Thế giới gọi mức độ ô nhiễm đô thị là "vấn đề y tế cộng đồng khẩn cấp", bởi 91% chúng ta sống trong các khu vực có tình trạng ô nhiễm không khí vượt quá ngưỡng an toàn.

Thế ngược lại với tình trạng này là gì ?

Một khoảng không gian xanh dù nhỏ cũng có thể tạo được sự thay đổi to lớn.

Mùi trong lành cũng khiến cho các thành phố trở thành nơi dễ chịu hơn để sinh sống.

Và mức độ căng thẳng tâm lý giảm 1/3 khi sống gần với biển.